Không nên nuông chiều, hay áp đặt con cái
Vấn đề nuông chiều, áp đặt con cái đi đến hư hỏng, lụy phiền không có gì mới, nhưng nó luôn là vấn đề thời sự. Bởi nó luôn diễn ra hằng ngày và chưa bao giờ có hồi kết, khiến cho bậc làm cha làm mẹ phải đau đầu.
Vì tình thương bao la, trời biển, nên không ít bà mẹ yêu thương, nuông chiều con đến thái quá. Và ngược lại cũng không ít bà mẹ cực đoan, quyết đoán, áp đặt những ý muốn, nguyện vọng của mình lên con cái. Hai vế vừa nêu, nếu “ứng dụng” không khéo vô hình trung chính người mẹ đẩy cho con mình đi đến hư hỏng, và nhiều hệ lụy. Nếu đã thành nếp, biến thành thói quen, sẽ khiến nhân cách chúng “chệch hướng”, vận vào suốt cuộc đời, có khi người mẹ không nhận ra.
Nhận thức, ý thức của trẻ con luôn khác người lớn. Hễ chúng muốn là phải bằng được, không hề suy xét mặt này, mặt khác, chẳng cần biết thiệt hơn. Như khi muốn có quần áo thì chúng cứ vòi vĩnh, gây áp lực bằng cách gào lên, hay ra rả cả buổi. Nhiều đứa trẻ còn biết lợi dụng lúc có khách đến nhà để vòi vĩnh mẹ gây cho người mẹ vô cùng căng thẳng, bực bội. Có khi vì đối phó với tình thế, không ít bà mẹ “gật đầu” cho qua chuyện.
Lâu dần, trẻ con quen thói “muốn gì được nấy”, người mẹ như thể chiếc máy cho chúng điều khiển. Trình trạng này thường hay xảy ra trong gia đình con một. Điều kiện kinh tế có, người mẹ có khi không nỡ để con mình thua kém bạn bè. Vậy là đẩy con cái bước dần lên sự ích kỷ, tham lam, chỉ biết hưởng thụ.
Không ít đứa trẻ cũng từ đó khi ra đời chúng luôn tự cho mình hơn người khác. Chúng chẳng biết nhường nhịn hay hy sinh, thậm chí chẳng cần biết đến sự công bằng, lẽ phải là gì, cứ giành lấy những lợi ích về phần mình. Thực tế cho thấy, không ít phụ nữ, rất mạnh mẽ, dứt khoát ngoài xã hội, nhưng lại yếu đuối, dễ dãi với con trong nhà. Nhiều đứa trẻ tinh ý, “khoét” vào điểm yếu này của người mẹ.
Người mẹ bao giờ cũng kỳ vọng vào tương lai con cái mình, mong muốn con có chỗ đứng trong xã hội. Từ đó nôn nóng, muốn con đạt thành quả này, thành tích nọ. Chương trình học ở nhà trường “bù đầu, bù cổ” mà vẫn muốn con mình chiều đi tập bơi, tối đi học âm nhạc… Ngày chủ nhật chúng cũng không được nghỉ ngơi. Bắt con đi học thêm ngoại ngữ, toán, tin học… trong khi họ không theo dõi sức học và thời lượng có thích hợp cho lứa tuổi các cháu hay không. Các phương tiện truyền thông lâu nay đã không ít lần khuyến cáo, xem đó như là vấn nạn mà trẻ em phải gánh chịu từ sức ép của gia đình, tác động của xã hội.
Hiện thực đã xảy ra, không ít đứa con trong gia đình vì hiếu, phải chiều theo ý muốn của cha mẹ mà thi vào những trường mà mình chẳng thích, hay có sở trường về ngành học. Có những sinh viên không thích ngành y, sư phạm… nhưng vì làm cho cha mẹ vui lòng phải nặng nề ngồi giảng đường đến hai ba năm. Sự chịu đựng đến lúc vỡ ra, vậy là chúng bỏ học, năm sau thui thủi đi thi vào trường khác!
Cũng không ít cô cậu khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng… mới biết mình vào “nhằm trường”. Thế là ra làm việc không hiệu quả, bị thủ trưởng trách mắng, vậy là chán nản, trầm uất, đi đến bỏ việc…
Quả thật nuôi con thì dễ chứ dạy con để nên người vô cùng khó. Chỉ mỗi chuyện việc nào chiều con việc nào không cũng đã là bài toán luẩn quẩn không lời đáp. Biết được lĩnh vực nào là sở trường, lĩnh vực nào là sở đoản của con, không phải ai cũng có thời gian để theo dõi. Hay có lắm phụ huynh không có khả năng để nhận biết thế mạnh của con mình mà định hướng cho chúng.
Video đang HOT
Thật ra con người có khi rất giỏi ở lĩnh vực này mà “dốt đặc” ở lĩnh vực kia đến không ngờ. Cha mẹ nên sớm tìm hiểu con mình thuộc nhóm “hướng nội” hay “hướng ngoại” để giúp chúng phát huy thế mạnh nội sinh, chọn ngành nghề tốt nhất cho tương lai.
Thiết nghĩ tình thương và sự giáo dục đơn thuần vẫn chưa đủ. Cha mẹ phải dành thật nhiều thời gian để dõi theo từng bước đi của con mình từng lúc, nhằm uốn nắn kịp thời. Con tàu đi tới tương lai của con cái, vượt qua sóng gió để tới bến bờ hẳn không thể thiếu viên thuyền trường – cha mẹ – lèo lái.
PHẠM THÀNH LONG
Theo thegioitiepthi
7 điều trao đổi cùng người thẩm định chương trình Công nghệ giáo dục
TS Nguyễn Hoàng Chương là hiệu trưởng một trường phổ thông ở Lâm Đồng. Sau khi đọc bài viết Mấy điều trao đổi về phát biểu của GS Hồ Ngọc Đại trong buổi thuyết trình, TS Chương đã gửi tới VietNamNet bài viết "xin được trao đổi cùng Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục" 7 điều.
Ảnh minh họa
1. Công nghệ giáo dục
N. M. Iacôplép (1975), với chuyên khảo Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông, tác giả có nhấn mạnh: "Ý nghĩa của sự dạy học là ở chỗ làm thế nào để cho trẻ học tập, nghĩa là thực hiện được quy trình công nghệ của tri giác, chế biến, củng cố và vận dụng vào thực tiễn những kỹ năng và tri thức".
Theo tiếp cận này, "người hoạt động chính của quá trình học tập là học sinh, chính học sinh trực tiếp thực hiện quá trình công nghệ của sự phát triển và hoàn thiện của mình".
Cũng theo N. M. Iacôplép, "trong việc dạy học gồm có hai quá trình công nghệ chồng lên nhau: quá trình "của giáo viên" và quá trình "của học sinh". Cả hai quá trình này diễn ra đồng thời, vì vậy, kết hợp được chúng với nhau một cách hài hòa là một việc khó".
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là nội hàm của công nghệ giáo dục, luôn có giá trị, cần được vận dụng và tiếp tục phát triển lên tầm cao mới trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Thiết kế tỉ mỉ một quy trình dạy học, nếu được thể hiện trong sách giáo khoa, rất cần thiết cho lớp 1 và những lớp tiếp sau. Khẳng định điều đó lên các lớp trên (sau lớp 1) là không phù hợp và không hiệu quả - một nhận định chủ quan, áp đặt, thiếu cơ sở khoa học.
Càng áp đặt hơn khi cho rằng trong TV1 - CNGD có những điều "cực đoan", cực đoan hay kiên quyết đột phá?
2. Với lớp 1, "chân không về nghĩa" - tại sao không?
Các cháu mẫu giáo, lớp 1 trong giao tiếp với gia đình, với người thân quen, các cháu nói có lúc rất người lớn, chưa hiểu hết điều mình nói ra.
Có những điều tuy đơn giản nhưng các cháu chưa được nghe vì thế lúng túng khi trả lời.
Cháu tôi vào lớp 1, cô hỏi: "Con có phải cháu thầy Chương không?", cháu tôi trả lời không.
Biết chuyện, tôi hỏi cháu vì sao, cháu hồn nhiên trả lời chỉ có ... bác Chương.
Nhiều trẻ mẫu giáo, đầu lớp 1, cứ nhìn hình là đọc trôi chảy, cả những từ khó. Điều này, có gì là không ổn? Đọc - hiểu - cảm xúc - phát triển nhân cách, trong nhiều trường hợp được bắt đầu từ "chân không về nghĩa".
3. Ngôn ngữ hàng ngày với trẻ lớp 1
"Chân không về nghĩa" và học sinh lớp 1 cần được học ngôn ngữ hàng ngày có mối liên hệ biện chứng. Ngữ liệu "thô ráp" của đời thường, dẫn trẻ lớp 1 đến đâu là cả một quá trình.
Đừng đem lo lắng, suy diễn của người lớn để quy chụp và lấy trẻ ra để ... dọa, đó không phải là cách làm khoa học.
4. Bàn về vật thật và vật thay thế
Trong lĩnh vực cơ học, vật chuyển động - vật thật như: ô tô, tàu hỏa, máy bay, ..., ở Cơ học lớp 10, khi giải bài toán chuyển động của các vật đó, người ta dùng vật thay thế là chất điểm. Chất điểm giúp vấn đề khảo sát trở nên đơn giản hơn nhưng từ đó giúp nghiên cứu chuyển động của vật rắn về sau được đầy đủ, chính xác.
Trong lĩnh vực ngôn ngữ, tuy người viết là người ngoại đạo, nhưng với lập luận của PGS Bùi Mạnh Hùng, dùng khái niệm vật thật, vật thay thế có vẻ làm phức tạp hóa vấn đề khi vận dụng vào dạy ngôn ngữ, đó là nhận định chưa toàn diện.
5. Lớp 1, cần yêu thương
Trong bài hát "Cô và Mẹ", có câu: "Cô và Mẹ là hai cô giáo, Mẹ và Cô ấy hai mẹ hiền", sự yêu thương này giúp trẻ lớp 1 tự tin, mạnh dạn tham gia hoạt động ở lớp, trong gia đình - một cơ sở quan trọng của công nghệ giáo dục.
Món quà tặng đầu đời cho trẻ là yêu thương, những điều tốt đẹp khác, trẻ phải tự kiếm tìm. Niềm tin vào người lớn bắt đầu từ tình yêu thương trẻ và được xác lập thông qua quá trình học chủ động, những năm tháng suy xét, lớn khôn.
Dường như có sự nhầm lẫn này, một sự nhầm lẫn không vô tình!? Tôi cho rằng, tâm huyết của GS Hồ Ngọc Đại thể hiện trong TV1 - CNGD là khởi nguồn, là yêu thương dành cho trẻ.
6. Nhiều thế hệ trưởng thành được bắt đầu từ lớp 1 với tập đọc và chính tả
Đọc một văn bản Tập đọc, nghe người khác đọc và ghi lại thành chữ viết Chính tả, có từ rất lâu, được nhà trường xưa đặc biệt chú trọng. Phải chăng vì thế, với những ai đã trải qua nhà trường xưa, dù chỉ qua lớp 1, lớp 2, họ rất khó tái mù - đây là cơ sở thực tiễn. Tập đọc, Chính tả tốt ngay từ lớp 1 giúp học sinh đọc - hiểu - diễn đạt ở những lớp học cao hơn và có thể nói, trẻ khó tái mù.
7. Cần hiểu đúng vấn đề nêu gương trong giáo dục
Đứng trong hệ quy chiếu giáo dục mà công nghệ giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp (một phần tử của hệ quy chiếu giáo dục) để hiểu đúng vấn đề nêu gương. Dường như PGS Bùi Mạnh Hùng có sự nhầm lẫn hoặc gán ghép, bóc tách ngôn ngữ kiểu "giáo dục không cần nêu gương", đó mới là không nêu gương trong khoa học. Không tương kính sẽ khó có tâm huyết, không tương kính thì khó từ chối quyền cao chức trọng để cống hiến và cho ra đời công trình TV1 - Công nghệ Giáo dục. Lẽ thường, lúc trao đổi trong không gian cảm xúc, ân tình, có sự cộng hưởng cao giữa người nói và người nghe, việc diễn đạt gần gũi, thật lòng, thẳng thắn thì không thể nói là không tương kính.
(Bài viết có trích dẫn tài liệu trong cuốn: Khoa học giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay của hai tác giả Phan Văn Kha và Nguyễn Lộc)
TS Nguyễn Hoàng Chương
Theo vietnamnet
Cần hiểu đúng về huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục Từ vụ thư kêu gọi tự nguyện ở Hải Phòng cho thấy, cách thức thu vẫn trong tình trạng nhà trường áp đặt, cào bằng với phụ huynh. Gần đây, trên mạng xã hội xôn xao bức thư do hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Tố (quận Lê Chân, Hải Phòng) ký. Trong bức thư này, nhà trường đưa ra kế hoạch...