Không nên thi quá nhiều môn
Theo quy chế thi THPT quốc gia, để xét tốt nghiệp THPT, học sinh phải đăng ký và dự thi tối thiểu 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ.
Đương nhiên, đối với các thí sinh (TS) dự thi tại các cụm thi tốt nghiệp, 100% học sinh chỉ đăng ký thi 4 môn, vì việc thi nhiều hơn 4 môn của các học sinh này là vô nghĩa và không cần thiết.
Tỷ lệ đăng ký và điểm.
Thi đủ 8 môn sẽ có cơ hội xét tuyển tất cả các tổ hợp môn xét tuyển
Việc chọn thi bao nhiêu môn và chọn thi môn nào (ngoài các môn bắt buộc) chỉ có ý nghĩa đối với các TS dự thi tại các cụm thi ĐH. Vì trong các đợt xét tuyển tiếp theo vào tháng 8, TS phải dùng các môn thi này để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi mà ngành học yêu cầu.
Hiện có hơn 100 tổ hợp môn thi được các ngành học ở các trường ĐH, CĐ dùng để xét tuyển. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có khoảng 15 tổ hợp xét tuyển được nhiều trường áp dụng, và quy chế tuyển sinh 2016 còn quy định các trường phải dành ít nhất 50% chỉ tiêu để xét tuyển theo các tổ hợp truyền thống.
Điều này khiến các tổ hợp môn theo các khối thi truyền thống A, A1, B, C, D vẫn là những tổ hợp môn xét tuyển phổ biến nhất của các trường ĐH, CĐ, đồng thời dự kiến đây cũng là sự lựa chọn nhiều nhất của học sinh khi đăng ký chọn môn thi vào tháng 4 và đăng ký xét tuyển vào tháng 8.
Như vậy trên nguyên tắc, học sinh thi càng nhiều môn thì càng có nhiều cơ hội xét tuyển theo nhiều tổ hợp môn thi hơn. Nghĩa là trừ những ngành có xét tuyển môn năng khiếu, các TS thi đủ 8 môn hoàn toàn có thể tổ hợp 8 môn đã dự thi thành tất cả các tổ hợp môn xét tuyển.
Video đang HOT
Số liệu thống kê kỳ thi THPT quốc gia 2015 cho thấy: tổng số TS dự thi THPT quốc gia để lấy kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ là 726.693 người, trong đó số học sinh chọn thi 5 môn có tỷ lệ cao nhất (gần 39%). Số học sinh chọn thi đúng số môn tối thiểu (4 môn) chiếm 32,55%.
Tính chung, tỉ lệ số học sinh chọn thi từ 5 môn trở lên chiếm hơn phân nửa tổng số TS thi tại các cụm thi ĐH (52,2%), nhưng trong số này tỷ lệ TS chọn 7-8 môn thi rất thấp, chỉ có 3.804 TS (0,52%) chọn thi 7 môn, 620 TS (0,09%) chọn thi 8 môn.
Tỷ lệ thí sinh đăng ký một số môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Thi nhiều môn chưa chắc có hiệu quả
Quy định về điểm ngưỡng (mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào) không cho phép các trường ĐH xét tuyển các TS có tổng điểm thi 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển thấp hơn 15 điểm.
Như vậy, dù cho TS đã dự thi bao nhiêu môn, tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng trúng tuyển của TS là điểm bình quân 3 môn thi, được tính bằng cách lấy điểm tổng cộng các môn thi chia cho số môn mà thí sinh đã dự thi và đối chiếu với mức điểm ngưỡng xét tuyển 15 điểm.
Thống kê từ Bộ GD&ĐT trong kỳ tuyển sinh 2015 cho thấy: có 531.180 TS có ít nhất một tổ hợp với tổng điểm bằng hoặc cao hơn 15 điểm (chiếm tỉ lệ chung 73% tổng số lượt TS dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ).
Với các TS đã thi 8 môn, thống kê cho thấy điểm bình quân 3 môn thi chỉ là 13,3 điểm, thấp hơn mức điểm ngưỡng, trong đó không đến 1/4 TS thi 8 môn đạt điểm bình quân 3 môn thi từ 15 điểm trở lên (24,8%). Tương tự như vậy, điểm bình quân 3 môn thi của các TS đã thi 7 môn chỉ đạt 13,22, chỉ có 23,9% TS thi 7 môn đạt mức điểm ngưỡng xét tuyển.
Đối với các thí sinh đã thi 4-5-6 môn, mức điểm bình quân 3 môn thi của các TS đều vượt mức điểm ngưỡng 15 điểm với tỷ lệ rất cao (từ 59% đến gần 63% tổng số TS).
Đặc biệt, các TS đã tốt nghiệp THPT từ những năm trước quay lại thi chỉ để lấy điểm xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì phần lớn chỉ thi 3 môn (chiếm tỉ lệ đến gần 75%).
Như vậy, việc thi quá nhiều môn tuy có điều kiện để tham gia xét tuyển ở nhiều tổ hợp môn thi khác nhau, nhưng điều kiện tiên quyết để xét trúng tuyển lại là tổng điểm thi của các tổ hợp môn xét tuyển càng cao càng tốt.
Do vậy, việc chọn số lượng môn thi hợp lý (từ 4 đến 6 môn), vừa tuân thủ đúng quy định của kỳ thi, vừa giúp việc tập trung ôn tập có hiệu quả.
Các TS thi đủ tối thiểu 4 môn, nếu chọn môn Vật lý là môn thứ tư bên cạnh 3 môn bắt buộc, đã đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào các ngành xét tuyển theo các tổ hợp truyền thống khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và khối A1 (Toán, Lý, Ngoại ngữ).
Đối với các TS chọn thi 5 môn, xu hướng của các TS này thường chọn các môn lý, hóa (định hướng thêm được tổ hợp môn Toán, Lý, Hóa, vốn là khối thi A truyền thống được các trường dành khá nhiều chỉ tiêu); hoặc chọn các môn Sử, Địa để định hướng cho các ngành xét tuyển theo khối C truyền thống.
Chính vì vậy, điều dễ hiểu là vì sao học sinh thường có khuynh hướng chọn thi môn lý và môn địa khi đăng ký các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa/Tuổi Trẻ
Trường có 100% học sinh không thi đại học
Theo Sở GD&ĐT Nghệ An, Trường Phổ thông Năng khiếu TDTT tỉnh này có 100% học sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp. Nhiều trường khác không có học sinh đăng ký thi môn Lịch sử.
Trao đổi với Zing.vn ngày 30/3, ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Theo số liệu ban đầu, tỉnh Nghệ An có 31.698 học sinh dự kỳ thi THPT quốc gia. Trong đó, 12.113 em (chiếm 38,21%) chỉ dự thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp, chứ không đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, cao hơn 1% so với năm 2015.
Các trường THPT có nhiều học sinh không xét tuyển đại học cao đẳng là: Trường Phổ thông Năng khiếu TDTT tỉnh Nghệ An (100%), THPT Đinh Bạt Tụy (96,97%); THPT VTC (93,94%), THPT Nguyễn Huệ (90,38%); THPT Cửa Lò 2 (77,33%) và THPT Sào Nam (79,44%)...
Riêng các huyện miền núi như Quỳ Hợp, Tương Dương, Con Cuông, Tân Kỳ..., tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi lấy kết quả công nhận tốt nghiệp THPT dao động từ 59% - 67%. Tỷ lệ này ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên xấp xỉ 100%.
Thí sinh ở Nghệ An dự kỳ thi THPT năm 2015. Ảnh: Phạm Hòa.
Ngoài ba môn bắt buộc Ngữ văn, Toán và Ngoại Ngữ, các môn được học sinh chọn thi nhiều là Vật lý, Hóa học, Sinh học. Riêng môn Lịch Sử, cụm thi địa phương chỉ có 41 thí sinh đăng ký dự thi, chiếm 0,008% tổng số thí sinh dự thi (bằng 1/3 so với năm 2015).
"Theo số liệu thống kê, có thể nhiều điểm thi 'trắng' thí sinh thi môn Lịch sử hoặc có từ 1 hoặc 2 thí sinh", ông Vinh cho hay.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra từ ngày 1 đến 4/7, với 8 môn thi: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Ở cụm thi địa phương do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức, chỉ có 117 thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử. Nhiều hội đồng thi không có thí sinh đăng ký thi môn này.
Theo Zing
Những lỗi cần tránh khi làm bài thi Địa lý Cô Định Thị Hằng - Tổ trưởng tổ Địa lý, trường THPT Trần Phú (Hà Tĩnh) - lưu ý thí sinh tránh một số lỗi khi làm bài môn Địa lý, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016. Lỗi thiếu ý: Câu trả lời gồm 3 ý, học sinh chỉ trả lời 2 ý. Nhiều học sinh khi thi xong rất phấn khởi...