“Không nhất thiết có quốc phục, lễ phục”

Theo dõi VGT trên

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Tiên, không thể kết hợp complet – áo dài để làm bộ lễ phục Nhà nước bởi đó là sự phối hợp khập khiễng, không mang giá trị văn hóa.

Lễ phục nam nên lấy áo dài, khăn đóng?

Trong cuộc hội thảo lễ phục Nhà nước do Bộ VHTTDL tổ chức 17/4, mặc dù Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên đã đưa tiêu chí để tham luận “không nên bó hẹp trong phạm vi lễ hội Nhà nước mà cần mở rộng thành tìm kiếm lễ phục Việt với các tiêu chí đẹp, tiện dụng, đa nghĩa, sử dụng được trong nhiều bối cảnh”, nhưng vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia. Có ý kiến cho rằng việc chọn quốc phục là cần thiết, lại có ý kiến phản đối vì không có quốc gia nào quy định về quốc phục, lễ phục.

Trao đổi với PV Kiến Thức, PGS.TS Nguyễn Xuân Tiên, Phó hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật TP. HCM cho rằng, việc sớm hoàn thiện quốc phục là việc làm cần thiết, vì đó là niềm tự hào chung của cả một dân tộc vốn có nền văn hiến hàng ngàn năm lịch sử.

“Quốc phục là quần áo và trang phục truyền thống của một quốc gia, một địa phương, một dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó của một nhóm người. Mặc quốc phục thường mang ý niệm củng cố tinh thần đoàn kết của một cộng đồng hay đoàn thể. Trong khi trang phục truyền thống có thể bao gồm nhiều loại quần áo, quốc phục là trang phục trang trọng nhất của thường dân dành cho các dịp khánh tiết”, PGS.TS Nguyễn Xuân Tiên cho biết.

Không nhất thiết có quốc phục, lễ phục - Hình 1

Hơn 20 năm qua vấn đề lễ phục, quốc phục vẫn chưa có hồi kết (Ảnh minh họa)

Ông Tiên cũng nhận định: “Việc sớm có một bộ lễ phục Nhà nước là điều cần thiết. Bởi lễ phục thể hiện lòng tự hào, sự đoàn kết của cả một dân tộc. Vì thế, lễ phục Nhà nước phải có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của dân tộc khi tham gia các lễ trọng đại của đất nước, thể hiện lòng tự hào, tự cường dân tộc. Nó phải thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam”.

Video đang HOT

Về việc chọn bộ trang phục nào để trở thành lễ phục, quốc phục, PGS. TS Nguyễn Xuân Tiên cho rằng, nên chọn áo dài cho nữ, áo dài khăn đóng cho nam, bởi nó phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và thời đại hiện nay.

“Tại cuộc hội thảo ngày 17/4, có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia phân tích rõ về đặc trưng của trang phục dân tộc, quốc phục và lễ phục. Khó ở đây là quốc phục, lễ phục vừa dùng chung cho cả quốc gia với 54 dân tộc (mỗi dân tộc có một trang phục truyền thống riêng) vừa có tính truyền thống mang bản sắc văn hóa chung, đồng thời phù hợp với xu hướng hiện đại.

Có ý kiến đề xuất, chọn cặp “complet – áo dài” làm lễ phục Nhà nước vì cho rằng, Âu phục hoàn toàn phù hợp với sự phát triển toàn cầu và xét về yếu tố thẩm mỹ, bộ Âu phục của nam giới đứng bên cạnh áo dài của nữ giới có sự tương hợp đẹp mắt. Tuy nhiên bản thân tôi không đồng tình với ý kiến này.

Không nhất thiết có quốc phục, lễ phục - Hình 2

PGS.TS Nguyễn Xuân Tiên (ở giữa) cho rằng nên chọn áo dài khăn quấn làm lễ phục cho nam

Áo dài là trang phục Việt hóa của phụ nữ Việt Nam, từ lâu đã được mọi người coi là một trang phục truyền thống có thể làm lễ phục Nhà nước cho nữ. Tuy nhiên, với nam giới, việc chọn complet veston của Châu Âu là không phù hợp. Càng không thể kết hợp “complet – áo dài” để làm bộ lễ phục Nhà nước. Bởi đó là sự phối hợp khập khiễng, không mang giá trị văn hóa truyền thống theo tiêu chí của lễ phục Nhà nước, đồng thời nó cũng thể hiện sự nghèo nàn về nghệ thuật, càng không thể làm biểu tượng khích lệ lòng tự hào dân tộc.

Theo tôi, lễ phục dành cho nam nên chọn áo dài khăn đóng, bởi đó là trang phục kế thừa văn hóa và lịch sử của dân tộc đến ngày hôm nay. Hiện nay trong lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương hay trong nhiều lễ hội người ta vẫn mặc loại trang phục này. Còn nếu đi công tác nước ngoài, trang phục áo dài, khăn đóng nhìn yếu thì có thể cách điệu áo veston cho nam giới sao cho phù hợp với áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Sự cách điệu này phải làm sao thể hiện được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Xuân Tiên đề xuất.

“Không nhất thiết phải có quốc phục, lễ phục”

Trái ngược với đề xuất trên của PGS.TS Nguyễn Xuân Tiên, GS Ngô Đức Thịnh nhận định: “Áo dài, khăn đóng của nam giới nhìn yếu ớt, không phù hợp khi đi đôi với áo dài dành cho phụ nữ Việt Nam. Áo dài phụ nữ Việt Nam đã trở thành truyền thống, nhắc đến phụ nữ Việt Nam, người ta liên tưởng ngay đến tà áo dài nên không thể tìm được loại trang phục khác để thay thế áo dài phụ nữ. Nếu kết hợp áo dài khăn đóng của nam giới đi đôi với áo dài phụ nữ thì không phù hợp. Ví dụ, nguyên thủ quốc gia mặc áo dài khăn đóng khi đi ngoại giao, nếu đi cùng một phụ nữ Việt với trang phục áo dài truyền thống thì không toát lên vẻ nam tính oai vệ của vị nguyên thủ quốc gia”.

Không nhất thiết có quốc phục, lễ phục - Hình 3

GS Ngô Đức Thịnh: Không nên quan tâm quá đến vấn đề quốc phục

Tuy nhiên, về đề xuất chọn cặp complet – áo dài làm lễ phục, quốc phục, GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, nhìn bên ngoài thì phù hợp nhưng lại không thể hiện được bản sắc văn hóa Việt cũng như lòng tự hào dân tộc.

“Áo dài phụ nữ Việt Nam mà kết hợp với bộ quần áo complet tuy nhìn thì rất hợp lý nhưng xét ở góc độ văn hóa thì đó không thể là một bộ quốc phục. Nguyên tắc của một bộ quốc phục là làm sao phải thấy được truyền thống văn hóa và hiện đại, phải có tính dân tộc, trong khi rõ ràng, ai cũng nhận thấy, quần áo complet, veston xuất phát từ châu Âu”, ông Thịnh nói.

Theo đó, ông Thịnh đưa quan điểm: “Đừng quan tâm quá đến vấn đề quốc phục bởi trên thực tế không nhất thiết phải có quốc phục, nhiều nước khác cũng đâu có quy định về quốc phục. Trong khi đó, rất nhiều những vấn đề văn hóa khác lẽ ra đáng phải quan tâm thì lại không lo”.

“Nước ta đa dạng những sắc màu văn hóa, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng thể hiện qua những trang phục đa sắc màu, kiểu dáng. Giống như việc chọn quốc hoa, việc đi chọn một cái trong nhiều cái có sẵn là rất khó. Vì sao khi thực hiện chọn quốc phục lại mất thời gian dài đến như thế? Bởi vì quốc phục là quần áo mặc lên người. Khi mặc lên người thì phải xem quần áo thật ấy có trang trọng không? Có tính dân tộc không? Có đẹp không? Kết hợp hài hòa như thế nào, vải vóc ra sao?… Thực tế đó là chuyện của các nhà tạo mốt”.

“Khi chưa tìm được bộ quốc phục hợp lý thì nên cứ từ từ, sao phải vội, bởi không nhất thiết phải cần có ngay. Làm sao để ra được một bộ quốc phục phải điển hình, sang trọng chứ vội vã, làm cho xong, bộ quốc phục mà như phường tuồng là không được”.

Theo 24h

Bình chọn Quốc phục không như thi hoa hậu

Đề án Quốc phục Việt Nam đã khởi động được vài năm nay với nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu văn hóa và người dân. Tuy vậy, ở một khía cạnh khác, đề án này lại nảy sinh những mâu thuẫn trong quan niệm.

Bình chọn Quốc phục không như thi hoa hậu - Hình 1

Người Nhật có Kimono làm quốc phục thì Việt Nam có áo dài. Ảnh: Internet

Chưa thống nhất về tiêu chí

Quốc phục không đơn thuần là một bộ trang phục đẹp mà còn ẩn chứa một kho tàng mỹ thuật, mỹ học, trang trí, một câu chuyện lịch sử và đại diện văn minh của một dân tộc. Vì thế, ngay trong quan niệm có nên tổ chức cuộc bình chọn Quốc phục phù hợp đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhà sử học Lê Văn Lan đã không ngần ngại chia sẻ: "Tôi chỉ cần văn hóa chứ không quan tâm đến Quốc phục Việt Nam. Trong hiện trạng văn hóa đang xuống cấp như hiện nay thì việc bình chọn Quốc phục là không cần thiết. Bộ VH-TT&DL hãy chăm sóc nhiều hơn đến đời sống văn hóa của nhân dân". Đấy là chưa kể, cho dù được báo chí, truyền hình đưa tin và viết bài về đề án Quốc phục khá rầm rộ nhưng rất nhiều nhà nghiên cứu đã trả lời thành thật rằng không quan tâm đến đề án này.

Đồng tình với quan điểm của GS. sử học Lê Văn Lan, nhà biên kịch Phan Huyền Thư cho biết: "Tôi nghĩ, thay vì việc chọn Quốc phục thì điều nên làm nhất hiện nay là tập trung vào một mũi nhọn duy nhất, đấy là "Phục quốc" về mặt văn hóa nghệ thuật. Biết bao công trình di sản cần đầu tư, bảo tồn và quảng bá, biết bao nghệ nhân, làng nghề và các loại hình nghệ thuật dân gian đang dần biến mất, biết bao quần thể di tích đang bị quy hoạch, xâm hại...

Bình chọn Quốc phục không như thi hoa hậu - Hình 2
Quốc phục gắn liền với đời sống của nhân dân


Bộ Quốc phục đẹp nhất

Quốc phục của một dân tộc trước hết phải sống trong lòng nhân dân, gắn bó mật thiết với đời sống của người dân, mang hồn cốt và linh hồn người Việt Nam. Vì thế, nếu như người Nhật có áo Kimono thì người Việt Nam mặc nhiên có áo dài. Cứ cho rằng, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm sau cuộc thi thiết kế lễ phục sẽ tìm ra một bộ Quốc phục nhưng liệu có dễ dàng được chấp nhận nếu như bộ trang phục đó không xuất phát từ trong đời sống của nhân dân. Chính điểm mâu thuẫn này trong đề án Quốc phục Việt Nam đã khiến cho một bộ trang phục được chọn ra lúng túng ngay trong tiêu chí lựa chọn. Hơn thế, nhà nghiên cứu văn hóa Huế Phan Thuận An còn cho rằng "Bình chọn Quốc phục không giống như đi thi hoa hậu. Năm nay bầu hoa hậu này, năm sau lại có thể bầu hoa hậu khác. Và đặc biệt, lựa chọn Quốc phục Việt Nam không thể dựa vào ý kiến của số đông mà nên xem đây là một đề tài nghiên cứu liên quan đến nền văn hóa dân tộc, sẽ là câu chuyện của hàng trăm năm, ngàn năm chứ không phải là chuyện một sớm một chiều".

Vậy là, vấn đề liên quan đến Quốc phục Việt Nam đã không còn dừng lại ở việc tìm ra một bộ trang phục phù hợp nhất mà đã được các nhà nghiên cứu văn hóa nâng lên một tầm cao hơn. Đó là lịch sử và bản sắc văn hóa Việt trải qua hàng nghìn năm phải được thể hiện trên bộ trang phục. Nhà biên kịch Phan Huyền Thư đã bảo vệ quan điểm của mình tới cùng với ý nghĩ "Với tôi, Quốc phục đẹp nhất của người Việt Nam lâu nay khiến cả thế giới biết đến là lòng yêu nước và sự phi thường khi đấu tranh bảo vệ chủ quyền, độc lập. Không có bộ lễ phục nào đẹp bằng sự hiểu biết và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình...".

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuêNam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuê
19:28:03 11/02/2025
Nhân chứng bức xúc: Dù được xin lỗi, tài xế ô tô Lexus vẫn hành hung nam shipperNhân chứng bức xúc: Dù được xin lỗi, tài xế ô tô Lexus vẫn hành hung nam shipper
16:00:05 11/02/2025
Tìm người bỏ lại ô tô trên trên cầu Bính, nghi nhảy sông tự tửTìm người bỏ lại ô tô trên trên cầu Bính, nghi nhảy sông tự tử
09:49:33 11/02/2025
Thông tin mới vụ tài xế ô tô không vượt đèn đỏ để nhường đường xe cấp cứuThông tin mới vụ tài xế ô tô không vượt đèn đỏ để nhường đường xe cấp cứu
20:12:21 12/02/2025
Vượt xe công nông, 2 người đi xe máy bị ô tô tải cán tử vongVượt xe công nông, 2 người đi xe máy bị ô tô tải cán tử vong
19:25:34 11/02/2025
Hà Nội cấm ô tô trên 16 chỗ vào khu vực hồ Gươm, phố cổHà Nội cấm ô tô trên 16 chỗ vào khu vực hồ Gươm, phố cổ
10:31:19 11/02/2025
Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ nam shipper bị tài xế ô tô Lexus hành hungHà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ nam shipper bị tài xế ô tô Lexus hành hung
21:44:11 11/02/2025
Phó chủ tịch xã Long Châu lên tiếng về hình ảnh nghi chơi bài ăn tiềnPhó chủ tịch xã Long Châu lên tiếng về hình ảnh nghi chơi bài ăn tiền
23:09:39 11/02/2025

Tin đang nóng

Cặp đôi Vbiz hot nhất hiện tại lộ clip hẹn hò từ 8 tháng trước, nhà trai nói đúng một câu lộ rõ sự nuông chiềuCặp đôi Vbiz hot nhất hiện tại lộ clip hẹn hò từ 8 tháng trước, nhà trai nói đúng một câu lộ rõ sự nuông chiều
23:07:18 12/02/2025
Hòa Minzy: Không chăm em được một đời thì đừng cưới!Hòa Minzy: Không chăm em được một đời thì đừng cưới!
23:20:48 12/02/2025
Diễn viên Phương Oanh 'đánh gục' trái tim Shark Bình' khi để lộ điều nàyDiễn viên Phương Oanh 'đánh gục' trái tim Shark Bình' khi để lộ điều này
22:29:22 12/02/2025
Thu Quỳnh áp lực khi làm mẹ Trần Nghĩa, NSƯT Võ Hoài Nam lại đóng vai đi tùThu Quỳnh áp lực khi làm mẹ Trần Nghĩa, NSƯT Võ Hoài Nam lại đóng vai đi tù
22:32:15 12/02/2025
Quang Minh U70 vẫn chăm con mọn, Noo Phước Thịnh được khen 'đẹp như tạc'Quang Minh U70 vẫn chăm con mọn, Noo Phước Thịnh được khen 'đẹp như tạc'
22:35:12 12/02/2025
"Dispatch Việt Nam" Trường Giang nói 1 câu làm lộ rõ quan hệ của Huỳnh Phương - Khả Như"Dispatch Việt Nam" Trường Giang nói 1 câu làm lộ rõ quan hệ của Huỳnh Phương - Khả Như
23:03:59 12/02/2025
Cường Đô La nhận 2 mảnh giấy lúc nửa đêm, nội dung lộ thái độ thật của Đàm Thu Trang với SubeoCường Đô La nhận 2 mảnh giấy lúc nửa đêm, nội dung lộ thái độ thật của Đàm Thu Trang với Subeo
06:28:18 13/02/2025
Sao nữ Vbiz "đăng đàn" tố cáo chồng, bị đuổi khỏi nhà, đe dọa hủy hoại khi đề nghị ly hônSao nữ Vbiz "đăng đàn" tố cáo chồng, bị đuổi khỏi nhà, đe dọa hủy hoại khi đề nghị ly hôn
22:00:13 12/02/2025

Tin mới nhất

Tài xế xe Lexus ngang ngược trên phố Hà Nội, bỏ đi mặc kệ tắc đường

Tài xế xe Lexus ngang ngược trên phố Hà Nội, bỏ đi mặc kệ tắc đường

20:25:05 12/02/2025
Theo camera hành trình trên xe ô tô ghi lại, thời điểm này chiếc Lexus RX350 màu trắng đi từ phố Nguyễn Hoàng rẽ vào ngõ số 2. Đây là con ngõ rộng chỉ vừa đủ 2 ô tô tránh nhau và thêm khoảng trống nhỏ cho xe máy.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông di chuyển chậm và suy yếu dần

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông di chuyển chậm và suy yếu dần

19:57:45 12/02/2025
Theo các chuyên gia khí tượng, áp thấp nhiệt đới mặc dù không mạnh nhưng kết hợp với không khí lạnh có thể gây ra gió mạnh, dông lốc và sóng lớn, ảnh hưởng đến tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển nguy hiểm.
Hà Nội: Cháy tòa nhà thương mại, cảnh sát giải cứu 30 người

Hà Nội: Cháy tòa nhà thương mại, cảnh sát giải cứu 30 người

14:23:30 12/02/2025
Tòa nhà thương mại CTM Complex cao 21 tầng ở Q.Cầu Giấy (Hà Nội) xảy ra hỏa hoạn ở tầng 4 khiến hàng trăm người hoảng loạn.
Đàn chim lạ nghìn con xuống phá ruộng lúa của người dân ở Hà Tĩnh

Đàn chim lạ nghìn con xuống phá ruộng lúa của người dân ở Hà Tĩnh

13:40:44 12/02/2025
Đàn chim lạ hàng nghìn con bất ngờ sà xuống ruộng, nhổ lúa, giẫm nát nhiều diện tích sản xuất lúa mùa của người dân ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Vụ 1 phụ nữ chết cháy bất thường: Do người chồng tạt xăng

Vụ 1 phụ nữ chết cháy bất thường: Do người chồng tạt xăng

08:15:28 12/02/2025
Ngày 11-2, Công an tỉnh Quảng Ngãi phát thông báo kết quả điều tra bước đầu khiến 1 phụ nữ bị chết cháy, xảy ra rạng sáng ngày 8-2 tại xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
3 vấn đề pháp lý vụ chàng trai cùng lúc đính hôn hai cô gái ở Quảng Nam

3 vấn đề pháp lý vụ chàng trai cùng lúc đính hôn hai cô gái ở Quảng Nam

07:49:15 12/02/2025
Theo điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, pháp luật nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với nhiều người cùng lúc, nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Mua khỉ nấu cao, người đàn ông bị xử phạt 390 triệu đồng

Mua khỉ nấu cao, người đàn ông bị xử phạt 390 triệu đồng

07:29:47 12/02/2025
Theo UBND tỉnh Nghệ An, ông Công đã vận chuyển 2 cá thể khỉ mặt đỏ và 1 cá thể khỉ mặt vàng (đã chết). Ba con khỉ thuộc nhóm IIB, thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Lời nhắn của nữ sinh bỏ nhà từ mùng 5 Tết khiến người mẹ hoang mang

Lời nhắn của nữ sinh bỏ nhà từ mùng 5 Tết khiến người mẹ hoang mang

07:21:32 12/02/2025
Rời nhà đi cùng người lạ từ mùng 5 Tết, nữ sinh Quàng Hương G. (17 tuổi ở TP Sơn La, tỉnh Sơn La) vẫn chưa cung cấp địa chỉ cụ thể để người nhà đến đón khiến gia đình vô cùng lo lắng.
Người đi xuất khẩu lao động có cơ hội được hưởng lương hưu

Người đi xuất khẩu lao động có cơ hội được hưởng lương hưu

07:09:13 12/02/2025
Trong dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất phương án tính lương hưu đối với người lao động đã tham gia BHXH tại nước ngoài.
Tai nạn liên hoàn 3 xe tải ở Bình Định, 5 người bị thương

Tai nạn liên hoàn 3 xe tải ở Bình Định, 5 người bị thương

06:50:02 12/02/2025
Tai nạn liên hoàn giữa 3 xe tải trên tuyến tránh Quốc lộ 1A qua thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) khiến 5 người bị thương.
Chủ biệt thự 'đẹp nhất Cà Mau' kiện chính quyền

Chủ biệt thự 'đẹp nhất Cà Mau' kiện chính quyền

23:08:06 11/02/2025
Tối nay (11/2), ông Hồ An Tập (42 tuổi) - chủ biệt thự đẹp nhất Cà Mau cho biết vừa khởi kiện UBND TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) và Chủ tịch thành phố
Người mẹ khóc ròng khi con trai mất tích, liên tục bị gọi điện đòi tiền chuộc

Người mẹ khóc ròng khi con trai mất tích, liên tục bị gọi điện đòi tiền chuộc

22:40:28 11/02/2025
Nghe tin con trai nghi bị lừa qua Campuchia, bà Rơ Mah Psem (Gia Lai) đau khổ, khóc cạn nước mắt. Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, người anh đã viết đơn cầu cứu cơ quan chức năng vì không có tiền chuộc.

Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi người Đức lãnh án vì giết một phụ nữ tị nạn Ukraine để cướp con

Cặp đôi người Đức lãnh án vì giết một phụ nữ tị nạn Ukraine để cướp con

Thế giới

07:02:38 13/02/2025
Một cặp đôi hiếm muộn tại Đức đã sát hại 2 phụ nữ tị nạn người Ukraine để bắt cóc đứa bé sơ sinh với ý đồ đưa về làm con của mình.
"Trùm cuối" trong cuộc chiến giành quyền nuôi con và chia tài sản của Từ Hy Viên lộ diện

"Trùm cuối" trong cuộc chiến giành quyền nuôi con và chia tài sản của Từ Hy Viên lộ diện

Sao châu á

06:34:10 13/02/2025
Mẹ của Từ Hy Viên mới chính là nhân vật quan trọng nhất trong cuộc chiến giành quyền nuôi con và tài sản này sau khi con gái đột ngột qua đời.
Động thái bất thường liên quan Chi Dân sau 3 tháng bị bắt vì ma túy

Động thái bất thường liên quan Chi Dân sau 3 tháng bị bắt vì ma túy

Sao việt

06:12:17 13/02/2025
Sau khi Chi Dân bị bắt giữ, những tài khoản mạng xã hội của nam ca sĩ thi thoảng vẫn đăng tải hình ảnh mới. Động thái bất thường này khiến không ít cư dân mạng tò mò.
Dùng các loại hạt thừa sau Tết làm món cá cơm rim hạt cực ngon

Dùng các loại hạt thừa sau Tết làm món cá cơm rim hạt cực ngon

Ẩm thực

06:07:49 13/02/2025
Để đổi vị cho bữa cơm gia đình mà vừa giúp xử lý hết những loại hạt còn thừa sau Tết thì bạn hãy thử làm món cá cơm rim hạt dưới đây nhé!
3 phim lãng mạn Hàn cực đáng xem vào ngày Valentine: Siêu phẩm xuất sắc nhất 2025 đây rồi?

3 phim lãng mạn Hàn cực đáng xem vào ngày Valentine: Siêu phẩm xuất sắc nhất 2025 đây rồi?

Phim châu á

06:02:28 13/02/2025
Để tạo nên không gian lãng mạn cho hai người, bạn có thể cùng nửa kia thưởng thức một bộ phim tình cảm Hàn Quốc đầy cảm xúc.
'Nàng thơ' 'Em và Trịnh' tự thử thách sức bền và khả năng chịu đựng khi tham gia phim kinh dị 'Âm dương lộ'

'Nàng thơ' 'Em và Trịnh' tự thử thách sức bền và khả năng chịu đựng khi tham gia phim kinh dị 'Âm dương lộ'

Hậu trường phim

06:00:18 13/02/2025
Sau 4 năm chủ yếu tập trung cho việc học, nàng Bích Diễm năm nào của Em và Trịnh quyết định tái xuất màn ảnh rộng trong dự án kinh dị của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường - Âm dương lộ.
Người đàn ông bại trận thê thảm, bị cả làng nhạc biến thành trò đùa "muối mặt"

Người đàn ông bại trận thê thảm, bị cả làng nhạc biến thành trò đùa "muối mặt"

Nhạc quốc tế

05:58:55 13/02/2025
Đây là người bị réo gọi nhiều nhất sau 2 sự kiện âm nhạc lớn vừa qua - Grammy lần thứ 67 và Super Bowl Halftime Show 2025.
Asencio và khoảnh khắc định mệnh tại Champions League

Asencio và khoảnh khắc định mệnh tại Champions League

Sao thể thao

23:06:33 12/02/2025
Real Madrid có một đêm Champions League đầy cảm xúc tại Etihad, nơi họ không chỉ thắngMan City mà còn chứng kiến sự vươn lên của một cái tên triển vọng - Raul Asencio.
Sao nam phim Việt giờ vàng gây sốt MXH vì diễn hay dã man, xuất hiện 5 phút mà hơn cả bộ phim cộng lại

Sao nam phim Việt giờ vàng gây sốt MXH vì diễn hay dã man, xuất hiện 5 phút mà hơn cả bộ phim cộng lại

Phim việt

22:57:37 12/02/2025
Người vừa giúp Không Thời Gian có cú lội ngược dòng, được khán giả quan tâm hơn dù chỉ lên hình vài phút chính là gương mặt cực quen trên sóng giờ vàng - Doãn Quốc Đam.
Mục đích gây hấn của Kanye West là để quảng bá cho công việc kinh doanh mới?

Mục đích gây hấn của Kanye West là để quảng bá cho công việc kinh doanh mới?

Sao âu mỹ

21:37:58 12/02/2025
Kanye West đang thực hiện một chiến lược truyền thông bẩn để thu hút sự chú ý và tăng doanh số cho các dự án kinh doanh của mình.
Nam quân nhân tử vong do nhiễm não mô cầu

Nam quân nhân tử vong do nhiễm não mô cầu

Sức khỏe

21:05:41 12/02/2025
Người bệnh mất các phản xạ, da lạnh, mạch cảnh không bắt được, không đo được huyết áp, đặc biệt có ban xuất huyết hoại tử toàn thân điển hình của bệnh do màng não cầu.