Không nên ép trẻ thuận tay trái viết tay phải
Lo ngại con mình khác người, nhiều phụ huynh đã ép trẻ chuyển từ viết tay trái sang tay phải. Theo các chuyên gia đây là sự lựa chọn sai lầm.
Có kinh nghiệm nuôi dạy hai con, nhưng khi Múp Míp bắt đầu vào lớp 1, chị Lê Thị Toản (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn băn khoăn nhiều. Chị chia sẻ, Múp Míp từ khi 3 tuổi đã khác hai anh, bé tỏ ra thuận tay trái hơn tay phải, thường xuyên cầm bút và vẽ bằng tay trái. Bản thân chị cũng chứng kiến những người dùng tay trái viết đã quen, rèn tay phải “cực lắm” nên chị tâm sự, tập cho Múp Míp sinh hoạt bằng tay trái, còn viết vẫn bằng tay phải.
Là kỹ sư công nghệ thông tin nhưng anh Nguyễn Hùng (tập đoàn FPT, Hà Nội) từng thuận tay trái hơn tay phải, nhưng hồi nhỏ đi học thường xuyên được rèn viết bằng roi nên anh phải dùng tay phải. Áp lực tâm lý những năm tháng đó khiến anh “sợ hãi khi nghĩ đến học hành”. Hiện giờ, dù dùng tay trái trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng anh vẫn viết bằng tay phải và “chữ xấu tệ”, anh cười.
Nhận thấy những người sử dụng tay trái tốt hơn tay phải là do ảnh hưởng một phần từ yếu tố di truyền, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, chuyên gia tư vấn tâm lý giáo dục trẻ em tổ chức Share khuyến khích gia đình có con thuận tay trái nên để trẻ phát triển tự nhiên.
Chị kể, gia đình mình cũng có nhiều người thuận tay trái nhưng không ai gặp khó khăn trong cuộc sống. “Trẻ cần được tôn trọng sự tự nhiên, nếu con bạn có khả năng dùng tay trái tốt hơn tay phải thì không nên bắt ép trẻ viết tay phải theo số đông vì tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khi chúng thấy mình là một cá thể khác người”, chị Hiền khẳng định.
Tại các trường học, cô giáo vẫn khuyến khích trẻ viết bằng tay phải hơn là tay trái. Ảnh: Hồng Nhung.
Đã 7 năm dạy trẻ mầm non, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Linh, giáo viên mầm non Hạ Đình tại Hà Nội gặp nhiều trường hợp trẻ sử dụng tay trái thành thạo hơn tay phải. Những bé dùng tay trái thuận khi ghép hình thường nhanh, lúc tô màu đẹp hơn hẳn các bạn thuận tay phải. Tuy nhiên, không ít phụ huynh thấy con thuận tay trái hơn thường nhờ cô giáo uốn nắn để con đừng thuận tay chiêu. Cô Linh tâm sự: “Nhiều trường hợp, các bé có khả năng dùng tốt cả hai tay, nhưng không ít trẻ dùng tay phải để di màu xấu hơn hẳn lúc dùng tay trái. Những lúc đó, tôi chia sẻ với phụ huynh để họ hiểu và đừng bắt ép con mình quá, cứ để phát triển tự nhiên theo những gì các em có”.
“Bạn thử tưởng tượng mình thuận tay phải và bây giờ có người bắt bạn phải viết tay trái thì bạn sẽ vất vả như thế nào? Những người sử dụng tay trái thành thạo cũng vậy”. Ngọc Lâm, 18 tuổi, sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, than thở.
Lâm cho biết, khi đi học phổ thông cô thường xuyên bị các giáo viên uốn nắn viết tay phải. Khi lên đại học, phải tốc ký nhiều đoạn, Lâm chuyển qua viết tay trái cho nhanh và đỡ mỏi. “Mình có một anh bạn, viết tay phải thì chậm chạp nhưng khi dùng tay trái chữ rất đẹp vì từ bé anh đã được dạy viết tay trái, có điều cách viết của anh khá ngộ, là quay ngang tờ giấy. Giờ anh đi làm và sử dụng máy tính nhiều hơn nên không gặp khó khăn như ngày xưa”, Lâm kể.
Video đang HOT
Không ít năm mở lớp dạy chữ cho học sinh tiểu học trên phố Chùa Bộc cô giáo Hương gặp nhiều phụ huynh than phiền khi thấy con thuận tay trái. “Ngày bé vốn là người thuận tay trái, tôi hiểu rõ cái khó khi thuận tay trái nhưng viết bằng tay phải. Hồi đấy, mỗi lần tập viết là tôi toát mồ hôi”, cô kể.
Một đứa trẻ, nếu thuận viết bằng tay trái sẽ phải nỗ lực hơn bạn bè rất nhiều, vì chỉ giáo viên thuận tay trái mới cầm bút và hướng dẫn các em cụ thể. Khi đi học, trẻ cũng phải chọn góc ngồi bên trái để tránh va phải bạn bè. “Nên để trẻ viết tốt một tay trái hoặc phải ngay từ đầu, vì như vậy chữ sẽ đẹp hơn là viết bằng cả hai tay”, cô giáo này cho biết.
Nhiều phụ huynh muốn con viết bằng tay phải, không nên gò ép mà cần hướng dẫn, khuyến khích con làm những công việc hàng ngày đơn giản bắt đầu bằng tay phải như tập tô, tập lấy khăn mặt, cầm dao, kéo… trước khi vào lớp một. “Việc uốn nắn để các bé không viết bằng tay trái sẽ khó khăn thời gian đầu, nhất là khi bé đã vào học. Muốn bé thuận tay phải, cần phải có thời gian, phụ huynh nên quan tâm đến tâm lý đứa trẻ bên cạnh sự kiên trì của giáo viên”, cô Nguyễn Thị Huế, giáo viên 30 năm dạy tiểu học tại tiểu học Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh, bày tỏ.
Bác sĩ Dương Đình Phúc, Chủ nhiệm khoa Nội tâm thần kinh, Bệnh viện Quân y 354 Hà Nội, cho hay: “Người thuận tay trái hoạt động của trung khu ngôn ngữ và bán cầu trội sẽ nằm bên phải, điều khác biệt ấy là do yếu tố di truyền, không có ý nghĩa quyết định người dùng tay trái tốt sẽ thông minh, tư duy nhanh nhạy hơn hơn người thuận tay phải và ngược lại.
Việc tập cho trẻ dùng tay phải bằng cách cầm thìa, tập viết… ngay từ khi chưa đi học, sẽ giúp trẻ hạn chế được những khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Trên phương diện y học, khuyến khích trẻ thuận tay trái viết bằng tay phải, chứ không gò ép còn giúp bán cầu não trái của trẻ được rèn luyện thêm, tốt hơn cho đứa trẻ đó. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự khổ công để tránh trẻ bị ức chế tâm lý”.
Theo VNE
Không nên nhập 2 kỳ thi làm một
Đó là quan điểm của tiến sĩ khoa học Nguyễn Trọng Hoàng - nguyên thành viên Tổ công tác chuyên gia Văn phòng Chính phủ về đổi mới thi tuyển sinh ĐH.
Hai cách đánh giá hoàn toàn khác nhau
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàng, về mặt kỹ thuật trong lý thuyết kiểm tra và đánh giá, khi thẩm định khả năng của một cá nhân, người ta thường phân biệt hai loại hệ thống quy chiếu.
Đó là hệ quy chiếu dựa trên nhóm chuẩn và hệ quy chiếu dựa trên tiêu chí định giá trị thành quả.
Các phép đo có hệ quy chiếu dựa trên nhóm chuẩn là những phép đo để lượng giá thành quả của mỗi cá nhân so với thành quả của các thí sinh khác cùng dự thi một bài thi trắc nghiệm. Ý nghĩa của điểm số của mỗi cá nhân được xuất phát từ sự so sánh ấy.
Tiến sĩ khoa học Nguyễn Trọng Hoàng.
Vì mỗi cá nhân được so sánh với những người khác trong cùng nhóm chuẩn nên phép đo này được gọi là phép đo quy về nhóm chuẩn. Bài thi tuyển sinh ĐH chính là thuộc loại này.
Các phép đo quy về tiêu chí định giá thành quả là những phép đo dùng xác định vị trí của mỗi cá nhân đối với một tiêu chí giá trị ấn định trước, không so sánh với các cá nhân khác. Ý nghĩa của điểm số của mỗi cá nhân không tùy thuộc vào việc so sánh với điểm số của các thí sinh khác. Trong các phép đo loại này, chúng ta muốn biết mỗi cá nhân có thể làm được gì chứ không cần biết khả năng của cá nhân ấy so với những người khác. Khi muốn khuyên một học sinh nên chọn ngành nghề nào ở ĐH, chúng ta cần loại trắc nghiệm quy về nhóm chuẩn, vì chúng ta cần biết vị trí của người này khi dự tranh với các học sinh khác. Ngoài ra, môn thi phải tùy thuộc ngành học.Loại trắc nghiệm quy về tiêu chí thành quả định trước khi chúng ta cần đánh giá hiệu quả học tập một chương trình giảng dạy. Tiêu chí đánh giá dựa trên mục tiên đã định cho bài học, chương trong sách, hay chương trình học.
Các ĐH Việt Nam thường gọi là "chuẩn đầu ra", còn các trường ở Hoa kỳ gọi là "learning outcome", bao gồm xác định học sinh biết gì, làm được gì, đến mức nào, trong điều kiện nào.
Ví dụ, muốn đạt được tín chỉ của môn học, học sinh phải làm được 70% tiêu chí bao gồm bài thi, bài nghiên cứu, báo cáo trong môn học. Như vậy việc đạt số tín chỉ tối thiểu để tốt nghiệp trung học, hay bài thi tốt nghiệp THPT là thuộc loại này.
Như vậy, hai loại bài thi hay cách đánh giá là hoàn toàn khác nhau, không thể dung giải pháp "gộp hai kỳ thi làm một." Đó là chưa kể các bài thi như SAT, ACT chủ yếu đo lường khả năng tư duy, lý luận, sang tạo, các mức trí lực bậc cao của Bloom là những khả năng cần thiết để học đại học.
Bên cạnh đó, theo công thức: Khoa học bằng kinh nghiệm cộng óc tưởng tượng, sáng kiến. Các trường ĐH Hoa kỳ thường cả SAT hay ACT kết hợp với việc xét điểm trung bình (GPA) của những học sinh tốt nghiệp THPT.
Do đó trong việc tuyển sinh vào ĐH, cần lựa chọn học sinh có khả năng lý luận, tư duy phù hợp với ngành học. Nhưng muốn lý luận, tư duy, cần phải có chất liệu để suy luận, tư duy chứ không thể suy luận, tư duy với không khí. Do đó, cả hai đều cần thiết chứ không thể "gộp hai thành một.
"Như vậy, mặc dầu cả hai loại trắc nghiệm quy về nhóm chuẩn và trắc nghiệm quy về tiêu chí thành quả đều dùng để đánh giá cá nhân, nhưng sự khác biệt giữa hai loại thường nằm ở chỗ mục đích sử dụng kết quả trắc nghiệm. Thông thường, loại trắc nghiệm quy về nhóm chuẩn được dùng khi cần có sự tuyển chọn.
Ngược lại, trong những trường hợp chỉ cần biết người nào đã đạt được hay không một kỷ năng nào đó, và không cần giới hạn số người đạt kỷ năng ấy, chúng ta cầ đến trắc nghiệm quy về tiêu chí thành quả.
Điểm khác biệt thứ hai là, thông thường đường biểu diễn phân bố tần số điểm của trắc nghiệm quy về tiêu chí thành quả định trước, có dạng lệch; trong lúc phân bố tương ứng của loại quy về nhóm chuẩn lại có dạng chuẫn hay gần như có dạng chuẩn (phân bố hình chuông.)
Nên hay không nên bỏ khối thi?
Trả lời câu hỏi này, TSKH Nguyễn Trọng Hoàng cho rằng, thông thường ở các trường ĐH Hoa kỳ, học sinh không bị bắt buộc phải chọn ngay chuyên ngành khi mới vào đại học. Sau khi học hai hay ba học kỳ, dựa vào sở thích và năng khiếu sinh viên sẽ hội ý với giáo sư hướng dẫn hay giáo sư cố vấn để chọn chuyên ngành.
Ở Việt Nam, sinh viên phải chọn chuyên ngành ngay từ đầu nên cần chú ý giá trị tiên đoán của bài thi. Từ điểm số trong kỳ thi trắc nghiệm của mỗi người, chúng ta muốn tiên đoán mức độ thành công trong công việc của người ấy trong tương lai và trong việc học chuyên ngành ở đại học.
Muốn thế cần phải dựa vào thực nghiệm và phương trình hồi quy tương quan đa biến. Tùy theo ngành nghề, phương trình hồi quy tương quan đa biến sẽ giúp xác định trọng số của mỗi môn thi tuyển sinh ĐH.
Ví dụ, khả năng lý luận và kiến thức Toán học là cần thiết cho ngành Công nghệ Thông tin, Kinh tế, Kiến trúc. Ngành Kiến trúc còn cần thêm khả năng lý luận khi nhìn hình trong không gian. Sinh viên kỹ sư cần Lý luận Toán học và Lý luận Cơ khí.
Như vậy phương án cộng điểm cho các khối cũng như phương án bỏ khối thi đều chưa chính xác về mặt khoa học. Các trường ĐH phải có kế hoạch nghiên cứu thực nghiệm dựa trên thống kê tương quan đa biến để xác định trọng số cho các môn thi cho từng chuyên ngành.
Theo TNO
GĐ Sở GD&ĐT TP.HCM: Không nên cấm dạy thêm Cần có chế độ, chính sách đối với giám thị, bảo mẫu, cấp dưỡng, tổng phụ trách đội... Nhiều giáo viên giỏi không muốn làm quản lý vì bị cắt phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi. Ngày 28-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có buổi tiếp xúc cử tri ngành GD&ĐT TP. Ngay sau khi Giám đốc Sở GD&ĐT...