Không nên độc quyền cung cấp áo len đồng phục trong trường học ở Lâm Đồng
Sự việc bắt đầu từ năm học 2018-2019, UBND tỉnh Lâm Đồng ra văn bản về việc “giải quyết kiến nghị của Công ty TNHH Đà Lạt APEX” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Phạm S ký.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra văn bản giao cho Sở GD&ĐT phối hợp với Công ty TNHH Đà Lạt APEX có văn bản thông tin các sản phẩm áo len đồng phục cho học sinh (mẫu mã, giá cả, các ưu đãi khác…) và có khuyến nghị gửi đến các trường học trên địa bàn để Công ty TNHH Đà Lạt APEX được trao đổi, xem xét cung cấp một số mẫu áo len đồng phục cho các đối tượng học sinh có nhu cầu.
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân TP Đà Lạt với đồng phục truyền thống.
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 12-7-2018, ông Huỳnh Quang Long, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lâm đồng ra văn bản gửi Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường, đơn vị trực thuộc với nội dung: Ủng hộ các nội dung đề xuất của Công ty TNHH Đà Lạt APEX về việc phối hợp thông tin, tuyên truyền đến các đơn vị trường học trong tỉnh, phụ huynh và học sinh về các sản phẩm áo len đồng phục cho học sinh trên cơ sở Công ty TNHH Đà Lạt APEX liên hệ, trao đổi, phối hợp với các trường xem xét cung cấp một số mẫu áo len đồng phục cho các đối tượng học sinh có nhu cầu từ năm học 2018-2019.
Tiếp đó, ngày 30-7-2018, UBND TP Đà Lạt cũng đã ra văn bản chỉ đạo Phòng GD&ĐT, các trường học trực thuộc thành phố với nội dung giao cho Phòng GD&ĐT phối hợp với Công ty TNHH Đà Lạt APEX có văn bản thông tin các sản phẩm áo len cho học sinh và có khuyến nghị gửi tới các trường học để doanh nghiệp này cung cấp một số áo len đồng phục cho học sinh.
Trước sự chỉ đạo dồn dập từ cơ quan nhà nước can thiệp vào ngành giáo dục nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp bán sản phẩm cho học sinh đã gây dư luận không tốt trong thời gian qua tại Lâm Đồng. Chỉ đạo này thậm chí còn ra gây sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm.
Video đang HOT
Một phụ huynh có con đang học lớp 10 tại Trường THPT Langbiang huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết, những năm trước, các con của gia đình chị được tự do lựa chọn mua áo len đồng phục ở bất cứ nơi nào miễn là đồng màu với quy định của nhà trường. Tuy nhiên, từ năm học 2019-2020 nhà trường “vận động” phụ huynh mua sản phẩm áo len đồng phục cho học sinh do Công ty TNHH Đà Lạt APEX sản xuất.
Do đó, dù con gái phụ huynh này đang học lớp 10, trước thềm năm học mới đã mua một áo len đồng phục tại chợ Đà Lạt nhưng nay phải mua thêm một áo len nữa của Công ty TNHH Đà Lạt APEX với giá 170.000 đồng.
Ông Huỳnh Quang Long, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết, đây là lần đầu tiên sở ra văn bản chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc trong tỉnh với nội dung như trên.
Theo ông Long, những năm trước, việc lựa chọn áo len đồng phục cho học sinh các trường đều do phụ huynh tự lựa chọn theo trang phục mà từng trường quy định. Sở dĩ có văn bản này là do Sở GD&ĐT Lâm Đồng nhận được văn bản chỉ đạo từ UBND tỉnh Lâm Đồng, trong đó có nội dung giao Sở GD&ĐT phối hợp với Công ty TNHH Đà Lạt APEX có văn bản thông tin các sản phẩm áo len đồng phục cho học sinh và có khuyến nghị gửi đến các trường học trên địa bàn để cho doanh nghiệp này được trao đổi, xem xét cung cấp một số mẫu len đồng phục cho các đối tượng học sinh có nhu cầu.
Việc cơ quan Nhà nước ra văn bản “can thiệp” vào các đơn vị, cơ sở giáo dục “tạo điều kiện” để doanh nghiệp bán sản phẩm áo len đồng phục trong trường học tại Lâm Đồng sẽ gây ra sự độc quyền kinh doanh sản phẩm này, gây nên dư luận không tốt cho địa phương.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng, tổng số học sinh các cấp trên địa bàn hiện nay hơn 300.000 em. Trong đó, việc sử dụng áo len đồng phục thường xuyên thuộc về học sinh tại những nơi có thời tiết lạnh như TP Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà và Đức Trọng.
Khắc Lịch
Theo CAND
Mái ấm Tín Thác - Vòng tay yêu thương che chở những đứa trẻ bị bỏ rơi
Mười năm qua, hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi đã có gia đình, một mái ấm đúng nghĩa khi được nuôi dưỡng, lớn lên trong vòng tay yêu thương như ruột thịt tại Mái ấm Tín Thác, xã Lộc Thanh (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng).
Các cháu nhỏ được nuôi dưỡng tại Mái ấm. Ảnh: baolamdong.vn
Phúc Ân là đứa trẻ đầu tiên được Sơ Hường (tên thật là Nguyễn Thị Hường, 63 tuổi, người thành lập Mái ấm Tín Thác) "nhặt" và đem về nuôi. Khi đó, Phúc Ân nhỏ thó, chỉ nặng hơn 1kg, được để trong thùng giấy bên đường. Giờ đây, cậu bé là anh cả của mái ấm có hơn 100 em có hoàn cảnh như cậu. Những đứa trẻ đầu tiên, đều được Sơ đặt tên gắn với chữ "Ân" gồm Phúc Ân, Hồng Ân, Thiên Ân, Khánh Ân, Gia Ân... như một cách tri ân những gia đình được Sơ Hường nhờ nhận làm "con đỡ đầu" khi cơ sở vật chất chưa đảm bảo.
Ngày qua ngày, Sơ Hường cùng các cộng sự liên tục "nhặt" được những đứa trẻ bị bỏ rơi, có cháu chỉ mới vài ngày tuổi, có cháu được quấn sơ sài trong quần áo rách hoặc trong túi ni-lông, chậu nhựa, thùng giấy... bỏ bên vệ đường, trong lùm cây, trước cổng bệnh viện. Sơ Hường tâm sự: "Chúng tôi luôn yêu thương tất cả những đứa trẻ ở đây như con của mình, sẵn sàng làm mẹ để chăm sóc, nuôi dưỡng chúng nên người. Việc làm của chúng tôi để cuộc đời này bớt đi những câu chuyện buồn và để cho những thân phận trẻ thơ côi cút có một mái ấm đi về".
Được thành lập từ năm 2009, đến nay, Mái ấm Tín Thác đang cưu mang, nuôi dưỡng trực tiếp 66 trẻ từ 2 tháng đến 10 tuổi. Một số trẻ khác được các sơ cho đi học nội trú ở nơi khác. Mái ấm đã có một cơ sở khang trang, rộng rãi trong khuôn viên hơn 6.000m2 với đủ phòng ngủ cho bé trai, bé gái, khu vực cho trẻ sơ sinh, khu vực sân chơi, phòng ăn, sân phơi...
Ở Mái ấm Tín Thác, các cháu được nuôi nấng bằng tình thương và cho ăn học đàng hoàng như những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Mái ấm không chỉ cho những đứa trẻ ăn mặc mà còn tạo ra môi trường như một đại gia đình. Các cháu quây quần trong không gian chung, cùng vui chơi, nô đùa với nhau. Những đứa lớn còn biết bế em, dỗ dành cho em ăn như anh em một nhà. Sơ Hoàng Thị Cúc (73 tuổi, người gắn bó với mái ấm suốt 5 năm qua) cho biết, do số lượng trẻ khá đông, các sơ chia theo từng nhóm tuổi để phân công người chăm sóc, theo dõi sức khỏe, việc học hành của các cháu. "Mỗi độ tuổi đều có sự vất vả, khó khăn riêng nhưng các cháu biết nghe lời, chịu khó học tập nên các sơ rất mừng" - Sơ Cúc nói.
Mỗi tháng, dù phải trang trải nhiều chi phí nhưng các sơ luôn ưu tiên mua sữa, sách vở, đồ dùng sinh hoạt cho các cháu. Tình thương của các sơ được lan tỏa. Những năm qua, Mái ấm Tín Thác đã nhận được sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần từ chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, cá nhân... giúp cho cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đầy đủ. Cô Nguyễn Thị Thu Thủy (cán bộ hưu trí Phường Lộc Phát, Bảo Lộc) cho biết, thỉnh thoảng, cô vẫn trích tiền lương hưu mua sữa tươi, bánh kẹo đến cho các cháu ở đây vì coi chúng như cháu trong nhà. Đồng thời, cô còn giới thiệu bạn bè, người thân góp sức ủng hộ cho các cháu đỡ bị thiếu thốn.
Chính quyền xã Lộc Thanh cũng hỗ trợ làm giấy khai sinh, đăng ký hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế... để tạo điều kiện cho các cháu được đi học.
Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng trao tặng Bằng khen Mái ấm Tín Thác vì có thành tích xuất sắc trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2018. Đồng thời, đơn vị cũng được Ban Tuyên giáo Trung ương lựa chọn tham gia chương trình giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2019. Đây chính là sự khích lệ không nhỏ để Sơ Hường và các cộng sự tiếp tục duy trì, mở rộng vòng tay đối với những đứa trẻ côi cút khác.
Nguyễn Dũng
Theo TTXVN
Lâm Đồng: Đầu tư 18 tỷ đồng xây dựng phòng học Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Lương Thế Vinh (tại huyện Đức Trọng), tổng kinh phí 18 tỷ đồng. Trường THPT Lương Thế Vinh sẽ có thêm phòng học mới Theo đó, Trường THPT Lương Thế Vinh sẽ xây dựng mới khối nhà 8 phòng...