Không ngờ việc cho trẻ ra biển chơi lại có những lợi ích hay ho như thế này theo giải thích của các chuyên gia
Nhiều cha mẹ sẽ phải bất ngờ vì cho con chơi ngoài biển thôi mà lại có nhiều lợi ích thú vị đến vậy.
Lindsey Biel, một nhà trị liệu nhi khoa ở thành phố New York (Mỹ) và là đồng tác giả của cuốn sách Raising a Sensory Smart Child (tạm dịch: Nuôi dưỡng một đứa trẻ nhạy cảm thông minh), chia sẻ với chuyên trang Romper rằng: “Trước tiên chúng ta tìm hiểu về thế giới và bản thân thông qua các giác quan của chúng ta. Khi các em bé nhìn, nghe, chạm, ngửi, nếm và di chuyển, chúng tìm hiểu về môi trường và vị trí của chúng trong đó. Bãi biển có lẽ là môi trường cảm giác kích thích nhất ngoài kia”.
Ảnh minh họa
Người ta đã từng tin rằng sự phát triển của trẻ sơ sinh là điều xảy ra một cách tự nhiên và nó thực sự có hại nếu cha mẹ khi cung cấp quá nhiều kích thích. (Trở lại những năm 1910, các bà mẹ được khuyên không nên bế con ngoại trừ khi cho ăn, và một nhà chủ nghĩa hành vi thậm chí còn cảnh báo rằng nhiều hôn nhiều trên trán sẽ làm hư hỏng một đứa trẻ) Rất may, các nhà khoa học đã chứng minh điều khác. Nhà thần kinh học người Na Uy Audrey Van der Meer đã nhiều năm thực hiện nghiên cứu điện não đồ ở trẻ sơ sinh,vđã kết luận gần đây rằng việc kích thích giác quan sớm, đặc biệt là trong môi trường ngoài trời, giúp trẻ hình thành các kết nối thần kinh và kỹ năng vận động cần thiết cho sự phát triển thích hợp.
Trong trường hợp bạn cần lý do thuyết phục hơn cho việc dành một ngày ở bãi biển là điều tốt cho trẻ, thì đây là những gì Lindsey Biel và các chuyên gia khác nói.
1. Âm thanh của đại dương rất dịu êm và bình tĩnh
Ảnh minh họa
Video đang HOT
“Âm thanh nhịp nhàng của sóng” là một trong những đặc điểm cảm giác mà Biel trích dẫn là có lợi cho sự phát triển của trẻ. Tại sao lại vậy? Đối với một số trẻ, nó tương tự như tiếng ồn trắng mà em bé nghe thấy trong tử cung. Mặt khác, nước có thể mang lại hiệu ứng thiền định cho não mà chúng ta không thể trải nghiệm ở bất kỳ vị trí nào khác, theo Wallace J. Nichols, một nhà sinh học biển đã làm việc với các nhà thần kinh học để khám phá tác động của nước đối với tâm trí con người.
2. Cát giúp cải thiện nhận thức về cơ thể
“Có cảm giác độc đáo trên cơ thể bằng việc ngồi hoặc nằm trên bề mặt cát không ổn định của bãi biển”, nhà trị liệu Lindsay cho biết. Việc có thể đứng hoặc ngồi trên bề mặt cát giúp trẻ phát triển nhận thức về cơ thể và có được sự cân bằng thông qua chuyển động tiền đình.
3. Không khí ở biến giúp tăng cường học tập
Ảnh minh họa
Theo Viện trẻ em thành thị, cảm nhận sâu sắc nhất của trẻ khi mới sinh là mùi hương. Điều này giúp trẻ sơ sinh tìm kiếm sữa mẹ. Từ đó, một đứa trẻ nhanh chóng học cách phân loại những mùi khó chịu. Đưa một đứa trẻ đến bãi biển và để chúng chìm đắm trong không khí muối biển, mùi gỗ trên lối đi, mùi thơm của món chiên… đó là một bữa tiệc cảm giác. Khi bé ngửi, chúng phát hiện ra mùi gì chúng thích và không thích, cũng như học cách phân biệt mùi hương cá nhân của bố và mẹ với những người lớn khác đi ngang qua.
4. Nghịch nước xây dựng kỹ năng tư duy
Hãy để em bé của bạn chơi đùa với sóng biển – tất nhiên là dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cha mẹ, hoặc có thể cho trẻ một cái xô để chúng nghịch cát. Trang web phát triển trẻ em Pathways đã chỉ ra rằng việc chơi với nước giúp tăng thêm một mức độ mới cho sự khám phá của trẻ.
Trẻ sẽ học được những gì xảy ra khi bạn thả vỏ sò vào thùng nước, cách nước thay đổi kết cấu và trọng lượng của cát, cách xúc, đổ cát bằng cốc hay xẻng và dĩ nhiên là cả sự thú vị khi xây cát gần bờ và theo dõi những gì xảy ra khi thủy triều lên. Trong lúc đó, bộ não bé nhỏ của trẻ sẽ học được các khái niệm cơ bản về nguyên nhân và sự ảnh hưởng.
5. Sở thích và giới hạn cảm giác được phát triển
Ảnh minh họa
Nhà trị liệu Lindsay Biel cho biết: “Tất cả chúng ta đều được sinh ra với tính khí bẩm sinh. Một số em bé đơn giản được sinh ra dễ tính và tích cực, thích nghi nhanh chóng với một loạt các trải nghiệm cảm giác luôn thay đổi. Một số trẻ khác có cách tiếp cận thận trọng hơn và có trẻ thì lại cảm thấy rất khó thích nghi với người mới, địa điểm mới và trải nghiệm cảm giác”.
Cho con bạn tiếp xúc với môi trường giàu cảm giác của bãi biển sẽ cho phép chúng (và chính bạn) khám phá ra được những gì kích thích hấp dẫn và những gì chúng thấy quá sức hoặc khó chịu. Ví dụ, em bé của bạn có thể thỏa mãn té nước trong thời gian dài, nhưng có thể lại nhạy cảm với tiếng ồn của những người khác hoặc ánh sáng mặt trời trên biển. Bạn có thể sử dụng thông tin đó để giúp chuẩn bị các chuyến đi khác tương lai, chẳng hạn, nếu như trẻ nhà bạn nhạy cảm với cảm giác của cát, Biel đề nghị có thêm khăn và hộp đựng nước tiện dụng để rửa tay và chân.
Nguồn: Romper
Michael Phelps tiết lộ cách giúp trẻ làm quen với nước
Thổi không khí vào mặt trẻ sơ sinh là một trong những phương pháp của vận động viên bơi lội sở hữu 28 huy chương Olympic.
Michael Phelps (33 tuổi), cựu vận động viên bơi lội chuyên nghiệp người Mỹ, đã giành được số huy chương vàng nhiều nhất mọi thời đại. Thế nhưng Phelps tiết lộ khi còn nhỏ, anh không hề thích ở dưới nước. Ban đầu, Phelps học bơi ngửa do không muốn phải úp mặt vào nước.
Hiện Phelps có hai con trai, Boomer và Beckett. Không muốn những đứa trẻ có cảm giác sợ nước giống mình ngày trước, anh bắt đầu cho chúng làm quen với bể bơi từ khi 3-4 tháng tuổi.
Michael Phelps và con trai tại một lớp học bơi vào tháng 8/2017 tại New York. Ảnh: Dia Dipasupil/Getty Images for Huggies
Theo Phelps, điều đầu tiên phụ huynh cần làm là đảm bảo an toàn hồ bơi. Bể bơi của gia đình anh luôn được rào cẩn thận, các con được dạy tránh xa cống rãnh và không bao giờ bơi mà không có cha mẹ bên cạnh. Tiếp đó là đảm bảo cho trẻ cảm thấy thoải mái khi ở dưới nước và mỗi đứa trẻ sẽ học được điều đó theo những cách riêng. "Tôi nghĩ điều đáng sợ nhất là khoảnh khắc ban đầu khi trẻ ở trong nước. Chúng cần cảm thấy thư giãn", anh nói.
Cựu vận động viên khuyến khích trẻ nên học cách làm quen với mặt bị ướt. Để các con quen điều này, Phelps thổi không khí vào mặt khi chúng còn là trẻ sơ sinh. Theo bản năng, trẻ sẽ nín thở. Hiện tượng này được gọi là "phản xạ nhịp tim chậm". Anh cũng thường "thả" các con xuống nước để chúng làm quen với cảm giác mà anh từng ghét.
Hiện tại, Boomer và Beckett đều có thể nhảy từ trên thành bể xuống và hoàn toàn không sợ nước. Trong đó, Boomer, cậu bé sẽ tròn 3 tuổi vào tháng 5 năm nay, có thể làm mọi việc dưới nước, biết bơi tự do, bơi bướm.
Nhưng các bác sĩ nhi khoa nhấn mạnh, phụ huynh không cần dạy con tập bơi sớm như Phelps vì mỗi đứa trẻ sẽ có cách làm quen riêng. Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, đến 4 tuổi, hầu hết trẻ sẵn sàng cho việc học bơi, bao gồm các kỹ năng an toàn cơ bản như học cách nổi, giẫm nước và tự mình ra khỏi bể bơi. Nếu con bạn đang ở độ tuổi 5-6 thì đây là khoảng thời gian lý tưởng để học bơi.
Michael Fred Phelps 2 sinh ngày 30/6/1985 tại Maryland, Mỹ, là một trong những vận động viên vĩ đại nhất Olympic, với 28 huy chương Olympic các loại. Phelps đang giữ kỷ lục nhiều huy chương vàng nhất lịch sử Olympic (23 chiếc), nhiều huy chương vàng nhất trong nội dung cá nhân (13 chiếc). Bằng việc đoạt 8 huy chương vàng ở Beijing 2008, anh đã phá kỷ lục của Mark Spitz về số lần đứng đầu nội dung cá nhân (7 lần).
Tú Anh
Theo Insider
Bảo mẫu dúi ngã và đá trẻ 2 tuổi vì 'không chịu ngủ trưa' Tại Brooklyn thành phố New York, Mỹ, một người phụ nữ bị buộc tội bạo hành trẻ em sau khi đá vào người một đứa trẻ đang ở độ tuổi tập đi khiến em bé ngã dúi về phía trước. Mẹ cậu bé trả lời báo chí rằng, bảo mẫu làm vậy là do con của cô "không chịu ngủ trưa". Video bảo...