Không ngờ ‘tổ tiên’ của điện thoại di động lại cồng kềnh thế này?
Để có được những chiếc smartphone nhỏ gọn mà chúng ta cầm trên tay, điện thoại di động đã có một quá trình phát triển rất dài.
Trước khi có điện thoại ra đời, điện báo là phương thức truyền thông tin liên lạc tốt nhất.
Ngày mùng 10 tháng 3 năm 1876 được coi là mốc son đầu tiên đánh dấu sự ra đời của điện thoại mà người cha phát minh ra nó là Alexander Graham Bell. Đây thực sự là một bước tiến công nghệ đột phá, nó đã mở ra cả một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử thông tin liên lạc, thay thế cho phương thức cũ thô sơ là điện báo trước đó.
Sau đó, vào tháng 6 năm 1876, máy điện thoại lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong hội chợ triển lãm “ Contennial Exposition” ở Philadelphia. Trong giai đoạn đầu, chiếc điện thoại được thiết kế khá kiểu cách và cầu kỳ với hai nét đặc trưng là có hai đầu, một ống để nói và một ống để nghe và chỉ có người giàu mới có khả năng sở hữu chúng.
Chiếc bốt điện thoại khi mới ra đời đã từng được xem là một xu hướng trong tương lai khi mà chúng giúp bạn có thể gọi cho bất cứ ai khi đi trên đường. Tuy nhiên, sự “lên ngôi” của nó thì rất mau chóng rồi lại vụt tắt “bất thình lình” và ngày nay nó được dùng như một biểu tượng nhiều hơn là 1 vật hữu dụng.
Điện thoại trong xe (đây là một mẫu điện thoại tiến gần với chức năng “di động”, nó nhỏ gọn và có thể gắn vào trong xe hơi, rất tiện lợi cho người sử dụng thời bấy giờ).
Ra mắt vào năm 1967, “Carry phone” được coi là chiếc điện thoại “di động” đầu tiên, là một bước tiền gần hơn tới mẫu điện thoại di động nguyên bản. Tuy nhiên, dù gọi là di động nhưng người dùng lúc nào cũng phải vác cái hộp máy to lù lù và nặng đến 4-5 kg như cái va-li, trong khi giá thành lại không hề rẻ làm cho sản phẩm này rốt cuộc cũng không được phổ biến rộng rãi.
Video đang HOT
Vào ngày 3/4/1973, mẫu điện thoại cầm tay đầu tiên Motorola Dyna Tac do nhà phát minh Martin Cooper của hãng sáng chế được “trình làng” thực sự đã làm công chúng kinh ngạc và đầy sửng sốt. Tuy nhiên, khi đó chúng đơn thuần là một màn trình diễn công nghệ mới chứ chưa thể được dùng để thay thế hoàn toàn cho điện thoại cố định. Hình dáng ban đầu của chúng trông giống như một “cục gạch” nặng nề với hình dáng thô kệch và vô cùng bất tiện khi mang theo mình.
Điện thoại video cho phép người nghe nhìn thấy nhau khi đàm thoại đã từng được xem là một viễn cảnh chắc chắn phải có trong tương lai của phương tiện giao tiếp này. Các nhà nghiên cứu đã “trăn trở” loay hoay tìm đủ mọi cách để phát triển nó từ những năm 1960 nhưng đều thất bại khi tung ra thị trường.
Điện thoại màn hình cảm ứng (1993) IBM Simon được xem là điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng. Nó kết hợp giữa điện thoại di động và PDA. Công nghệ cảm ứng trên điện thoại thời đó còn khá tệ, đó là lý do vì sao tất cả các thiết bị cảm ứng đều dùng một chiếc bút stylus. Sau vài năm, công nghệ màn hình cảm ứng mới thu hút được các hãng sản xuất như Sony (Ericsson), HTC, LG, nhưng chỉ đến khi iPhone của Apple ra mắt, công nghệ màn hình cảm ứng mới đạt đến một chuẩn mới và phổ biến như ngày nay.
Nokia 9000 Communicator là chiếc điện thoại đầu tiên có khả năng kết nối Internet. Tại thời điểm đó, giá bán của nó rất đắt và nhà mạng cũng chưa sẵn sàng cho việc cung cấp dịch vụ Internet.
Điện thoại tích hợp email (1996) Cùng năm Nokia 9000 ra mắt, RIM tung ra thị trường chiếc 900 Inter@ctive Pager với tính năng truy cập email. Email cũng là nhân tố chính làm nên thành công của thương hiệu BlackBerry, đặc biệt là khi nó kết hợp với loại bàn phím QWERTY đặc trưng của dòng điện thoại “dâu đen”. Dịch vụ email của BlackBerry chính thức ra mắt năm 1999, cho phép thiết bị di động đồng bộ hóa hàng loạt các hệ thống email.
Tích hợp GPS (1999) Benefon Esc! là chiếc điện thoại thương mại đầu tiên có tính năng GPS. Model này được thiết kế để làm việc ngoài trời, cho phép tải bản đồ, chỉ hướng hoặc gửi hình ảnh về vị trí thông qua tin nhắn SMS.
Điện thoại chơi nhạc MP3 (2000) Samsung SPH-M1000 hay còn gọi là UpRoar chính là chiếc điện thoại đầu tiên có khả năng chơi nhạc MP3. Cũng ở phân khúc này, dòng điện thoại Walkman của Sony đã từng là bá chủ trên thị trường cho đến khi iPod và iPhone xuất hiện.
Điện thoại cơ bản Feature phone còn được gọi với cái tên là điện thoại cục gạch. Đây là dòng điện thoại được phát triển với mục đích thương mại đại trà, chỉ có các tính năng cơ bản như nghe gọi, nhắn tin và giải trí ở mức độ thấp. Đây là hình thái đã từng phổ biến nhất của điện thoại trên toàn thế giới.
Điện thoại tích hợp camera (2000) Chiếc điện thoại đầu tiên tích hợp camera là Sharp J-SH04, sở hữu camera 0,11 megapixel. Sản phẩm này chỉ được bán ở Nhật Bản. Chỉ trong ít năm, công nghệ camera trên điện thoại đã phát triển chóng mặt, đến mức nó hoàn toàn có thể thay thế các dòng máy ảnh compact hiện nay, như trường hợp của Nokia Lumia 1020 hay Sony Xperia Z1.
Điện thoại thông minh đã từng được định nghĩa là một chiếc điện thoại đa phương tiện, có thể truy cập wifi, internet… mà lúc đó nổi bật lên là những chiếc Nseries, Eseries của Nokia, Black Berry, O2 hay PDA.
Tuy nhiên, đến năm 2007, chiếc iPhone 2G đầu tiên của Apple ra đời đã phá vỡ tất cả định nghĩa về smartphone từ trước đến này. Chiếc điện thoại Iphone của Apple thực sự là một sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay.
Từ 2007 đến nay, định nghĩa smartphone đã được chuyển đổi theo một hình thái hoàn toàn khác. Người dùng đã được chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt của các hãng điện thoại để có thể được cầm trên tay một chiếc smartphone như hiện nay.
Thị trường điện thoại di động Trung Quốc tháng 4 tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước
Dịch bệnh gây ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp điện thoại di động.
Tuy nhiên, báo cáo do Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc công bố cho thấy thị trường điện thoại di động Trung Quốc đã hồi phục vào tháng 4 với mức tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại thương hiệu Trung Quốc đã xuất xưởng 37,982 triệu chiếc trong tháng 4/2020.
Mặc dù ngành công nghiệp điện thoại di động ở Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 4 với việc tung ra thị trường 41,728 triệu chiếc. Nhưng giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020 đã cho thấy mức giảm 20,1% so với cùng kỳ năm trước với 90,681 triệu chiếc được đưa ra thị trường.
Chỉ riêng trong tháng 4 vừa qua, 48 mẫu điện thoại di động mới đã được ra mắt tại Trung Quốc, tăng 14,3% so với cùng kỳ. Nhưng nếu tính từ đầu năm nay thì chỉ có 137 mẫu mới được phát hành, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.
Hãy cùng điểm qua những nét đáng chú ý của thị trường điện thoại ở Trung Quốc trong tháng 4/2020.
Thị trường điện thoại di động 5G tại Trung Quốc
Đối với điện thoại 5G, đã có 16,32 triệu chiếc đã được xuất xưởng trong tháng 4, chiếm 39,3% tổng số đơn hàng điện thoại di động. Hơn nữa, 22 mẫu 5G mới đã được tung ra, chiếm 45,8% tổng số mẫu mới được ra mắt trong cùng thời kỳ.
Tổng cộng, đã có 65 mẫu điện thoại 5G mới được phát hành từ tháng 1 đến tháng 4, chiếm 47,4% số mẫu mới và số điện thoại 5G chiếm 33,6% tổng số đơn hàng điện thoại với 30,41 triệu chiếc.
Thị trường điện thoại thương hiệu Trung Quốc
Nói về thương hiệu, điện thoại thương hiệu Trung Quốc đã xuất xưởng 37,982 triệu chiếc trong tháng 4. Con số này đã tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 91% tổng số thương hiệu. Tổng cộng có 44 mẫu mới được phát hành vào tháng 4, tăng 25,7% so với cùng kỳ, tổng cộng chiếm 91,7% của tất cả các mẫu mới.
Trong khi đó, từ tháng 1 đến tháng 4, đã có sự sụt giảm 22,7% so với cùng kỳ với 81,03 triệu chiếc, chiếm 89,4% tổng số đơn hàng. Tổng cộng có 123 điện thoại thương hiệu Trung Quốc đã được tung ra trong giai đoạn này, mức giảm so với cùng kỳ năm trước là 16,3%, chiếm 89,8% của tất cả các mẫu mới được phát hành.
Thị trường điện thoại thông minh thương hiệu Trung Quốc
Đối với các điện thoại thông minh thương hiệu Trung Quốc, họ đã xuất xưởng 40,782 triệu chiếc trong tháng 4, tăng 17,2% so với cùng kỳ, chiếm 97,7% trong số tất cả các thương hiệu. Tuy nhiên, đã giảm 5,9% so với cùng kỳ về mặt ra mắt mẫu mới (32 mẫu), chiếm 66,7% trong tổng số phát hành mẫu mới.
Tính từ tháng 1 đến tháng 4, có 88,518 triệu điện thoại thông minh mang nhãn hiệu Trung Quốc đã được giao hàng với mức giảm 17,9% so với cùng kỳ, chiếm 97,6% tổng số đơn hàng điện thoại thông minh. Các thương hiệu trong nước đã tung ra 106 mẫu mới, giảm 19,7% so với cùng kỳ, chiếm 77,4% tổng số điện thoại thông minh mới ra mắt.
Theo dữ liệu, thị trường điện thoại di động Trung Quốc đã phục hồi với tỷ suất lợi nhuận cao. Nhưng chỉ có thời gian mới có thể trả lời liệu nó có thể theo kịp đà phát triển trong những tháng tới hay không.
Săn tìm thiết bị khử khuẩn điện thoại di động Điện thoại thông minh (smartphone) được xem là nơi tích tụ vi khuẩn nhưng lại không được vệ sinh đúng cách nên nhiều lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, những nhà kinh doanh đã nhanh chóng đưa ra thị trường các thiết bị khử khuẩn...