Không nên để hai kỳ thi như hiện nay

Theo dõi VGT trên

Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN và NĐ của QH trả lời Tiền Phong quanh việc có nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học như hiện nay hay không.

Ông Lê Như Tiến cho biết: “Có hai quan điểm khác nhau về việc này. Một là nếu không thi, học sinh sẽ không chịu học. Một lần thi là một lần giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức. Có lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH là hai kỳ thi tính chất khác nhau, đồng thời cũng là để kiểm tra kiến thức. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, thi tốt nghiệp mà tuyệt đại đa số đều tốt nghiệp thì kỳ thi đó không còn mấy ý nghĩa.

Vì vậy cho rằng nên xét tuyển tốt nghiệp từ kết quả các năm học phổ thông. Không ít người từng là lãnh đạo trong ngành giáo dục và cả Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đã phát biểu thể hiện đồng tình quan điểm này. Chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu và tôi cho là Bộ GD&ĐT và các cơ quan chức năng nên tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học để tìm ra căn cứ và lời giải đáp cho việc này”.

Không nên để hai kỳ thi như hiện nay - Hình 1

Ông Lê Như Tiến.

- Qua nghiên cứu trên thế giới, ông thấy các nước có kinh nghiệm tổ chức thi cử như thế nào?

- Một số nước vẫn duy trì thi tốt nghiệp THPT nhưng đầu vào ĐH lại rất cởi mở, chỉ là ghi danh thôi, còn quá trình học thì chặt chẽ, nghiêm túc. Tôi có tìm hiểu một số trường ĐH ở châu Âu, họ cho biết vào ĐH thì dễ thôi, nhưng đến lúc ra chỉ có 40-50 hoặc 60% sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp; số còn lại chỉ được cấp chứng chỉ các môn học.

Thế nên, chúng ta cần nghiên cứu thấu đáo hơn nữa. Nếu duy trì thi tốt nghiệp THPT chặt chẽ thì đầu vào ĐH có nên quá chặt như hiện nay không? Còn nếu thấy vẫn cần có một kỳ thi ĐH để tuyển được những người có kiến thức tốt hơn vào ĐH thì hãy suy nghĩ xem có nên để hai kỳ thi quốc gia quá gần nhau và đều căng thẳng như hiện nay không? Vì nó tạo áp lực lớn, và chưa kể là còn gây ra biết bao nhiêu tốn kém cho xã hôi.

Không nên để hai kỳ thi như hiện nay - Hình 2

Thi tốt nghiệp THPT gần với kỳ thi ĐH tạo áp lực lớn cho học sinh và gây tốn kém cho xã hội.

Video đang HOT

Tôi cho rằng, Bộ GD&ĐT và các cơ quan của Chính phủ cần nghiên cứu, lấy ý kiến chuyên gia, nhà quản lý để có giải pháp tốt hơn, chỉ để lại một kỳ thi thôi. Còn nếu vẫn để hai kỳ thi thì kỳ thi tốt nghiệp THPT nên như là đánh giá chất lượng, không nên tổ chức thành một kỳ thi quốc gia nặng nề.

- Ủy ban VHGD TNTN và NĐ có ý kiến gì về việc này chưa, thưa ông?

- Vừa rồi chúng tôi cùng UBTVQH tổ chức một cuộc giám sát rất lớn, qua đó có nêu ra vấn đề này. Đó là cuộc giám sát về nâng cao chất lượng của giáo dục phổ thông và nội dung trọng tâm là chương trình và SGK. Khi chương trình và SGK tốt rồi, chất lượng giáo dục đã tốt rồi, việc tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT có thực sự cần thiết nữa không hay sẽ phải tổ chức theo cách đơn giản hơn? Chúng tôi nêu câu hỏi ra để Bộ GD&ĐT và Chính phủ trả lời.

- Vậy, cho tới nay, xung quanh chuyện thi cử, Ủy ban có quan điểm cụ thể gì chưa?

- Hiện giờ vẫn trong quá trình giám sát để chuẩn bị báo cáo QH tại kỳ họp tới. Tôi tin chắc trước kỳ họp tới thì sẽ có kiến nghị của Ủy ban trong việc xây dựng chương trình, nâng cao chất lượng SGK, chất lượng giáo dục phổ thông và qua đó sẽ có kiến nghị về tổ chức thi cử sao cho phù hợp hơn.

- Bỏ hay không bỏ hoặc có cách tổ chức như thế nào đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, quan điểm của ông?

- Tôi nghĩ để hai kỳ thi như hiện nay là quá nặng nề, nên có thể giản tiện đi một kỳ thi phổ thông hoặc ĐH. Phải nghiên cứu kỹ, nhưng nói thật là không nên để hai kỳ thi như hiện nay. Đây chỉ là quan điểm riêng của tôi chứ đến nay Ủy ban VHGD TNTN và NĐ cũng chưa nêu quan điểm.

Theo Tuoitre

Bỏ thi tốt nghiệp, giáo dục Việt Nam tan rã?

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, giáo dục sẽ tan rã chứ không chỉ đi xuống. Tuy nhiên, việc xem xét, nghiên cứu, tổ chức lại chất lượng, cấu trúc của kỳ thi là cần thiết.

Một cột mốc không thể hủy bỏ

Kỳ thitốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH) là kỳ thi bắt buộc phải có đối với bất kỳ nền giáo dục nào, mà bỏ nó nền giáo dục sẽ tan rã, chứ không chỉ đi xuống. Trên thế giới này, với những cách thức, mức độ khác nhau, ở hầu hết các quốc gia việc tốt nghiệp PTTH đều được đánh dấu với một tấm bằng, một kỳ thi.

Hiện trạng của kỳ thi của VN hiện nay là kết quả của việc tổ chức tồi, chứ không phải do chức năng tồi của một kỳ thi. Chúng ta không thể nhầm lẫn giữa nghĩa vụ của một kỳ thi với chất lượng của một kỳ thi, không thể thay thế một cuộc thi chưa nghiêm túc bằng việc không thi.

Nói rộng ra, cần phải phân biệt mặt tiêu cực của một nền giáo dục với một nền giáo dục tiêu cực. Thi không nghiêm túc là mặt tiêu cực của nền giáo dục, còn bỏ thi là biểu hiện của nền giáo dục tiêu cực.

Bỏ thi tốt nghiệp, giáo dục Việt Nam tan rã? - Hình 1

Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013.

Giáo dục phổ thông có vai trò vô cùng quan trọng trong cả quá trình giáo dục. Đó là giáo dục nền tảng, là giáo dục con người và là bước đầu tiên trong việc tiến đếngiáo dục các nhà chuyên môn.

Nếu bây giờ một người đi học từ lớp 1 không chờ đợi, lo sợ có một kỳ thi ở điểm kết thúc của quá trình học tập, thì chất lượng học tập lập tức tan rã ngay từ lớp 1. Như vậy là "tháo cũi xổ lồng" cả đầu vào lẫn đầu ra, sẽ không còn kỷ cương giáo dục và đào tạo nữa.

Mặt khác, không nên nhầm lẫn rằng một kỳ thi có 97-98% đỗ là một kỳ thi tồi. Bởi vì kỳ thi này cần chuẩn bị cho xã hội nhiều thứ, nhiều mức độ, yêu cầu, đòi hỏi. Mức tỷ lệ tốt nghiệp cao đó cũng là một hiện thực phổ biến trên thế giới.

Nên nhớ rằng xã hội có những cấp độ nhu cầu khác nhau đối với tấm bằng phổ thông. Chúng ta đòi hỏi thống nhất mục tiêu của cả xã hội nên mới rơi vào bi kịch. Chúng ta phải cho ra lò, cung cấp cho xã hội một chứng chỉ. Còn xã hội phải đủ thông thái để sử dụng chứng chỉ đó cho những mục tiêu tiếp theo, ví dụ như tuyển đầu vào đại học.

Tại nhiều quốc gia mà giáo dục phổ thông được coi trọng, kỳ thitốt nghiệp còn trở thành tư liệu cơ bản, thành điều kiện cần, đôi khi cả điều kiện đủ để vào các trường đại học. Chẳng hạn ở Anh, tốt nghiệp PTTH (Alevel) là một mức học vấn, một danh hiệu xã hội hẳn hoi. Số môn phải thi TN tối thiểu là 4, nhưng người thi có thể đăng ký thi nhiều môn hơn để hồ sơ của họ hấp dẫn với các trường đại học.

Tú tài hay A level là một mức học vấn phổ quát trên toàn thế giới. Thi tốt nghiệpkhông phải sự ngẫu hứng của các nhà giáo dục về chuyện nó cần hay không cần. Chúng ta không thể hủy bỏ một cột mốc đánh dấu một giai đoạn học vấn mang tính nền tảng, cơ sở của toàn bộ quá trình giáo dục của một quốc gia.

Các nhà nước muốn thống nhất phải thống nhất từ giáo dục, ngôn ngữ, chữ viết. Không có tiêu chuẩn của quốc gia về giáo dục phổ thông, làm sao thống nhất được về ngôn ngữ, chữ viết. Không có những sự thống nhất đó, làm sao có quốc gia thống nhất?

Tổ chức lại cấu trúc kỳ thi

Tuy nhiên, việc xem xét, nghiên cứu, tổ chức lại chất lượng, cơ cấu của một kỳ thinhư vậy là cần thiết: tổ chức thi như thế nào, quan niệm về kỳ thi ra sao... Kỳ thitốt nghiệp PTTH cần được tổ chức lại, giản tiện bớt để đạt được những tiêu chí gọn nhất, nhẹ nhất và rõ ràng nhất, đáp ứng cho các kỳ vọng, mục tiêu của các nhóm xã hội.

Cấu trúc thi cần thể hiện sự khác biệt, sự đòi hỏi khác nhau của các nhóm xã hội đối với kỳ thi này. Nhóm hàn lâm cao nhất cần điều gì ở kỳ thi, nhóm các chuyên gia thực hành cần gì, nhóm những người cần một tấm bằng để "yên dạ" xã hội cần gì, v.v...

Sự tế vi trong các mục tiêu khác nhau của các nhóm, tầng nhu cầu trong xã hội là đối tượng mà ngành giáo dục và đào tạo buộc phải nghiên cứu, chứ không thể tiếp tục lảng tránh. Ngành giáo dục và đào tạo phải cung cấp các đề thi, mức thi, cách thi cho những nhóm nhu cầu đa dạng trong xã hội.

Bởi vậy, cái chúng ta cần là làm thế nào cấu trúc cuộc thi ấy tự nó tạo ra sự phân loại, có lợi cho toàn bộ quá trình phát triển của giáo dục VN. Chẳng hạn, tạo ra sự phân loại học sinh tốt nghiệp ở các trình độ dành cho trường đại học với các cấp độ chất lượng, danh tiếng khác nhau.

Kỳ thitốt nghiệp cần trở thành tư liệu cần, chính xác để xác định đầu vào của các trường đại học. Sau đó, bản thân mỗi trường đại học sẽ có những "vũ khí", sự sắc sảo chuyên nghiệp để tuyển chọn tiếp, đó chính là điều kiện đủ của mỗi trường. Nhiều trường đại học trên thế giới thậm chí xem kỳ thi tốt nghiệp là điều kiện cần và đủ, kể cả những trường danh tiếng.

Quá trình để đi đến mục tiêu đó, từ khi thí nghiệm cho đến lúc thành công có thể phải mất hàng chục năm. Nhưng chúng ta đừng sốt ruột đối với giáo dục, đào tạo. Trong khi chúng ta có một bộ máy mà năng lực sử dụng con người còn thấp, thì tại sao chúng ta lại tỏ ra quá sốt ruột về chất lượng đầu vào, đầu ra của giáo dục?

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

B Ray cãi vã căng thẳng với Karik, nguyên nhân liên quan đến sân khấu có HIEUTHUHAI?

Tv show

20:57:14 21/11/2024
Vào ngày 20/11, teaser tập 10 Rap Việt đã được đăng tải trên kênh YouTube. Khán giả đặc biệt chú ý đến màn tranh cãi gay gắt giữa 2 huấn luyện viên nổi tiếng trong chương trình đó là Karik bà B Ray.

Phá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo

Pháp luật

20:55:11 21/11/2024
Cơ quan công an vừa bóc gỡ đường dây chuyên làm giả thẻ ngành công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Jung Hae-in được dự đoán sẽ kết hôn ở tuổi 40

Sao châu á

20:52:48 21/11/2024
Xuất hiện với tư cách khách mời trên kênh YouTube Yong Taro vào ngày 20/11 (giờ địa phương), Jung Hae-in đã được nghe dự đoán về tương lai hôn nhân của mình.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

Tin nổi bật

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Bùi Khánh Linh vướng tranh cãi vì phạm lỗi nghiêm trọng khi thi Hoa hậu liên lục địa

Sao việt

20:42:20 21/11/2024
Bùi Khánh Linh cho biết cảm thấy buồn khi không có sash Việt Nam để đeo khi tham gia những hoạt động mấy ngày qua.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể

Netizen

19:46:46 21/11/2024
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ câu chuyện của bạn H.M.Q về những điều mà bạn đã vô tình chứng kiến trong bệnh viện cùng hình ảnh khiến bất cứ ai cũng nhói lòng.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về

Góc tâm tình

19:41:48 21/11/2024
Rồi có một hôm, cô ấy đùng đùng đi khám bệnh và mang về cái bệnh án trầm cảm. Bố mẹ Lan biết chuyện nên đến tận nơi để chất vấn.

Doãn Quốc Đam, Duy Hưng và dàn diễn viên "Độc đạo" ngậm ngùi chia tay khán giả

Hậu trường phim

19:40:11 21/11/2024
Sau khi Độc đạo kết thúc, trên trang cá nhân, các diễn viên tham gia phim có nhiều bài chia sẻ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Tăng Duy Tân hứa tiết lộ nhiều "bí mật" của Tùng Dương ở concert Người đàn ông hát

Nhạc việt

19:31:14 21/11/2024
Từ TP.HCM, Tăng Duy Tân đã bay gấp ra Hà Nội để có buổi tập luyện với Tùng Dương. Cả hai đều chủ động chia câu, phân bè cho hợp lý với ca khúc song ca.