Không nhất thiết tiến sĩ phải đúng ngành
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga trước phản ứng của nhiều trường cho rằng yêu cầu phải có giảng viên là tiến sĩ ở nhiều ngành đặc thù là bất khả thi.
Sau khi Báo Người Lao Động số ra ngày 10/2 đăng bài “Chới với vì tiêu chí giảng viên”, cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Bùi Văn Ga khẳng định: “Bộ rất linh động, mềm dẻo với các khối trường nghệ thuật, trường đào tạo những ngành đặc thù về yêu cầu tiến sĩ”.
Chỉ cần tiến si gần chuyên ngành đào tạo
Theo ông Ga, những trường không có tiến sĩ đúng với chuyên ngành như piano, sân khấu, điện ảnh… thì phải có tiến sĩ gần với chuyên ngành này (có công trình nghiên cứu liên quan) chứ không nhất thiết phải đúng tiến sĩ đào tạo chuyên ngành đó. “Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ không tìm được tiến sĩ như yêu cầu thì phải có 5 thạc sĩ thay vì 3 thạc sĩ. Bộ đã rất mềm dẻo trong lĩnh vực đào tạo các ngành này” – ông Ga nhấn mạnh.
Tiến sĩ Lý Văn Xuân, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TP HCM, tư vấn cho học sinh trong chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2013″ do Báo Người Lao Động tổ chức Ảnh: Tấn Thạnh
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho rằng đào tạo ĐH khác với đào tạo bậc phổ thông là phải có “đầu tàu” dẫn dắt sự phát triển của ngành đào tạo đó nên yêu cầu phải có tiến sĩ. “Đối với các nước phát triển, tất cả các giảng viên đều phải là tiến sĩ, còn ở Việt Nam cả một ngành mà không có tiến sĩ nào thì rất khó thuyết phục xã hội về việc bảo đảm chất lượng” – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lý giải về quyết định đóng cửa 207 ngành đào tạo của 71 trường ĐH.
Ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT – cho rằng về mặt nguyên tắc, các trường phải thực hiện đúng Thông tư 08 và Thông tư 38 về tiêu chuẩn điều kiện cho phép mở ngành đào tạo và thu hồi giấy phép đào tạo.
“Với những ngành đào tạo đặc thù có thể xem xét số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có chuyên ngành gần với ngành đào tạo đó. Tuy nhiên, nếu các trường thiếu hoàn toàn các điều kiện về giảng viên so với yêu cầu thì không thể duy trì mở ngành đào tạo vì như thế sẽ không bảo đảm chất lượng” – ông Tuấn cho hay.
Ông Tuấn nói thêm trường nào khắc phục được và bảo đảm về đội ngũ thì được tuyển sinh trở lại, nếu không sẽ phải dừng tuyển sinh và năm 2015 không khắc phục được, bộ sẽ thu hồi quyết định mở ngành đào tạo.
Đánh giá năng lực để xét tuyển
Video đang HOT
Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 10/2, trước những băn khoăn về việc giảm số môn thi và học sinh được tự chọn môn thi tốt nghiệp THPT có dẫn tới hậu quả học sinh học không toàn diện các môn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng việc xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp không chỉ sử dụng kết quả thi mà có cả kết quả đánh giá trong quá trình học tập (cùng có trọng số 50%). Muốn có hồ sơ dự tuyển ĐH tốt (gồm kết quả học tập tốt và kết quả tốt nghiệp tốt) thì học sinh không thể “học lệch” mà phải nỗ lực học tập tất cả các môn trong quá trình học, nhất là ở lớp 12. Cũng theo ông Hiển, việc sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình cũng có tác dụng giảm thiểu rủi ro đối với học sinh khi kết quả thi tốt nghiệp chỉ phụ thuộc kết quả các môn thi như trước đây.
Ông Hiển cho rằng trong tương lai, các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả học tập và kết quả thi tốt nghiệp THPT làm dữ liệu tuyển sinh cho trường. Như vậy, việc học sinh thi 2 môn bắt buộc (toán và ngữ văn) cùng với 2 môn tự chọn sẽ là cơ sở tốt để các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vào tuyển sinh ĐH, CĐ mà vẫn bảo đảm đánh giá được năng lực, sở trường của các em phù hợp với yêu cầu ngành nghề đào tạo của trường. Như vậy, việc tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ linh hoạt hơn nhưng vẫn bảo đảm chất lượng nguồn tuyển.
Chưa gút phương án tuyển sinh riêng
Bộ GD-ĐT cũng cho biết đến hạn chót ngày 10-2 đã có 31 trường gửi dự thảo đề án tự chủ tuyển sinh về bộ, trong số này có khoảng 15 đề án tương đối hoàn thiện.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho hay trong quá trình lấy ý kiến về đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ, môt sô vấn đề quan trọng đã được dư luận nêu ra cần tiếp tục nghiên cứu.
Nhưng năm đầu tổ chức thi chung, có thể thi 4 bài: toán và tư duy logic, khoa học xã hội (văn, sử, địa, giáo dục công dân), khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh, kỹ thuật) và ngoại ngữ (ở các thành phố khuyến khích thí sinh thi tiếng Anh theo TOEFL, IELTS, tiếng Pháp TCF hoặc DELF…).
Theo TTVN
Vạch trần chiêu "làm tiền" của những "nhà ngoại cảm" tự phong
Khi trò chuyện với cô, tôi thắc mắc những người nhà liệt sỹ tìm thấy xương cốt có tiến hành giám định ADN không? Cô trả lời: "Nhiều khi mình chỉ dẫn người nhà thấy sự trùng hợp, không sai một ly nên gia đình tin tưởng tuyệt đối. Và khi đã có niềm tin thì họ cũng thấy không nhất thiết phải giám định ADN
Giật mình những lần đối diện... "người nhà thánh"
Câu chuyện đầu tiên khiến tôi hoài nghi khi tiếp chuyện cô đồng ở Đội Cấn (Hà Nội) là sự nổi giận của liệt sỹ. Cô đồng này quê gốc ở Vụ Bản, Nam Định cũng đã có thành tích trong tìm mộ liệt sỹ và được ghi nhận. Khi trò chuyện với cô, tôi thắc mắc những người nhà liệt sỹ tìm thấy xương cốt có tiến hành giám định ADN không? Cô trả lời: "Nhiều khi mình chỉ dẫn người nhà thấy sự trùng hợp, không sai một ly nên gia đình tin tưởng tuyệt đối. Và khi đã có niềm tin thì họ cũng thấy không nhất thiết phải giám định ADN".
Cũng theo cô đồng này kể, hồi đi tìm hài cốt liệt sỹ ở Thái Bình, gia đình tâm niệm tin theo nhà ngoại cảm và tìm thấy hài cốt. Nhưng khi mang về quê họ lại đưa hài cốt đi thử ADN. Kết quả thử ADN lần thứ nhất ra sai lệch, không đúng. Nhưng vì sợ mất lòng tin nên "liệt sỹ nổi giận, thử thách lòng người thôi"- (đúng câu nói của cô đồng- PV) và sau đó, gia đình này gặp rất nhiều điều xui xẻo. Gia đình đi xem nhiều nơi, các thầy đều phán "bị động và vong trêu" nên họ lập đàn cúng lễ. Sau đó, gia đình vẫn mang mẫu xương ấy đi giám định ADN thì lại cho kết quả đúng?
Còn một lần, tôi đến tư gia của một nhà ngoại cảm khá nổi tiếng tại Hà Nội. Ngôi nhà 7 tầng uy nghi, bề thế, bày trí thật đẹp. Vừa gặp người giúp việc, chị bạn đi cùng (vốn là người quen lâu năm của nhà ngoại cảm) hỏi: Cô đi đâu? Chị giúp việc là người quê thật thà: "Cô đi gội đầu chuẩn bị chiều nay lại bay vào Quảng Nam- Đà Nẵng rồi. Hôm qua, nhà người ta đến, đưa cô phong bì, cô nhận rồi nay lại đi. Cô cứ đi suốt ấy".
Tôi hỏi chi phí cho chuyến tìm mộ, chị giúp việc tưởng tôi là người đến nhờ tìm mộ nên giải thích kỹ: "Cô chỉ làm vì tâm đức thôi. Còn gia đình cứ lo tiền ăn ở, phương tiện đi lại. Chẳng gia đình nào để cô phải bỏ tiền túi đâu. Như hôm qua, người nhà kia cũng đưa có 50 triệu đồng đấy". Tôi hiểu, những nhà ngoại cảm không nhận tiền, đấy chỉ là tiền lộ phí gia đình tự nguyện chi trả. Nhưng tất nhiên, chẳng ai lại đưa vừa đủ để các cô, các cậu không có tiền công!?
Ông Nguyễn Viết Thuấn (người đứng sau thứ 2 từ trái sang) vẫn sống mà "nhà ngoại cảm" tìm được mộ của ông.
Cậu Hai sinh năm 1988 tại Cần Thơ cũng là người đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Trò chuyện với tôi, cậu Hai kể có khả năng xem gia sự (xem bói) và 18 tuổi có khả năng tìm mộ. Đến nay cũng tìm được hơn 200 mộ liệt sỹ và người mất tích rồi. Khi tôi hỏi xem gia sự, cậu Hai phán về gia đình bên nội, ngoại cả phần âm và phần dương. Tôi xin số điện thoại để giới thiệu bạn bè đến xem, cậu Hai bảo: "Nói thật, bây giờ em không thích xem nhân sự nữa. Năng lượng mình tiêu hao cũng nhiều nhưng... thù lao chẳng bao nhiêu. Tới đây em chỉ tập trung và em thích tìm mộ hơn". Cậu Hai còn ít tuổi, lại là người học ít và mới vào nghề nên cách nói chuyện cũng thật tình, không màu mè như những nhà ngoại cảm khác.
Tỉ lệ chính xác các vụ tìm hài cốt bằng ngoại cảm chỉ 2-3%
Cú đánh mạnh của báo chí vào các nhà ngoại cảm rởm làm nhiều gia đình liệt sỹ đã tìm thấy hài cốt nhưng chưa giám định ADN lo lắng, nghi ngại. Nếu như trước đây giải pháp tìm hài cốt liệt sỹ là giải pháp tâm lý để yên lòng thân nhân thì bây giờ nó đã thành sự vụ lợi của những kẻ rao bán đức tin.
Không ít người nhà liệt sỹ cùng xác nhận một sự thật rùng rợn là có "nhà ngoại cảm" đã thu phục người có tâm bằng cách bảo họ sắp chết trong vài tháng nữa, tan xương nát thịt. Muốn tránh được tai họa, thì hãy phục vụ "cậu", "cô". Chính vì thế, nhiều người đành chấp nhận việc tìm kiếm hài cốt chỉ là tin và làm theo không bao giờ được hỏi tại sao? Do đó hầu hết những "hài cốt" đưa về theo chỉ dẫn của "ngoại cảm" đều không được đưa đi giám định ADN.
Nhà báo Thu Uyên, chủ nhiệm chương trình "Trở về từ ký ức" của VTV đã khẳng định: "Có "nhà ngoại cảm" không bao giờ cho thân nhân được liệm "cốt", mà tự tay gói ghém, làm động tác yểm bùa trước mặt gia đình, dọa rằng nếu ai mở nút ra thì "trời vật", tam tộc tiêu tan... Những "thuật" như vậy khiến các gia đình liệt sỹ không biết thật giả ra làm sao. Đối với nhiều người, không phải là tin vào "ngoại cảm", mà là bị rơi vào thế không dám không tin".
Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa.
Liệu có sự quở trách của liệt sỹ không? Để trả lời câu hỏi này, PV đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền. Bà Nga cho rằng: "Không thể có chuyện cùng một mẫu giám định lại cho hai kết quả khác nhau như cô đồng nào đó nói. Đấy là chuyện bịa đặt hoàn toàn. Bởi lẽ máy móc hiện đại trong giám định ADN thì không thể sai vì nó là phương tiện của con người văn minh chứ không phải của tâm linh. Nếu đi giám định lần đầu không phải sau đấy cúng lễ thì vẫn mẫu ấy lại cho kết quả đúng, tôi cho rằng đó lại là một sự lừa đảo nữa".
Cũng theo bà Nga, việc giám định ADN hài cốt liệt sỹ A thành liệt sỹ B thì rất bình thường. Trong sai sót này có sự chủ quan vì xương cốt liệt sỹ nhiều khi hoà lẫn vào nhau. "Nhưng không thể chấp nhận được răng, xương động vật thành xương cốt liệt sỹ, đó là sự giả mạo, lừa đảo trắng trợn trên đức tin tâm linh. Điều này biết ngay vì xương và răng động vật chỉ nhìn mắt thường cũng thấy khác người. Chúng tôi giám định rất nhiều hài cốt liệt sỹ được thân nhân mang đến. Sau khi có kết quả chúng tôi hỏi gia đình tìm hài cốt liệt sỹ bằng cách nào. Đa số những trường hợp tìm bằng tâm linh đều không đúng. Thực tế chỉ có 2-3% hài cốt liệt sỹ là đúng, nhưng trong trường hợp đó bên cạnh yếu tố tâm linh vẫn phải kết hợp với ký ức của đồng đội", bà Nga cho biết.
Nếu coi ngoại cảm là biện pháp làm an lòng những bà mẹ chờ con không nhắm được mắt thì chấp nhận được. Ban đầu, ngoại cảm cũng chỉ là như thế. Nhưng đến nay, ngoại cảm đã trở thành một nghề, tìm kiếm hài cốt liệt sỹ đã trở thành thị trường thu bộn tiền, nhiều bi kịch thì dư luận phải kịch liệt lên án.
Không ít thân nhân liệt sỹ kể lại giống nhau, khi tìm tới nhà ngoại cảm, tận mắt thấy phong cách, quy trình chuyên nghiệp như một công ty đang cao điểm hoạt động nên anh em ông Tuynh tin lắm. Thậm chí, nhà ngoại cảm lúc ấy còn đang cầm điện thoại, chỉ đạo từ chỉ dẫn những người kia đào sang bên trái hay bên phải gì đó rồi một lúc sau thì tìm thấy. Chia sẻ điều này, PGS.TS Hà Vĩnh Tân (viện Vật lý Việt Nam) không khỏi băn khoăn: "Nước mình có nhiều nhà ngoại cảm quá. Nhiều người tài giỏi thật có thể nhìn thấu lòng đất, xuyên không gian, vậy sao chúng ta vẫn nghèo nhỉ. Tôi vẫn nghĩ, nhiều người đang ngộ nhận về khả năng của mình".
Những sự thật lật tẩy trò lừa tâm linh
Câu chuyện thật của gia đình ông Nguyễn Viết Tuynh, em trai của "liệt sỹ" Nguyễn Viết Thuấn (An Thọ- An Khánh- Hoài Đức- Hà Nội) là một minh chứng về lòng tin tâm linh bị lợi dụng. Năm 1976, gia đình ông Tuynh nhận được giấy báo tử. Đến năm 1987 và năm 2000, bố mẹ ông Tuynh lần lượt ra đi mà tâm nguyện tìm thấy thi hài người con trai vẫn chưa được thực hiện.
Năm 2006, anh em ông Tuynh đến nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Phụng (Thuỵ Khuê- Hà Nội) nhờ giúp tìm mộ anh trai. Tiếp xúc với nhà ngoại cảm, gia đình ông Tuynh nhận được sơ đồ nghĩa trang và ngôi mộ được cho là của liệt sỹ được đánh dấu đỏ chót. Bốn anh em ông Nhật, Huỳnh, Minh, Tuynh rốt ráo bay vào Nam, tìm đến nghĩa trang Bình Phước tại huyện Bình Lăng (Bình Dương). Họ tìm đến ngôi mộ nằm đúng vị trí như trên sơ đồ. Ngôi mộ có bát hương và được bài trí đúng như lời kể của ông Phụng, từng hàng lối nghĩa trang được xếp theo đúng thứ tự. Quá vui mừng và không chút nghi ngờ, bốn anh em làm thủ tục đưa phần mộ liệt sỹ chưa có tên trở về mà không qua xét nghiệm ADN.
Thế rồi, thật bất ngờ, nhờ người quen thông tin, liệt sỹ Nguyễn Viết Thuấn đã trở về quê hương sau 42 năm mất tích. Những người trong gia đình ông cũng xác định ông còn sống và vào tận An Giang nơi ông đang sinh sống để đón về.
Ông Nguyễn Khắc Dân (Đông Anh- Hà Nội) nhờ nhà ngoại cảm ở Hải Dương đến tìm mộ. Liệt sỹ là du kích thời chống Pháp, bị bắn treo xác ngoài chợ. Trong đêm đồng đội trộm xác mang đi chôn vội vào bờ ruộng. Khi tìm kiếm bằng tâm linh, ông thầy cầm vật làm phép như con rọi của thợ xây lấy góc vuông. Ông đong đưa con rọi rồi dừng lại bảo "mộ đây rồi" và cho người nhà khai quật. Gặp tổ mối, ông thầy bảo đã thấy anh linh liệt sỹ. Ông thầy bốc cục tròn như quả trứng và khẳng định đã lấy hết xương cốt và nói người nhà đưa về làm thủ tục quy tập ra nghĩa trang liệt sỹ.
Cuộc tìm kiếm tưởng đã xong, thì một người đồng đội cũ của liệt sỹ khẳng định đã chôn xác người nhà ông Dân ở bờ hồ đầu thôn. Gia đình tìm kiếm theo trí nhớ của người đồng đội cũ thì thấy xương cốt thật được chôn cùng chiếc áo ba-đờ-suy. Khi gia đình còn đang rưng rưng trước xương cốt thật của liệt sỹ thì ông thầy rởm đã nhanh chân chuồn lẹ.
Theo Ngươi đưa tin
Có nên bỏ học thi lại đúng ngành mình thích? Em trúng tuyển nguyện vọng 2 một trường đại học công lập ở TP HCM, vào học rồi em mới nhận ra mình không phù hợp với ngành đã chọn cũng như không thấy hứng thú với nó. Em rất muốn bỏ để thi lại vào một ngành yêu thích của một trường đại học khác nhưng gia đình khuyên em nên học...