Không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học

Theo dõi VGT trên

Dù ở cương vị công tác nào, những “người đưa đò thầm lặng” vẫn không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học để truyền đạt kiến thức đến HS một cách dễ dàng, gần gũi nhất.

Không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học - Hình 1

Nhờ thay đổi phương pháp giảng dạy của cô Đặng Thị Bưởi nên HS thích thú học môn Lịch sử hơn.

Đưa môn Lịch sử đến gần HS

Sáng 17/11, lớp 11A1, Trường THPT Hắc Dịch (TX.Phú Mỹ) có tiết Lịch sử, với bài học về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Trong tiết học trước, nhóm HS gồm 4 em: Như Ý, Vân Anh, Thị Thúy và Trúc Diễm được cô Đặng Thị Bưởi, GV môn Lịch sử giao nhiệm vụ chuẩn bị bài thuyết trình về tình hình nước Nga trước năm 1917. Sau 4-5 ngày chuẩn bị, nhóm HS trên đã hoàn thành bài thuyết trình trên phần mềm Powerpoint, với nhiều hình ảnh lịch sử sinh động, minh họa cho bài học. Nhóm còn cử ra một HS thuyết trình, giải đáp các ý kiến của các bạn trong lớp. Cô Bưởi là người cuối cùng nhận xét, góp ý và bổ sung những kiến thức còn thiếu trong bài thuyết trình, thảo luận của học trò.

Đây là một trong những phương pháp dạy học mới mà cô đang áp dụng, được HS đón nhận. Em Như Ý nói: “Em thích cách cô Bưởi giao nhiệm vụ, gợi ý cho chúng em giải quyết vấn đề. Trong quá trình tìm kiếm hình ảnh và nội dung cho bài thuyết trình môn Lịch sử đã giúp em nắm chắc vấn đề hơn. Bài thuyết trình có các hình ảnh sinh động sẽ làm cho môn học trở nên hấp dẫn và thích thú”.

Cô Bưởi chia sẻ, là người đam mê và yêu thích môn Lịch sử. Nhưng cô thấy dư luận xã hội vẫn còn xem nhẹ môn học này, cho đây là môn học khô khan, nhàm chán. Do đó, cô luôn trăn trở làm sao để môn học đến gần với HS hơn. “Muốn HS thay đổi thì mình phải thay đổi trước”, cô nói. Là GV giàu tâm huyết, hết lòng với nghề, cô Bưởi đã không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp để mỗi giờ học Lịch sử trở nên hấp dẫn, thú vị. Mỗi tiết dạy của cô không còn khô khan với những sự kiện, ngày tháng, số liệu, thay vào đó là sự sống động qua cách tổ chức lớp học, cách gợi mở kiến thức từ những câu chuyện kể, sơ đồ, hình ảnh, video minh họa, kiến thức liên môn và cả những ví dụ liên tưởng gần gũi. Sự đổi mới cách dạy của cô không chỉ giúp HS dễ tiếp cận kiến thức, hoàn thành chương trình học mà quan trọng đã giáo dục cho các em thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Phát huy sự sáng tạo của HS

Cũng là một nhà giáo có tiếng, cô Đỗ Thị Thúy Dương, GV Ngữ văn Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đã “làm mới” phương pháp dạy học của mình. Cô cho rằng, nhiều HS vẫn xem học Văn là đọc, chép kiến thức, học thuộc các bài văn mẫu… Song thực tế, học Văn cũng cần có tư duy sáng tạo, cần nắm được phương pháp học và làm bài hiệu quả. Nhằm tăng cảm hứng cho môn học, gợi mở đam mê nghiên cứu, rèn tư duy phản biện, đối thoại và các kỹ năng mềm khác cho HS, cô đã thực hiện dự án CLB Văn học – Nghệ thuật.

Đơn cử như Chương trình Ngữ văn lớp 12 có phần Văn học Việt Nam từ Cách mạng 1945-1975. Để giúp HS hiểu rõ và cảm thấy không xa lạ với giai đoạn lịch sử này, cô Dương đã dạy bài học qua dự án CLB Văn học – nghệ thuật với tên gọi “Chiến tranh trong mắt tôi”. Cô liên hệ và mời các “nhân chứng sống” là cựu chiến binh các thời kì chiến tranh đến cùng sinh hoạt, nói chuyện với học trò. Cô Dương còn thực hiện các dự án trang website văn học và kênh Youtube về dạy học Văn, nhằm xây dựng cộng đồng dạy học Văn miễn phí.

Video đang HOT

Ngoài ra, cô Dương còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong dạy môn Ngữ văn. Cô phân tích, trong SGK Ngữ văn bậc THPT, các tác giả có giới thiệu nhiều văn bản về một chủ đề, nhưng thời gian dạy của GV eo hẹp. Người dạy chỉ cần lưu tâm 2 vấn đề về yêu cầu cần đạt (về phẩm chất, năng lực) và xu hướng kiểm tra đánh giá thì việc dạy sẽ không nặng nề. Hơn nữa, trong hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn bậc phổ thông cần tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để các em khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

Do đó, xu hướng kiểm tra, thi cử sẽ không dùng văn bản trong 3 bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều) mà căn cứ vào thể loại và lựa chọn văn bản ngoài SGK. Đây là điểm khác biệt so với chương trình và lối kiểm tra cũ, tránh được việc học và đoán đề trúng tủ trong thi cử. Cô Dương cho rằng, GV nên xóa bỏ tư tưởng phải dạy hết các văn bản trong SGK mà chọn một vài văn bản phù hợp với điều kiện từng lớp, tập trung dạy và làm bài kỹ 1 hoặc 2 văn bản, các văn bản khác cho tìm hiểu khái quát, HS tự trình bày cảm nhận riêng.

Tâm huyết với nghề

Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, Hiệu Trưởng Trường TH Nguyễn Thái Học (TP.Vũng Tàu) đã có hơn 25 năm công tác trong ngành giáo dục. Cô đã kinh qua nhiều vị trí từ giáo viên đứng lớp đến cán bộ quản lý ở nhiều đơn vị trường học. Nhưng ở vị trí nào, cô Thủy đều phát huy năng lực, phẩm chất đạo đức và tình yêu với nghề.

Chỉ tính sau 2 năm về làm Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Thái Học, diện mạo và chất lượng dạy học của nhà trường được nâng lên đáng kể. Trong đó, cô đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 1-3. Cô quan niệm, đội ngũ nhà giáo tốt thì làm việc gì cũng thành công. Vì vậy, cô đã chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV, tổ chức nhiều chuyên đề để giải quyết những vướng mắc cũng như chia sẻ các phương pháp dạy học mới cho đồng nghiệp.

Mặt khác, cô còn mạnh dạn thực hiện xã hội hóa về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để phục vụ việc dạy và học; đồng thời phối hợp chặt chẽ và trao đổi với phụ huynh để HS chủ động, tự giác học tập.

Là người đứng đầu một đơn vị có gần 100 cán bộ, GV, nhân viên, cô Thủy luôn tạo cho đồng nghiệp có môi trường làm việc thoải mái và xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, gắn bó. “Tôi luôn làm việc công tâm, khách quan, khen thưởng rõ ràng. Khi xử lý công việc vừa phải có lý có tình, tìm hiểu kỹ hoàn cảnh từng GV để có sự hỗ trợ kịp thời”, cô Thủy tâm sự.

Cùng với tập trung nâng cao chất lượng dạy học, cô Thủy còn khởi xướng nhiều hoạt động ngoài giờ như: Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, mở các lớp năng khiếu… nhằm phát triển thể lực và năng khiếu cho học trò. Cô tiết lộ, mong muốn lớn nhất của cô là xây dựng ngôi trường thân thiện, hạnh phúc và tiên tiến, HS an toàn. HS vừa được học văn hóa vừa được tham gia các hoạt động phong trào và các kỹ năng mềm, nhất là khả năng giao tiếp tiếng Anh. Vì vậy, cô đã mạnh dạn liên kết với các trung tâm anh ngữ có GV nước ngoài đến dạy tăng cường các tiết tiếng Anh cho HS, đồng thời mỗi khối tổ chức 1 CLB tiếng Anh và sinh hoạt 1 tháng/lần.

“Khi còn làm GV tôi luôn tâm niệm phải dạy học bằng cả trái tim nhiệt huyết và tình yêu thương HS. Khi làm quản lý, tôi muốn xây dựng đội ngũ nhà giáo có tâm, có tầm, hết lòng vì học trò”, cô Thủy nói thêm.

Thổi tình yêu Lịch sử cho học sinh bằng truyền thống địa phương

Kinhtedothi- Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, nhiều thầy cô đã có nghiên cứu, tìm tòi, tạo những bước chuyển mình tích cực trong phương pháp truyền dạy Lịch sử.

Một trong số đó là sử dụng, lồng ghép chất liệu sẵn có và truyền thống ở chính địa phương vào môn học.

Giải quyết căn nguyên học sinh sợ Lịch sử

Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, cô Đỗ Thị Bích Hòa, giáo viên trường Tiểu học Thạch Xá, huyện Thạch Thất đã đào tạo nhiều thế hệ học trò. Bên cạnh số ít học sinh yêu Lịch sử thì phần lớn các em có thái độ hời hợt, thậm chí sợ môn học này. Theo cô Hòa, căn nguyên khiến nhiều học sinh chưa yêu thích môn Lịch sử là do thầy cô chưa có phương pháp, cách thức truyền đạt hấp dẫn, hiệu quả; và đặc biệt còn thiếu những truyện, phim Lịch sử sinh động dành cho các em.

Thổi tình yêu Lịch sử cho học sinh bằng truyền thống địa phương - Hình 1

Cô Đỗ Thị Bích Hòa, giáo viên trường Tiểu học Thạch Xá, huyện Thạch Thất quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy Lịch sử

Chính lí do đó đã thôi thúc cô Hòa quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy Lịch sử và "Mô hình lớp học đảo ngược" được cô ưu tiên áp dụng. Mô hình cho phép học sinh mở rộng và làm chủ tài liệu thông qua các bài tập, dự án và thảo luận, học tập cộng tác. Sau khi cô áp dụng mô hình, mỗi tiết học Lịch sử không còn là giờ học khô khan, đáng sợ như các em thường nghĩ mà ngược lại trở nên hấp dẫn, lí thú, hiệu quả. Vui hơn là nguồn video, hệ thống bài tập của các bài Lịch sử áp dụng mô hình lớp học đảo ngược đã được duyệt trên trang của Bộ GD&ĐT, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.

Là một giáo viên dạy môn Lịch sử, cô giáo Nguyễn Thị Phượng, trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên cho rằng: Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có lượng kiến thức rất phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, do đối tượng của lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện hay trực tiếp quan sát được mà chỉ được phản ánh qua các nguồn sử liệu, nên một số học sinh chưa hứng thú với môn học này. Làm sao để giúp học sinh nhận thức được lịch sử một cách chính xác, chân thực như nó đã tồn tại là một khó khăn với người thầy và cũng là nỗi trăn trở của cô Phượng trong suốt những năm tháng đứng lớp.

Mong muốn học sinh hiểu phần nào cái hay và giá trị của lịch sử, cô Nguyễn Thị Phượng đã đổi mới phương pháp dạy học, khơi nguồn sáng tạo cho các em; biến mỗi giờ dạy Lịch sử không phải là nhồi nhét sự kiện, con số ngày tháng, mà quan trọng là giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh, biết tích hợp, xâu chuỗi, liên kết kiến thức môn Lịch sử với các môn học khác. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước và Thủ đô, biết xác định nhiệm vụ học tập, chính trị để hội nhập quốc tế.

Dạy Lịch sử gắn với truyền thống quê hương

Trao đổi về mô hình "Lớp học đảo ngược", cô Đỗ Thị Bích Hòa cho biết: Điểm sáng của mô hình là đã tạo cú hích tự học cho học trò. Các em đã biết tự khai thác thông tin từ nguồn tư liệu tranh ảnh, chữ viết, phim ảnh, trong đó cô luôn khuyến khích học sinh có điều kiện nghe kể sử từ chính ông bà, những người từng tham gia chiến đấu và sống trong thời khắc lịch sử lúc bấy giờ kể lại. Cô tổ chức cho học sinh đi thực tế tại các di tích ở chính quê hương như chùa Tây Phương, đền thờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Nhà Lưu niệm Bác Hồ ở xóm Lai Cài, xã Cần Kiệm- nơi Bác về làm việc trên đường lên chiến khu Việt Bắc. Qua đó, chẳng những các em mà phụ huynh của các em cũng dần thay đổi cách nhìn về môn Lịch sử.

Thổi tình yêu Lịch sử cho học sinh bằng truyền thống địa phương - Hình 2

Cô Nguyễn Thị Phượng, trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên trong một giờ dạy

Chưa dừng lại, cô Hòa còn thực hiện hoạt động học tập trải nghiệm bằng dự án với chủ đề: "Những giải pháp bảo tồn và phát triển nghề thủ công ở xã Thạch Xá" và tiếp tục hành trình đưa học sinh đến xóm làng để các em có cơ hội vừa học, vừa trải nghiệm giúp tăng ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống của làng nghề Thạch Xá. Đây cũng là sân chơi lành mạnh cho học sinh sau giờ học căng thẳng; các em về nhà không sà vào ti vi, điện thoại mà phụ giúp gia đình làm nghề truyền thống địa phương.

Còn với cô Nguyễn Thị Phượng, để đổi mới phương pháp dạy học, cô đã vận dụng thành công hình thức "Dạy học dự án". Từ kiến thức lịch sử dân tộc, cô lựa chọn các chủ đề lịch sử địa phương ngay tại quê hương Long Biên, định hướng cho học sinh cách tiếp cận để các em thấy yêu thích và tìm hiểu.

Thổi tình yêu Lịch sử cho học sinh bằng truyền thống địa phương - Hình 3

Học sinh trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên với bài giới thiệu về đình Lệ Mật- di tích lịch sử văn hóa của địa phương

Ở từng bài học, cô Phượng hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh tư liệu lịch sử, trong đó có các cổ vật Long Biên, vẽ tranh trên giấy A0 giới thiệu về di tích lịch sử, như đình Gia Thụy, khu Gò Mộ Tổ, đình Lệ Mật... Các em được học Sử bằng phương pháp tranh biện, trao đổi nhóm, vẽ sơ đồ tư duy, chơi trò chơi, đóng kịch hoặc gặp gỡ nhân chứng để nghe kể chuyện lịch sử. Cô Phượng còn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các buổi học thực nghiệm, ngoại khóa, đưa học sinh đi tham quan các điểm di tích. Theo cô, đó là con đường ngắn nhất giúp các em thấy yêu lịch sử, có ý thức giữ gìn, phát huy và bảo tồn di tích địa phương bằng những việc làm thiết thực.

Song song các hình thức trên, cô đã cùng đồng nghiệp xây dựng "Lớp học vui vẻ" vào các tiết dạy học Lịch sử. Để biến những giờ học Lịch sử có sức cuốn hút với học trò, cô đưa cách thức "Học mà chơi, chơi mà học" với nhiều trò chơi tương tác để tạo hứng thú, kích thích sự tò mò, ham học hỏi của các em, biến giờ học Lịch sử không nhàm chán, nặng nề, khô khan, mà kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh hiệu quả.

Những phương pháp đổi mới trong giảng dạy môn Lịch sử của hai cô giáo Đỗ Thị Bích Hòa và Nguyễn Thị Phượng chẳng những giúp học sinh không còn sợ môn Lịch sử, có thái độ yêu mến môn học này mà còn thêm hiểu biết, tự hào về mảnh đất quê hương; và đây cũng là những phần quan trọng của Nội dung Giáo dục địa phương đang được đẩy mạnh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Khởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà NộiKhởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà Nội
06:41:49 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Nữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếngNữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếng
06:34:36 19/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Phương Oanh?Chuyện gì đang xảy ra với Phương Oanh?
06:59:08 19/12/2024
Về hưu, mẹ vợ liền chuyển đến sống với vợ chồng tôi, đêm đầu tiên bà đưa cho chiếc túi gấm đỏ, bên trong chứa một thứ khiến tôi giật mìnhVề hưu, mẹ vợ liền chuyển đến sống với vợ chồng tôi, đêm đầu tiên bà đưa cho chiếc túi gấm đỏ, bên trong chứa một thứ khiến tôi giật mình
08:15:02 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Sức khỏe

09:14:13 19/12/2024
Biotin rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh, hỗ trợ sản xuất acid béo, rất cần thiết cho sức khỏe của da. Thiếu hụt biotin có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như viêm da hoặc phát ban đỏ, có vảy.
Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Nhạc việt

09:11:34 19/12/2024
Tối 18/12, Hoàng Dũng đã phát hành sản phẩm âm nhạc Cuối tuần (1825) , tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình nghệ thuật.
Diễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vong

Diễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vong

Pháp luật

09:08:17 19/12/2024
Hà Nội đã trải qua một đêm kinh hoàng với 11 người thiệt mạng trong quán Hát cho nhau nghe . Lửa bùng lên dữ dội bít chặt lối thoát của hàng chục người đang tuyệt vọng phía trong.
Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hậu trường phim

09:06:10 19/12/2024
Dàn diễn viên phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ gồm Trấn Thành, Lê Giang, Uyển Ân, Tiểu Vy, Kỳ Duyên... tung bộ ảnh mừng Giáng sinh khiến công chúng rần rần
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Tin nổi bật

09:04:02 19/12/2024
Đêm qua, vụ cháy nhà 4 tầng ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã khiến 11 người chết. Hiện trường được dựng rào phong tỏa.
Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Góc tâm tình

08:58:30 19/12/2024
Tôi nhắm mắt bước vào cuộc hôn nhân ấy chỉ để chiều lòng bố mẹ, nhưng không ngờ, người chồng tôi lấy lại hết lòng yêu thương, chiều chuộng, cho tôi một cuộc sống hạnh phúc ngoài mong đợi.
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?

Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?

Sao châu á

08:56:25 19/12/2024
Hyun Bin tham dự show truyền hình sau 13 năm. Tại đây, tài tử đã có nhiều chia sẻ về sự nghiệp và cuộc sống gia đình với Son Ye Jin.
Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Du lịch

08:45:45 19/12/2024
Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Thế giới

08:45:26 19/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ.
Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Sao việt

08:10:29 19/12/2024
2024 được xem là năm thăng trầm của những đại diện Việt Nam tại cuộc thi sắc đẹp quốc tế, có người đạt thành tích cao nhưng nhiều người lại ra về trong lặng lẽ.
Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Phim việt

07:13:25 19/12/2024
Về đơn vị mới, mặc dù cố gắng tiếp cận công việc nhanh nhất, nhưng với tính chất công việc thay đổi khiến Đại gặp rắc rối.