Không nên tự ý dùng thuốc trị ho cho trẻ
Ho là triệu chứng của bệnh đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hay giao mùa.
Để điều trị ho phải điều trị nguyên nhân gây ho. Việc tự ý dùng thuốc cho trẻ, dùng thuốc không đúng là những sai lầm mà các bậc làm cha mẹ cần tránh.
Việc tự ý cho trẻ dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ khi bị ho, nhiều khả năng bệnh sẽ tiến triển nặng hơn
Khi nào cho trẻ dùng thuốc ho?
Nhiều cha mẹ cứ thấy trẻ ho là ra hiệu thuốc mua thuốc giảm ho mà không biết ho là một phản ứng của cơ thể để tống các chất kích thích, chất nhầy tiết nhiều ra khỏi các ống dẫn khí. Đây là một cơ chế để bảo vệ tốt bộ máy hô hấp nên trong nhiều trường hợp, không nên tìm cách ngăn cản triệu chứng ho. Đặc biệt, không dùng thuốc giảm ho trong các bệnh như viêm phế quản cấp, hen phế quản, viêm phổi… Trong những trường hợp này ho để tống đờm dãi ra ngoài cơ thể, làm sạch đường thở.
Việc cho trẻ uống thuốc giảm ho sẽ gây ứ đọng các chất đờm dãi, dịch… ở đường hô hấp, gây cản trở sự hô hấp và gây ứ khí phế nang, làm giảm khả năng chống lại vi trùng, làm cho bệnh nặng hơn. Đối với trường hợp ho có nhiều đờm dãi ở trẻ, điều quan trọng là phải làm sạch đường thở cho trẻ bằng các biện pháp không dùng thuốc như giúp trẻ xì mũi, hút đờm đúng cách…
Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp trẻ ho khan, ho do kích ứng, dị ứng. Khi trẻ ho khan nhiều quá, bị mất sức vì ho ban đêm thì mới cho uống thuốc ho để làm dịu cơn ho. Tuy nhiên cũng có khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 2 tuổi dùng thuốc trị ho chứa thuốc kháng histamin vì đối với trẻ quá nhỏ thuốc có thể gây kích động, co giật. Khi thấy trẻ ho và đã cho trẻ dùng thuốc sirô chống dị ứng 2, 3 ngày mà không thấy đỡ thì nên đưa trẻ đi khám. Việc tự ý dùng thuốc cho trẻ, hoặc dùng lại đơn thuốc cũ đều là những sai lầm cần tránh.
Dùng kháng sinh khi nào?
Chỉ cho trẻ dùng kháng sinh do đã xác định được ho lúc này là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc xác định có bội nhiễm. Đặc biệt lưu ý, những thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid đều phải do bác sĩ chỉ định, không nên tự ý mua cho trẻ dùng.
Một số cha mẹ cho con uống thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng trẻ em bị ho, điều này là hoàn toàn không nên nếu như chưa xác định được nguyên nhân ho. Trong trường hợp ho do cảm virus thì thuốc sẽ không đem lại hiệu quả, thay vào đó trẻ có nguy cơ bị nhờn thuốc. Nhiều loại thuốc giảm ho còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ.
Chăm sóc trẻ bị ho
Đối với trẻ bị ho, cần chú ý giữ ấm cho bé, tránh gió lạnh, tránh cảm cúm, cảm lạnh. Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để bổ sung nước cho cơ thể. Trong thời gian này, bạn cũng nên hạn chế tắm cho bé quá lâu, tốt nhất là lau rửa người cho con mỗi ngày bằng nước ấm. Đây là cách để tăng độ ẩm cho da, con sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, theo dõi bé thường xuyên để đề phòng trường hợp trẻ ho nhiều, có biểu hiện khó thở, thở nhanh thì cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Ngoài ra cần bổ sung nhiều nước và điện giải cho bé.
Video đang HOT
Việc tắm nước ấm cũng có thể làm giảm cơn ho của trẻ. Hơi nước ấm, nóng sẽ giúp đường hô hấp của trẻ được thư giãn. Cha mẹ cần ngồi cùng bé khi tắm hơi và tránh để trẻ bị bỏng. Với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng nước chanh ấm pha mật ong để giảm cơn ho của trẻ. Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khi dùng mật ong có thể khiến trẻ bị ngộ độc, thậm chí là tử vong.
Về chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cần hạn chế cho bé ăn những thực phẩm không tốt cho bệnh ho như: bạc hà, chocolate, đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích, đồ uống có ga…
Khi trẻ em bị ho, cha mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày để vệ sinh họng sạch sẽ. Việc này chỉ áp dụng cho những bé từ 3 – 4 tuổi, đã biết súc miệng như vậy tránh được hiện tượng con nuốt nước súc miệng vào trong.
Một số cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em an toàn cha mẹ có thể tham khảo
Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em dưới đây để bảo đảm sức khỏe cho bé.
Hiện nay, việc điều trị bệnh sởi ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị. Việc điều trị chủ yếu giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh. Cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu nguy hiểm để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến nhẹ và có thể kiểm soát được, cha mẹ có thể hỗ trợ điều trị bệnh sởi ở trẻ bằng các biện pháp tham khảo dưới đây.
**Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay can thiệp điều trị mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Các phương pháp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ vẫn cần nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
1. Một số phương pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em
- Giúp trẻ hạ sốt: Mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol hoặc dùng các phương pháp vật lý như lau mát.
- Cho bé dùng thuốc ho, thuốc long đờm để giảm triệu chứng.
- Một số loại thuốc kháng histamine như loratadin, diphenhydramin... cũng có lợi cho trẻ bị sởi.
- Dùng kem bôi ngoài da trị sởi giúp giảm nốt trên da.
- Sát trùng mũi họng cho bé bằng cách cho bé súc miệng bằng dung dịch nước muối.
- Nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Nhỏ mắt cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em (Ảnh:Internet)
- Không cho trẻ đến nơi đông người để tránh lây lan bệnh.
- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh gió lùa và ánh sáng quá mạnh. Phòng của trẻ cần thông thoáng, đảm bảo vệ sinh.
- Trẻ và người chăm sóc cần cắt móng tay để tránh làm các vị trí phát ban bị tổn thương, khiến virus gây bệnh lây lan sang các vùng da lành.
- Bạn nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mát, đầy đủ dưỡng chất. Vì lúc này trẻ mệt và biếng ăn, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa.
- Nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm và biến chứng nặng xảy ra như viêm não, sởi ác tính,... có thể cho bé dùng kháng sinh hoặc corticoid theo liều lượng của bác sĩ.
- Một số trường hợp sẽ cần dùng hồi sức hô hấp hoặc hồi sức tim mạch, tùy vào tình trạng của bé.
Đây là một số biện pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ có thể thực hiện tại nhà. Nếu có gì nguy hiểm thì nên đưa trẻ đến cơ sở gần nhất để kiểm tra.
2. Một số câu hỏi thường gặp khi điều trị bệnh sởi ở trẻ em
Khi thực hiện điều trị bệnh sởi ở trẻ em, chắc hẳn cha mẹ sẽ ít nhiều có những thắc mắc trong suốt quá trình điều trị như thời gian khỏi bệnh, bệnh có lây không,... Dưới đây là một số câu hỏi giúp cha mẹ giải đáp những thắc này.
Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc trẻ bị sởi (Ảnh: Internet)
2.1. Bao lâu thì trẻ hết bệnh sởi?
Bệnh sởi ở trẻ em thường ủ bệnh từ 12-14 ngày và tối thiểu là 6 ngày sau khi khởi phát bệnh trẻ sẽ khỏi. Tuy nhiên, tùy từng thể trạng sức khỏe cũng như cách điều trị cho bé mà thời gian khỏi sẽ không giống nhau.
2.2. Bệnh sởi có lây không?
Bệnh sởi có lây. Nếu không được khống chế bệnh có thể phát triển thành dịch, rất nguy hiểm. Vậy nên trong quá trình điều trị bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ nên tránh để bé tiếp xúc với nhiều người, khi chăm sóc bé cũng cần chú ý sát khuẩn, đeo khẩu trang,...
2.3. Khi nào trẻ có thể đi học?
Khi sức khỏe của trẻ thực sự tốt, thường từ sau khi hết bệnh từ 1-2 ngày, cha mẹ có thể cho bé đi học lại. Nhưng vẫn cần sử dụng một số biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập với bạn bè,...
2.4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ba mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Trẻ sốt trên 38 độ C.
- Vẫn còn tình trạng sốt cao khi đã nổi các ban đỏ.
- Trẻ có hiện tượng nôn ói, không ăn được nhiều, mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên.
Trên đây là một số biện pháp giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng thấp vậy nên rất dễ bị lây bệnh cũng như rất dễ bị virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra bệnh nghiêm trọng. Cha mẹ cần chú ý để đảm bảo sức khỏe của bé, tránh gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trong bất kỳ trường hợp nào nếu như có những dấu hiệu bất thường ở trẻ, người lớn hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi lúc giao mùa Khi thời tiết thay đổi hoặc vào những lúc giao mùa, người cao tuổi hay trở bệnh, đặc biệt các bệnh lý về đường hô hấp. Trong đó, viêm phổi là dạng bệnh thường gặp nhất. Viêm phổi là gì? Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện nhiều hơn...