Không nên thay đổi nhiều nguyện vọng xét tuyển
Đó là lời khuyên của các chuyên gia tuyển sinh dành cho thí sinh tại Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2018 tại TP.HCM.
Thí sinh bày tỏ băn khoăn tại ngày hội tư vấn xét tuyển – Ảnh: HOÀNG ĐÔNG
Có mặt tại Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM để dự ngày hội, nhiều thí sinh và phụ huynh thắc mắc việc thay đổi nguyện vọng (NV) và cơ hội trúng tuyển, nguyên tắc xét tuyển đại học.
Thay đổi đến 48 nguyện vọng nhưng chỉ đậu 1
Một phụ huynh lo lắng: ‘Con tôi thi được 22,5 điểm đăng ký NV1 ngành công nghệ thông tin ĐH Bách khoa, NV2 ĐH Sư phạm kỹ thuật. Nếu không trúng tuyển Bách khoa, Sư phạm kỹ thuật có điểm chuẩn 22,5 thì con tôi có trúng tuyển không hay trường ưu tiên những thí sinh đăng ký NV1 có điểm thi thấp hơn con tôi?’.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nhấn mạnh: các nguyện vọng được các trường xét tuyển bình đẳng. Nếu không trúng tuyển NV1, thí sinh sẽ được trường NV2 xét tuyển bình đẳng với các thí sinh khác đăng ký vào ngành đó căn cứ vào điểm thi, không phân biệt thứ tự NV. Chỉ có 1 điểm chuẩn cho tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành đó.
Một phụ huynh băn khoăn: ‘Thí sinh có được thay đổi toàn bộ NV? Số NV điều chỉnh có được lớn hơn không hay chỉ bằng hoặc nhỏ hơn, được điều chỉnh bao nhiêu lần? Kỹ thuật trục trặc khi thay đổi trực tuyến thì làm thế nào?’.
ThS Nguyễn Đức Trung – Cán bộ Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), giải thích: Khi đã thay đổi trực tuyến, mỗi thí sinh đều có 1 tài khoản, thí sinh có thể sử dụng tài khoản này để kiểm tra kết quả điều chỉnh NV. Tất cả thông tin thay đổi đều được lưu lại trong tài khoản của thí sinh. Nếu chưa thay đổi thành công thì làm lại.
Ông lưu ý thí sinh thường xuyên vào tài khoản của mình để kiểm tra thông tin. Khi thay đổi xong nhớ in ra để lưu lại.
Đại diện tuyển sinh của các trường tư vấn thông tin xét tuyển cho thí sinh tại ngày hội – Ảnh: HOÀNG ĐÔNG
Video đang HOT
‘Thí sinh có thể thay đổi NV nhưng cần cân nhắc kỹ. Năm ngoái có thí sinh thay đổi đến 48 NV, tuy nhiên thí sinh chỉ trúng tuyển một NV, 47 nguyện vọng còn lại rất lãng phí.
Nguyên tắc đăng ký NV như sau: NV1 là NV yêu thích nhất, yêu thích thứ 2 để NV2… Tất cả các NV đều được các trường xét tuyển bình đẳng như nhau’, ông nhắc.
TS Lê Chí Thông – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, tư vấn: ‘Với cách xét tuyển năm nay, em không cần quá quan tâm điểm của mình và điểm chuẩn mà chỉ cần quan tâm đến ngành mình yêu thích, NV1 ngành yêu thích vượt quá sức một chút, ngành NV2 vừa sức và NV3 ngành có điểm chuẩn năm trước không cao’.
Cơ hội trúng tuyển thế nào?
Rất nhiều thí sinh lo lắng khả năng trúng tuyển của mình, nhất là những ngành “hot”. Thí sinh Lê Minh Quân cho biết mình thi được 22 điểm, đăng ký ngành điện điện tử chương trình tiên tiến Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), cơ hội trúng tuyển cao không, có cần điều chỉnh nguyện vọng không?
TS Lê Chí Thông – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) tư vấn: Thời điểm này không ai có thể nói được điểm chuẩn của các trường chính xác là bao nhiêu. Tuy nhiên, với tình hình điểm thi năm nay của thí sinh thấp hơn năm trước nên dự báo điểm chuẩn các trường có mức điểm chuẩn trên 23 trong năm 2017 có thể giảm từ 2-3 điểm.
Tương tự, trả lời câu hỏi cơ hội trúng tuyển ngành công nghệ thông tin, ThS Phùng Quán – Trưởng phòng thông tin truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), cho biết các ngành có điểm chuẩn 25-26 trong năm 2017 có thể giảm còn 20-24 điểm trong năm nay do mặt bằng điểm thi của thí sinh năm nay thấp hơn khá nhiều.
Một thí sinh khác băn khoăn về cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học, sợ khó tìm việc do các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu hạn chế, ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
TS Lê Thị Thanh Mai tư vấn: ‘Ngành công nghệ sinh học có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp, thực phẩm, môi trường, y… Có nhiều trường đào tạo ngành này nhưng mỗi trường một thế mạnh, nghiêng về ứng dụng nông nghiệp thì ĐH Nông lâm, y học cuộc sống thì ĐH Khoa học tự nhiên, dây chuyền sản xuất thì ĐH Bách khoa. Thí sinh nên tùy theo nhu cầu của mình mà đăng ký.
Công nghệ sinh học đang được đầu tư mạnh với các phòng thí nghiệm trọng điểm ở các trường ĐH nên thí sinh có thể yên tâm. Sinh viên tốt nghiệp ngành này cũng có thể theo học tiếp nhóm ngành dược’.
Tuy nhiên bà cũng lưu ý: ‘Ngành này hay thì hay nhưng thực sự khó nên muốn theo ngành này các em phải thực sự yêu thích’.
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chia sẻ thêm: trang thiết bị thí nghiệm của ngành này rất đắt đỏ và đòi hỏi người học phải có lòng đam mê, chịu khó vì thời gian làm việc phần lớn ở phòng thí nghiệm.
Đúng là ngành này khó tìm việc làm, hầu hết các thiết bị tập trung ở các thành phố lớn, ở các tỉnh có lẽ hơi khó. Do vậy, các em phải thực sự yêu ngành và học giỏi thì cơ hội việc làm mới thuận lợi.
Có ngành số lượng thí sinh đăng ký gấp 1.800 lần chỉ tiêu
Chia sẻ thêm về những lo lắng của thí sinh và phụ huynh về cơ hội trúng tuyển, TS Lê Chí Thông “bật mí” những ngành “hot” của trường như ô tô, công nghệ thông tin ở Trường ĐH Bách khoa có số lượng thí sinh đăng ký gấp 1.800 so với chỉ tiêu.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng cũng chia sẻ: ngành ô tô ở Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có số lượng thí sinh đăng ký bằng chỉ tiêu một trường nho nhỏ.
“Tuy nhiên, chúng ta không cần quan tâm quá vấn đề này, chúng ta vẫn cứ để ngành mình thích nhất ở nguyện vọng cao nhất. Nếu không trúng tuyển chúng ta vẫn còn cơ hội ở các nguyện vọng thấp hơn vì các nguyện vọng được xét tuyển bình đẳng căn cứ vào điểm thi”, TS Lê Chí Thông nói thêm.
Theo tuoitre.vn
Nam sinh 10X chọn học trực tuyến để sớm thành lập trình viên
Đam mê công nghệ sau khi xem một bộ phim truyền hình của Mỹ, Mai Xuân Đức quyết định theo ĐH trực tuyến FUNiX từ khi vào lớp 10.
Thích khám phá máy tính và nghiên cứu các phần mềm từ nhỏ, Mai Xuân Đức (Thanh Hóa) bắt đầu nghĩ đến nghề lập trình sau khi theo dõi một bộ phim truyền hình Mỹ về công nghệ. Cuộc sống của Elliot, nhân vật chính trong bộ phim Mr.Robot kích thích sự tò mò của cậu về thế giới lập trình.
"Từ tò mò, sau khi xem xong bộ phim, em đã ngồi nghiên cứu về code cả ngày mà không chán", Đức kể lại sự tình cờ đưa cậu đến với ngành công nghệ thông tin.
Không đợi sự định hướng của gia đình về nghề nghiệp tương lai, Đức chủ động lên mạng tìm hiểu thông tin về các trường đại học đào tạo công nghệ thông tin tại Việt Nam. Sau nhiều lựa chọn, đánh giá, cậu quyết định gắn bó với Đại học trực tuyến FUNiX. "Với em, FUNiX là mang đến môi trường học công bằng, năng động và linh động, phù hợp với thời gian cá nhân", Đức nói.
Để được học lĩnh vực mình mong muốn theo cách học mới lạ, Xuân Đức phải thuyết phục gia đình, cân bằng việc học trên trường và duy trì sự tự giác khi học online. Chàng trai trẻ cho biết, khó khăn lớn nhất của cậu là thuyết phục gia đình, để bố mẹ tin tưởng rằng việc học tập này là nghiêm túc và cũng là bước đầu cho lộ trình tương lai của cậu sau này.
Mong muốn của Đức cuối cùng cũng trở thành sự thật. Mai Xuân Đức trở thành một trong những tân sinh viên thế hệ 10X đầu tiên gia nhập Đại học FUNiX vào kỳ học tháng 6/2018.
Mai Xuân Đức ở đời thường.
Đánh giá về phương pháp học online tại FUNiX, Đức nhận thấy việc học tại trường không hề chiếm quá nhiều thời gian. Chỉ cần 2 tiếng mỗi ngày với chiếc máy tính trên thư viện trường, cậu đã có thể học những môn học đầu tiên của chứng chỉ Công dân số.
Sống cùng gia đình tại Thanh Hóa, việc học của Đức không bị ảnh hưởng mỗi khi gặp kiến thức khó vì luôn được mentor - các chuyên gia giảng dạy tại trường hỗ trợ trực tuyến hàng ngày.
Theo cậu, một trong những điểm nổi bật của trường là sự nhiệt tình của các mentor. Đức cho biết: "Mentor chỉ dẫn rất nhiệt tình, luôn trả lời ngay khi em vừa hỏi, kể cả khi tối muộn. Điều em thấy bổ ích nhất là có thể tự do bày tỏ quan điểm, hỏi bất cứ điều gì mình chưa biết với mentor mà không ngại bị cười chê".
Ngoài học tập, bóng đá là môn thể thao yêu thích của Đức.
Kể về thời gian đầu học tại FUNiX, Mai Xuân Đức cho biết, bản thân khá lo lắng về việc học online khiến cậu không được tương tác nhiều với bạn bè và thầy cô. Tuy nhiên, ngay khi vừa nhập học, Xuân Đức đã có dịp tham dự xDay - hoạt động offline định kỳ của nhà trường. Tại đây, cậu được nghe chia sẻ về hướng nghiệp, kỹ năng viết CV, trả lời phỏng vấn của mentor Nguyễn Viết Hiền.
Được tham gia hoạt động của FUNiX, lại gặp gỡ các bạn bè cùng học và các mentor khiến Đức hào hứng hơn cho hành trình sắp tới. Cậu cho biết trước mắt sẽ cố gắng hoàn thành chứng chỉ 1 - Công dân số trong 60 ngày để nhận được học bổng của trường. Mục tiêu xa hơn là học tập hiệu quả để có một công việc trong ngành Công nghệ thông tin, cụ thể là lập trình web.
Mai Xuân Đức không phải là sinh viên thế hệ 10X duy nhất tại FUNiX. Nhiều bạn trẻ thế hệ 1999, 2000 đã theo học đại học trực tuyến để bắt đầu cho tương lai. Đức cho rằng, với thế hệ 10X, chủ động tìm hiểu, lựa chọn và quyết tâm đi theo con đường mình yêu thích là yếu tố quan trọng để sớm nắm bắt thành công trong tương lai.
Hiền Mai
Theo vnexpress.net
Điểm chuẩn trường đại học tốp đầu ở Hà Nội sẽ giảm từ 2- 3 điểm Trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Thương Mại... dự kiến sẽ giảm điểm chuẩn năm 2018 từ 2- 3 điểm ở nhiều ngành so với năm 2017. Chuyên gia tuyển sinh khuyên thí sinh: "Năm nay, nếu đạt 15 điểm thì cứ mạnh dạn đăng ký ngành 16-17 điểm, vì năm nay xu hướng...