Không nên dùng ‘bừa’ thuốc bổ não, đây là lý do
Tình trạng người dân tự ý dùng thuốc bổ não ngày càng phổ biến. Theo các bác sĩ, không nên tin tưởng và lạm dụng loại thuốc này vì chưa được khoa học chứng minh.
Nhiều người dùng thuốc bổ não không theo chỉ định
TS. BS Nguyễn Hồng Quân – Phó Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, thuốc bổ não hay còn gọi là thuốc dưỡng não, thuốc bảo vệ thần kinh là một nhóm thuốc có thể bảo vệ được cấu trúc của thần kinh đã bị tổn thương qua quá trình ô-xy hóa, quá trình viêm, do quá trình thiếu ô-xy, nhiễm độc… Thuốc này có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động lên các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, nó là thuốc cho nên chúng ta cần sử dụng nó đúng chỉ định và đúng mục đích.
Không nên quá ‘thần thánh’ thuốc bổ não. Ảnh minh họa
Tuy nhiên hiện nay do nhu cầu tăng cao nên có rất nhiều loại thuốc bổ não được bán ở khắp các cửa hàng thuốc, kể cả trên các trang mạng. Chỉ cần vào Google gõ cụm từ “thuốc bổ não”, cho ra hàng loạt kết quả về tên của các loại thuốc với những công dụng khác nhau như: Thuốc bổ não giúp tăng cường trí nhớ, trị rối loạn giấc ngủ, điều trị các triệu chứng của thiếu máu não như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Tin theo lời quảng cáo này, nhiều người đã tự kê đơn cho mình mà không biết thực hư công dụng của những loại thuốc đó ra sao.
Chị Nguyễn Thị Lan, 53 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, tối nào chị cũng đi bộ và ăn uống điều độ, nhưng công việc làm máy tính và sổ sách nhiều nên hay mắc chứng nhớ nhớ quên quên. Nghe bạn bè mách, mỗi năm chị duy trì tiêm 1 đợt thuốc bổ não nên công việc cũng đỡ nhầm lẫn.
Còn chị Lan Anh, 46 tuổi ở Long Biên, Hà Nội cũng hay bị chóng mặt, mất ngủ. Chị ra hiệu thuốc tả triệu chứng, nhân viên bán cho chị mấy loại thuốc bổ não mà tình trạng không thấy cải thiện. Đến khi chóng mặt, ù tai, ngủ dậy nhìn trần nhà quay tít, chị đi khám mới biết bị tiền đình, phải điều trị 2 tháng mới khỏi. “Trước kia, mỗi lần mệt mỏi, hay mất ngủ tôi uống thuốc hoạt huyết dưỡng não thấy đỡ và ngủ tốt. Gần đây, cũng triệu chứng đấy mà tôi uống mãi thuốc này chẳng thấy đỡ. Nghe người ta mách phải tiêm thuốc bổ não thì mới tốt nhưng tôi chưa kịp dùng đã phát hiện bị tiền đình”.
Hiệu quả thuốc bổ não chưa rõ ràng cần thận trọng khi dùng
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, triệu chứng chóng mặt, đau đầu, stress… là những bệnh lý ít liên quan đến việc chỉ định dùng thuốc dưỡng não, mà những bệnh lý này phần lớn sẽ chỉ định với thuốc khác. Ví dụ: Bệnh nhân chóng mặt thì phần lớn là do các bệnh lý của cơ quan tiền đình ngoại vi. Khi ấy phải điều trị bệnh gây rối loạn tiền đình chứ không phải thuốc dưỡng năo. Đau đầu cũng vậy, đây là một biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau như bệnh đau đầu Migraine (hay gặp ở người trẻ tuổi), trầm cảm, do bệnh lý cột sống cổ, do bệnh nội khoa khác (tăng huyết áp…). Khi đấy sẽ sử dụng thuốc để điều trị bệnh chứ không dùng thuốc dưỡng não, bởi nếu dùng rất có thể sẽ đi sai hướng, hậu quả sẽ khó lường.
Ngoài ra, thuốc bổ não có rất nhiều loại và có chỉ định khác nhau. Các thuốc dưỡng não có thể sử dụng trong một số bệnh có tổn thương của tế bào não, hay một số bệnh lý về thoái hóa thần kinh như bệnh lý về sa sút trí tuệ: alzheimer, parkinson, đột quỵ não, chấn thương sọ não. Tuy nhiên các chỉ định này cần phải sử dụng thuốc hợp lý, với một thời gian nhất định. Nhưng việc chứng minh hiệu quả của thuốc này thực hư thế nào hiện còn là vấn đề tranh cãi.
Thuốc luôn là con dao hai lưỡi, nó có thể chữa được bệnh nhưng cũng có thể gây hại kể cả đó là thuốc bổ. Các thuốc dưỡng não phần lớn tính an toàn tương đối cao, tuy nhiên tính hiệu quả vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Việc tự ý sử dụng thuốc bổ não đôi khi còn làm cho bệnh lý trầm trọng hơn.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Văn Hậu, Bệnh viện 103, bất cứ thuốc nào, thuốc bổ não hay các loại thuốc bổ khác đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nếu dùng không đúng cách, đúng liều. Chính tai biến do thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây thương vong rất lớn cho con người. Việc tùy tiện sử dụng thuốc bổ, không riêng gì thuốc bổ não rất tràn lan ở mọi lứa tuổi. Thậm chí, nhiều người còn tìm mua các loại thuốc hỗ trợ thần kinh cao cấp ngoại nhập.
Đa số những người mua thuốc bổ về đều không cần qua bác sĩ khám và tư vấn. Họ dùng theo kiểu “được mách”, truyền miệng từ người này qua người khác vì tin rằng đã là thuốc bổ, nhất là thuốc bổ não đều không có tác dụng phụ hay độc tố nên có thể yên tâm sử dụng. Việc dùng thuốc bổ não sai cách có thể dẫn đến biến chứng, thậm chí gây tử vong nếu người mua dùng thuốc bổ vô tội vạ, quá liều…
Theo Bs Hậu thông tin thêm, thực chất loại thuốc bổ não này là thuốc kích thích làm tăng hoạt động của não khiến người dùng cảm thấy hưng phấn khi sử dụng. Nếu sử dụng liên tục và không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm thần thì người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc vào thuốc, dùng kéo dài sẽ gây hội chứng tâm thần rối loạn tập trung. Đối với một số loại thuốc bổ thần kinh, bổ não nếu dùng lâu ngày có thể gây rối loạn hành vi, hoang tưởng, suy gan, suy thận, cơ thể bị suy kiệt.
Do đó, theo các bác sĩ, khi cần sử dụng các loại thuốc gì, người dân cần có sự tư vấn của bác sĩ. Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngừng ngay thuốc, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để có xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
An Dương
Theo vietQ
Chớ "thần thánh" thuốc bổ não
Tình trạng người dân tự ý dùng thuốc bổ não ngày càng phổ biến. Vậy thuốc bổ não có thực sự bổ như mọi người vẫn nghĩ?
Cần sử dụng đúng chỉ định
Chỉ cần vào Google gõ cụm từ "thuốc bổ não", cho chúng ta hàng loạt kết quả về tên của các loại thuốc với những công dụng khác nhau như: thuốc bổ não giúp tăng cường trí nhớ, trị rối loạn giấc ngủ, điều trị các triệu chứng của thiếu máu não như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... Tin theo lời quảng cáo này, nhiều người đã tự kê đơn cho mình mà không biết thực hư công dụng của những loại thuốc đó ra sao.
Việc lạm dụng thuốc bổ não có thể gây hại cho sức khỏe (ảnh minh họa: Hà Nguyên)
Chị Nguyễn Thị Lan, 53 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, tối nào chị cũng đi bộ và ăn uống điều độ, nhưng công việc làm máy tính và sổ sách nhiều nên hay mắc chứng nhớ nhớ quên quên. Nghe bạn bè mách, mỗi năm chị duy trì tiêm 1 đợt thuốc bổ não nên công việc cũng đỡ nhầm lẫn. Còn chị Lan Anh, 46 tuổi ở Long Biên, Hà Nội cũng hay bị chóng mặt, mất ngủ. Chị ra hiệu thuốc tả triệu chứng, nhân viên bán cho chị mấy loại thuốc bổ não mà tình trạng không thấy cải thiện. Đến khi chóng mặt, ù tai, ngủ dậy nhìn trần nhà quay tít, chị đi khám mới biết bị tiền đình, phải điều trị 2 tháng mới khỏi. "Trước kia, mỗi lần mệt mỏi, hay mất ngủ tôi uống thuốc hoạt huyết dưỡng não thấy đỡ và ngủ tốt. Gần đây, cũng triệu chứng đấy mà tôi uống mãi thuốc này chẳng thấy đỡ. Nghe người ta mách phải tiêm thuốc bổ não thì mới tốt nhưng tôi chưa kịp dùng đã phát hiện bị tiền đình", chị Lan Anh cho hay.
Trao đổi về vấn đề người dân lạm dụng thuốc bổ não, TS. BS Nguyễn Hồng Quân - Phó Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, thuốc bổ não hay còn gọi là thuốc dưỡng não, thuốc bảo vệ thần kinh là một nhóm thuốc có thể bảo vệ được cấu trúc của thần kinh đã bị tổn thương qua quá trình ô-xy hóa, quá trình viêm, do quá trình thiếu ô-xy, nhiễm độc... Thuốc này có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động lên các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, nó là thuốc cho nên chúng ta cần sử dụng nó đúng chỉ định và đúng mục đích.
"Người dân nên hiểu thuốc dưỡng não hay bất kể loại thuốc nào khác, ngoài tác dụng điều trị bệnh nó cũng có tác dụng không mong muốn từ nhẹ cho đến rất nặng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Cho nên, khi sử dụng thuốc bổ não cần thăm khám để có chỉ định sử dụng thuốc đúng bệnh, đúng liều, đúng thời gian quy định".
TS.BS Nguyễn Hồng Quân
Hiệu quả thuốc bổ não vẫn chưa được chứng minh
Triệu chứng chóng mặt, đau đầu, stress... là những bệnh lý ít liên quan đến việc chỉ định dùng thuốc dưỡng não, mà những bệnh lý này phần lớn sẽ chỉ định với thuốc khác. Ví dụ: Bệnh nhân chóng mặt thì phần lớn là do các bệnh lý của cơ quan tiền đình ngoại vi. Khi ấy phải điều trị bệnh gây rối loạn tiền đình chứ không phải thuốc dưỡng năo. Đau đầu cũng vậy, đây là một biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau như bệnh đau đầu Migraine (hay gặp ở người trẻ tuổi), trầm cảm, do bệnh lý cột sống cổ, do bệnh nội khoa khác (tăng huyết áp...). Khi đấy sẽ sử dụng thuốc để điều trị bệnh chứ không dùng thuốc dưỡng não, bởi nếu dùng rất có thể sẽ đi sai hướng.
"Thuốc bổ não có rất nhiều loại và có chỉ định khác nhau. Các thuốc dưỡng não có thể sử dụng trong một số bệnh có tổn thương của tế bào não, hay một số bệnh lý về thoái hóa thần kinh như bệnh lý về sa sút trí tuệ: alzheimer, parkinson, đột quỵ não, chấn thương sọ não. Tuy nhiên các chỉ định này cần phải sử dụng thuốc hợp lý, với một thời gian nhất định. Nhưng việc chứng minh hiệu quả của thuốc này thực hư thế nào hiện còn là vấn đề tranh cãi", TS.BS Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh.
Bác sĩ Quân cho biết, thuốc luôn là con dao hai lưỡi: Nó có thể chữa được bệnh nhưng cũng có thể gây hại kể cả đó là thuốc bổ. Các thuốc dưỡng não phần lớn tính an toàn tương đối cao, tuy nhiên tính hiệu quả vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Việc tự ý sử dụng thuốc bổ não đôi khi còn làm cho bệnh lý trầm trọng hơn. Bởi người bệnh khi thấy triệu chứng khác thường, nên đi khám ở cơ sở y tế để được điều trị đúng, nhưng người dân cứ mải mê dùng thực phẩm chức năng và uống thuốc bổ đã làm mất đi cơ hội điều trị sớm.
"Nếu lạm dụng nó thì thứ nhất sẽ mất tiền, thứ hai sẽ mất thời gian do tự ý dùng thuốc ở nhà không đi khám để được điều trị đúng bệnh, thứ ba người bệnh sẽ có nguy cơ bị tác dụng phụ do chính thuốc đó gây ra như: đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hoặc có thể có dị ứng... Đặc biệt, với những BN không dung nạp thuốc hoặc bị dị ứng thuốc có thể có những biến chứng từ nhẹ đến vô cùng nặng", bác sĩ Quân cảnh báo.
TS.BS Nguyễn Hồng Quân cũng lưu ý, việc thay đổi lối sống như loại bỏ thói quen xấu, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh, cho trí não hoạt động một cách hợp lý để tránh stress là những yếu tố rất quan trọng để giảm thiểu bệnh tật, nhất là các bệnh lý của não./.
Theo Lưu Hường/Báo TNVN
Khi hôn trẻ, có thể bạn sẽ lan truyền những loại virus, vi khuẩn gì? Một số loại virus rất dễ lây lan qua đường miệng, thậm chí chỉ qua một nụ hôn. Nếu những virus đó xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh sẽ dấn tới những vấn đề lớn cho sức khỏe của bé, bởi trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành và chưa được tiêm phòng đầy đủ. ThS Nguyễn...