Không ngừng đề cao và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Campuchia
Quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á – Phi và Trung Đông, Học Viện Quan hệ Quốc tế Campuchia, Viện Hàn Lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), học giả Uch Leang cho biết, trong suốt 57 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Campuchia và Việt Nam đã không ngừng đề cao và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, từ thời điểm Campuchia tái lập Vương quốc thứ hai cho đến hôm nay.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Manet phát biểu tại Lễ kỷ niệm 47 năm “Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” (20/6/1977 – 20/6/2024), sáng 20/6/2024, tại Khu di tích lịch sử quân sự Techo Koh Thmar X16 thuộc tỉnh Tbong Khmum. Ảnh: Quang Anh/PV TTXVN tại Campuchia
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Phnom Penh nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia (24/6/1967 – 24/6/2024), ông Uch Leang cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet vào tháng 12/2023, hai bên đã thể hiện mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước. Thông qua chuyến thăm, Lãnh đạo hai nước cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tăng cường và mở rộng hơn nữa hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, an ninh, quốc phòng và biên giới, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước. Qua đó, từng bước hướng tới các mục tiêu phát triển trong chiến lược ngũ giác giai đoạn 1 của Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII với phương châm lấy con người làm trung tâm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước phù hợp với tầm nhìn đưa Campuchia trở thành quốc gia phát triển vào năm 2050, cũng như tầm nhìn Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Học giả Uch Leang khẳng định trải qua nhiều giai đoạn hợp tác phát triển, mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Campuchia trân trọng, đề cao, vun đắp. Tinh thần đó tiếp tục được Thủ tướng Hun Manet nhấn mạnh trong bài phát biểu mới đây, nhân sự kiện kỷ niệm lần thứ 47 Ngày tưởng niệm “Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” ở Campuchia, hôm 20/6, tại Khu lịch sử quân sự Techo Koh Thmar X16 thuộc địa phận ấp Koh Thmar (xã Tonloung, huyện Memut, tỉnh Tboung Khmum), tiếp giáp biên giới Việt Nam.
Khu Lịch sử quân sự Techo Koh Thmar X16 là quần thể di tích lịch sử gắn liền với sự kiện khởi đầu “Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia đương nhiệm Samdech Techo Hun Sen và các đồng đội vào cuối thập niên 1970, đánh dấu sự kiện nhà lãnh đạo này vượt biên sang Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia láng giềng, vào ngày 20/6/1977. Từ khởi đầu đó, chàng trai 25 tuổi Hun Hen năm ấy đã tổ chức tập hợp lực lượng, phối hợp cùng các lực lượng yêu nước chân chính khác của Campuchia lúc bấy giờ, cùng sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của Việt Nam, tiến hành cuộc đấu tranh chính nghĩa để giải cứu dân tộc, tiến tới chiến thắng lịch sử, giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot vào ngày 7/1/19179.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 47 sự kiện lịch sử trên, Thủ tướng Hun Manet khẳng định tinh thần yêu nước và sự hy sinh của các chiến sĩ và nhân dân qua các thời kỳ lịch sử đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng nền hòa bình, ổn định xã hội ở Vương quốc Campuchia, cũng như đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, vì lợi ích tối thượng của dân tộc, tổ quốc và nhân dân Campuchia.
Trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên Đài truyền hình quốc gia Campuchia và các nền tảng truyền thông khác, Thủ tướng Hun Manet bày tỏ quan điểm mãi ghi nhớ sự tham gia, đóng góp của quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam, đã tham gia hỗ trợ Campuchia trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông khẳng định lịch sử là nhân tố quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia và trong mối quan hệ giữa các quốc gia.
Video đang HOT
Đề cập đến mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng, Thủ tướng Hun Manet cho biết Lãnh đạo hai nước thường xuyên khẳng định Campuchia và Việt Nam có lịch sử từng hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc giành độc lập từ chế độ thực dân. Trong đó, lãnh đạo và nhân dân Campuchia từng hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng đất nước, tiến tới thống nhất dân tộc và phát triển. Tương tự, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam cũng từng hỗ trợ Campuchia trong sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Từ góc nhìn đó, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII nhấn mạnh: “Đó là sự thật lịch sử mà nhân dân hai nước chúng ta cần hiểu rõ, để tránh hiểu lầm bởi cách diễn đạt, lý giải không có cơ sở thực tiễn lịch sử”.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, nhà nghiên cứu Uch Leang cho rằng hành trình 57 năm quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Việt Nam tuy trải qua một số giai đoạn thăng trầm nhưng mối quan hệ này đã kinh qua nhiều thử thách, được tôi luyện trong nhiều bối cảnh, tạo dựng được nền móng vững chắc, cộng với những điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại, đã tạo động lực mạnh mẽ thúc quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước lên một tầm cao mới, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực, trở thành tài sản chung vô giá, trường tồn và không gì lay chuyển được của hai dân tộc.
Từ góc nhìn đó, nhà nghiên cứu thuộc RAC nêu rõ: “Điều đặc biệt quan trọng là Campuchia đã hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, trong khi Việt Nam hỗ trợ đất nước Campuchia trong công cuộc đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot và tiếp tục vun đắp truyền thống tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhằm duy trì hòa bình, ổn định trên tinh thần “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” trong quan hệ giữa hai nước”.
57 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia: Vững bền tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN và AKP, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng cho rằng quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia những năm gần đây đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng.
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam và Thông tấn xã Campuchia (AKP) nhân kỷ niệm 57 năm Ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong không khí kỷ niệm 57 năm Ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967 - 24/6/2024), trong những ngày qua, Hãng thông tấn quốc gia AKP của Campuchia và các phương tiện truyền thông sở tại liên tục đăng tải nhiều chủ đề bài viết đề cao mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, gắn bó lâu đời giữa hai quốc gia hạ nguồn sông Mekong, qua đó tiếp tục lan tỏa thông điệp khẳng định giá trị trường tồn của mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Campuchia trong suốt chiều dài lịch sử, từ góc nhìn của truyền thông, qua lăng kính chuyên gia địa bàn, cũng như lãnh đạo hai nước.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN và AKP nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng cho rằng quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia những năm gần đây đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng. Hai nước luôn coi trọng và đề cao việc tăng cường, củng cố quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân hai nước. Các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước diễn ra thường xuyên, qua đó đạt nhiều thỏa thuận chiến lược định hướng cho tổng thể quan hệ. Hai bên cũng khẳng định tôn trọng và thực thi đầy đủ các thỏa thuận, hiệp định đã ký kết, quyết tâm xây dựng quan hệ theo phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài", giữ gìn tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Campuchia mãi trường tồn.
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng nhắc lại thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong hai năm 2020 và 2021, trong bối cảnh Việt Nam và Campuchia đều phải nỗ lực ứng phó và ngăn chặn đại dịch, Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, các bộ, ban, ngành, địa phương và tổ chức quần chúng vẫn thường xuyên điện đàm thăm hỏi, chia sẻ khó khăn với nhau, dành cho nhau sự hỗ trợ kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần, cũng như vaccine phòng, chống dịch.
Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tổ chức chương trình khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà từ thiện cho 500 người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt sinh sống trên địa bàn.
Theo Đại sứ Nguyễn Huy Tăng, năm 2022 được xem là năm đặc biệt ý nghĩa đối với quan hệ hai nước khi Campuchia giữa vai trò Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), năm diễn ra sự kiện kỷ niệm 45 năm "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot" ở Campuchia, cũng là năm được lãnh đạo hai nước xác định là "Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia" và "Năm hữu nghị Campuchia - Việt Nam". Trên tinh thần đó, trong năm 2022, hai bên đã phối hợp tổ chức mít tinh trọng thể kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao tại Hà Nội, cùng nhiều sự kiện quan trọng khác và kết thúc bằng hai chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tới Campuchia trong tháng 11/2022.
Ở chiều ngược lại, sau khi Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII và thành lập Chính phủ nhiệm kỳ mới, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã thăm chính thức Việt Nam. Đầu năm 2024 này, hai bên đã tổ chức trang trọng hoạt động kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng 7/1 lịch sử ở mỗi nước.
Theo Đại sứ Nguyễn Huy Tăng, Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, nhân dân hai nước cùng uống chung dòng nước sông Mekong, có quan hệ gắn bó truyền thống, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung, cùng nhau giành thắng lợi và cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước.
Gian trưng bày của Công ty Viettel Cambodia với thương hiệu Metfone ở thị trường Campuchia tại Hội chợ triển lãm sản phẩm kinh tế, quốc phòng Việt Nam - Campuchia.
Cho rằng quan hệ đoàn kết, gắn bó Việt Nam - Campuchia đã trở thành quy luật và nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mỗi nước, Đại sứ Nguyễn Huy Tăng nhấn mạnh: "Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đặc biệt là sự cạnh tranh địa chính trị quyết liệt giữa các nước lớn, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với mỗi nước cũng như quan hệ hai nước, càng đòi hỏi hai đất nước, hai dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau, vì điều kiện địa chính trị khách quan khiến vấn đề an ninh, ổn định của nước này cũng chính là an ninh, ổn định của nước kia".
Đánh giá hai nước vẫn còn dư địa và nhiều cơ hội để tăng cường mở rộng các lĩnh vực hợp tác tiềmnăng có thể bổ sung cho nhau, Đại sứ Nguyễn Huy Tăng cho biết Chính phủ Campuchia nhiệm kỳ VII đã đề ra nhiều chính sách ưu tiên cải cách mạnh mẽ toàn diện, tạo thông thoáng cho phát triển kinh tế, trao đổi thương mại sẽ là cơ sở thuận lợi mở ra cơ hội đầu tư mới.
Một số tiết mục trong chương trình biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ "Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2024".
Ngoài củng cố các lĩnh vực hợp tác sẵn có, hai bên vẫn có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực có thể bổ sung cho nhau và những lĩnh vực mới; khai thác hơn nữa tiềm năng hợp tác và thế mạnh trong quan hệ giữa các tỉnh giáp biên, gia tăng biên mậu, du lịch.
Ngoài việc tạo thuận lợi của Chính phủ hai nước thì một mục tiêu quan trọng là cần quan tâm hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; giúp đỡ các địa phương giáp biên đẩy mạnh hoạt động giao lưu thương mại. Bên cạnh đó cần sớm xây dựng và định hình "Cơ chế hợp tác du lịch giữa ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam", đa dạng hóa các hình thái du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám chữa bệnh, du lịch trải nghiệm; kết nối vận tải đường bộ, đường không, đường sắt.
Ngoài ra, hai nước còn có cơ hội thúc đẩy hợp tác trong trong lĩnh vực khoa học, công nghệ xanh, sạch, công nghiệp chế biến xuất khẩu, công nghệ cao, hợp tác về y tế; tranh thủ các cơ chế đa phương mà Việt Nam và Campuchia cùng tham gia để tăng cơ hội và khả năng hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam, Campuchia với nước thứ 3. Trên tinh thần tích cực, chủ động, nhanh nhạy của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cơ hội hợp tác giữa hai nước sẽ rộng mở hơn, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Campuchia, gia tăng kim ngạch thương mại song phương như mong muốn của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Đông Nam Á với kế hoạch giảm thải Carbon Một số quốc gia Đông Nam Á đang trên đà phát triển đáng kể năng lượng tái tạo trong ngắn hạn, nhưng còn có những hạn chế về công nghệ, chính trị và tài chính, cùng các yếu tố khuyến khích sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng nghĩa với việc khó đạt được các mục tiêu chuyển đổi năng lượng trong dài...