Không nên đặc cách công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh như Hà Tĩnh
Chuyện động viên, khích lệ học sinh học tiếng Anh để có chứng chỉ quốc tế có rất nhiều cách nhưng đừng nên đặc cách các em này là học sinh giỏi cấp tỉnh.
Việc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh vừa quyết định đặc cách công nhận cho 70 em học sinh lớp 12 là học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh năm học 2020 – 2021 vì đã đạt điểm IELTS từ 6.5 trở lên đang nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Bởi, đây có thể là một trong số ít tỉnh đầu tiên có chính sách đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh như vậy. Và, theo lãnh đạo của Sở Giáo dục thì việc đặc cách này “nhằm mục đích khuyến khích và động viên tinh thần cho các em học sinh có các giải thưởng quốc tế về môn tiếng Anh”.
Tuy nhiên, với cách làm này đã khiến cho dư luận băn khoăn bởi có thể nó sẽ dẫn đến sự mất công bằng trong kỳ thi học sinh giỏi và tuyển sinh đại học sau này.
Bảng quy đổi điểm công nhận đặc cách học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh ở Hà Tĩnh – (Ảnh chụp từ màn hình website: hatinh.edu.vn)
Có nên công nhận đặc cách học sinh giỏi khi có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế?
Ngày 24/9/2019 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh đã ban hành văn bản số 1641/SGDĐT-GDPT về việc đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh có chứng chỉ tiếng Anh do ông Nguyễn Quốc Anh- Phó Giám đốc Sở kí.
Trong văn bản này, Sở đã có hướng dẫn cụ thể về việc xét giải cho những thí sinh đăng kí dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh lớp 9,10,11, 12 có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương trình độ B2 trở lên.
Theo đó, học sinh lớp 9 đạt điểm IELTS 5,0 điểm là quy đổi giải Ba, đạt 6,0 điểm là xếp giải Nhất; học sinh lớp 10 đạt điểm IELTS 5,5 điểm là quy đổi giải Ba, đạt 6,5 điểm là xếp giải Nhất.
Học sinh lớp 11 đạt điểm IELTS 6,0 điểm là quy đổi giải Ba, đạt 7,0 điểm là xếp giải Nhất; học sinh lớp 12 đạt điểm IELTS 6,5 điểm là quy đổi giải Ba, đạt 7,5 điểm là xếp giải Nhất.
Với cách làm này, những học sinh có điểm IELTS cao theo quy định sẽ không phải tham dự kỳ thi học sinh giỏi.
Video đang HOT
Các em chỉ cần làm đơn có xác nhận của cha, mẹ và photocopy chứng chỉ tiếng Anh có xác nhận của hiệu trưởng rồi các trường, Phòng giáo dục tập hợp gửi về Sở thì sẽ được đặc cách và công nhận danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh.
Dù biết rằng với cách làm này sẽ giúp cho học sinh có thêm động lực để học tập, trau dồi về ngoại ngữ, song nhìn vào danh sách 70 em học sinh được đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh thì chúng tôi thấy có nhiều vấn đề phải suy nghĩ, nhìn nhận thấu đáo.
Bởi trong số 70 em học sinh lớp 12 được đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh ở năm học 2020-2021 thì chủ yếu tập trung ở trường Trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh và một số trường lớn.
Cụ thể, Trường trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh có 45 em đạt điểm IELTS từ 6.5- 8.0 điểm. Tiếp theo là Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng và Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông – đại học Hà Tĩnh (mỗi trường có 5 học sinh)…
Những học sinh này được miễn tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh lớp 12 năm học 2020 – 2021 và được hưởng quyền lợi của học sinh giỏi tỉnh theo quy định.
Không đảm bảo công bằng cho kỳ thi học sinh giỏi và xét tuyển đại học
Từ lâu, Hà Tĩnh dù còn khó khăn nhưng lại là vùng đất hiếu học và có nhiều người đỗ đạt, thành danh. Truyền thống học tập, sự cố gắng vươn lên của ngành giáo dục nơi đây rất đáng trân trọng, tự hào.
Song, với việc đặc cách học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt từ 5,0 điểm (lớp 9) và 6,5 điểm (lớp 12) trở lên được quy đổi và đặc cách là học sinh giỏi cấp tỉnh thì lại là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.
Thứ nhất: kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh là một “sân chơi” công bằng cho tất cả các thí sinh cùng tham dự, ở đó không có sự ưu tiên nào cả và từ trước đến nay thì bất cứ kỳ thi học sinh giỏi cấp nào tổ chức cũng vậy.
Thay vì công nhận đặc cách là học sinh giỏi cấp tỉnh thì Sở, các nhà trường phổ thông có thể có một quỹ để thưởng riêng bằng tiền hoặc hiện vật cho các em đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thì vẫn có thể “khuyến khích và động viên tinh thần cho các em học sinh”.
Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh chỉ nên công nhận cho những học sinh trực tiếp tham gia kỳ thi chứ không nên “đặc cách” như vậy được.
Thứ hai: việc đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh sẽ tạo ra một số lượng học sinh giỏi đông đảo cho địa phương vì chỉ quy đổi chứng chỉ cho học sinh lớp 12 thì tỉnh Hà Tĩnh đã có tới 70 học sinh đạt từ giải Ba trở lên.
Nếu là học sinh lớp 9 có thể không ảnh hưởng nhiều vì các em tham gia thi tuyển 10 thì cũng là học sinh trong địa bàn Hà Tĩnh.
Nhưng, với học sinh lớp 12 thì lại hoàn toàn khác vì các em tham gia kỳ thi quốc gia, xét tuyển đại học. Trong đó, nhiều trường đại học, cao đẳng có ưu tiên cho học sinh giỏi cấp tỉnh.
Vì thế, nó sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không công bằng vì các tỉnh khác không có chính sách đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh như Hà Tĩnh đang làm.
Văn bản hướng dẫn công nhận đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh ở Hà Tĩnh – (Ảnh chụp từ màn hình website: hatinh.edu.vn)
Thứ ba: hệ thống văn bản của ngành giáo dục hiện nay chưa thấy có văn bản nào hướng dẫn đặc cách học sinh giỏi mà chỉ có thể đặc cách tốt nghiệp hoặc tuyển thẳng vào đại học mà thôi.
Cách làm của Hà Tĩnh rất mới và táo bạo nhưng rõ ràng khó nhận được sự đồng thuận trong ngành giáo dục, nhất là đối với các tỉnh khác.
Thứ tư: trong số 70 học sinh lớp 12 được đặc cách là học sinh giỏi cấp tỉnh đã có 6 em đạt 8.0 điểm IELTS được công nhận đạt giải Nhất; 20 em đạt 7.0 điểm IELTS được công nhận đạt giải Nhì; 44 em đạt 6.5 IELTS được công nhận đạt giải Ba thì những em trực tiếp dự thi rất khó có thể cạnh tranh thứ hạng.
Hơn nữa, với việc công nhận đặc cách như vậy sẽ tạo ra một số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh quá nhiều vì riêng số lượng đặc cách đã là 70 em, cộng thêm số lượng học sinh tham dự kỳ thi đạt giải nữa thì Sở phải chi một khoản tiền rất lớn để khen thưởng.
Thiết nghĩ, chuyện động viên, khích lệ học sinh học tiếng Anh để có chứng chỉ quốc tế có rất nhiều cách nhưng đừng nên đặc cách các em này là học sinh giỏi cấp tỉnh.
Làm như vậy sẽ khó nhận được sự đồng thuận của xã hội, nhất là với những thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh ở Hà Tĩnh và những thí sinh tham gia xét tuyển đại học ở những trường có tiêu chí ưu tiên cho học sinh giỏi cấp tỉnh!
Đạt IELTS từ 6.5 điểm có nên công nhận là học sinh giỏi?
Trước quyết định công nhận học sinh giỏi khi đạt IELTS 6.5 điểm trở lên của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, các giáo viên và chuyên gia bày tỏ quan điểm như thế nào?
Học sinh đạt chứng chỉ quốc tế được công nhận học sinh giỏi - PHẠM ĐỨC
Với quyết định đặc cách công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh mà không phải dự thi vì đã đạt IELTS từ 6.5 điểm trở lên của Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh, giáo viên và các chuyên gia bày tỏ nhiều ý kiến khác nhau về quyết định này.
Giáo viên Nguyễn Thúy Liên, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), chia sẻ góc nhìn mức độ yêu cầu của đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh tùy thuộc vào mỗi địa phương. Tính riêng TP.HCM, nếu học sinh có chứng chỉ IELTS 6.5 điểm thì "cửa hẹp" ngay từ vòng tham gia cuộc thi chứ chưa tính đến đạt giải để được công nhận danh hiệu.
Bên cạnh đó, giáo viên Thúy Liên nói thêm bài thi IELTS có mẫu bài thi chuẩn cho từng cấp độ, để đạt được mục tiêu thì học sinh cần dành thời gian để ôn luyện. Việc học sinh TP.HCM đạt 6.5 điểm ở bài thi này hiện nay không còn là hiếm. Ngay tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tính chung toàn trường đã có khoảng 80% học sinh đạt trình độ từ 6.5 trở lên.
Tuy nhiên, giáo viên trường chuyên nói trên nhìn nhận, đó là tính theo mặt bằng chung tại TP.HCM, địa phương có nhiều lợi thế về ngoại ngữ. Còn với các địa phương khác, để khuyến khích học sinh học tiếng Anh trong điều kiện thực tế thì có thể đã có sự tính toán phù hợp.
Hay giáo viên Lê Thanh Tùng, Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM), cũng nói rằng: "Học sinh TP.HCM đạt chứng chỉ IELTS 6.5 điểm nhiều lắm và đạt ngay từ năm lớp 10, lớp 11".
Không chỉ có vậy, ông Thanh Tùng còn đưa ra so sánh giữa 2 bài thi IELTS và bài thi học sinh giỏi và nói rằng không tương đương với nhau và công nhận thì chưa hợp lý. Theo ông Tùng, bài thi IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng và theo chuẩn quốc tế còn bài thi học sinh giỏi nặng về học thuật, chú trọng bài đọc hiểu, ngữ pháp, điền từ... Và đây là lần đầu tiên thấy một địa phương công nhận hình thức tương đương này với mục đích khuyến khích học sinh.
Đưa ra quan điểm về tính tổng quát trước quyết định của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, ông Cao Huy Thảo, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc (SIC), nói rằng đáng khuyến khích khi sử dụng một chứng chỉ ngoại ngữ có năng lực đánh giá bao quát 4 kỹ năng để công nhận danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh. Bởi bài thi học sinh giỏi thường nặng về ngữ pháp, đọc viết chứ không chú trọng kỹ năng nghe nói. Đồng thời việc công nhận này sẽ làm giảm bớt áp lực về việc tổ chức các kỳ thi...
Tuy vậy, với mức điểm 6.5 trở lên thì ông Thảo cho rằng khá thấp. Và ông Thảo đưa ra ý kiến nên tham khảo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ dành cho học sinh tốt nghiệp THPT, phải cao hơn từ 1 đến 2 bậc trở lên thì mới có thể công nhận là học sinh giỏi.
Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh vừa quyết định đặc cách công nhận cho 70 em học sinh lớp 12 là học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh năm học 2020 - 2021 mà không phải dự thi, vì đã đạt IELTS từ 6.5 điểm trở lên.
Chiều 15.12, ông Trần Giang Nam, Chuyên viên Phòng giáo dục phổ thông (Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh) xác nhận thông tin trên và cho biết trong số 70 em học sinh vừa được đặc cách công nhận là học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp tỉnh năm học 2020 - 2021 thì có 6 em đạt giải nhất (IELTS được 8.0 điểm), 20 em giải nhì (7.5 điểm IELTS) và 44 em giải ba (6.5 - 7.0 điểm IELTS). Trong đó, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh có số học sinh được đặc cách thành học sinh giỏi nhiều nhất, với 44 em có điểm IELTS từ 6.5 - 8.0.
Theo ông Nam, năm 2018, HĐND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết số 96 về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Theo quy định, điều kiện được đặc cách danh hiệu học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp tỉnh thì học sinh phải đạt 5.5 điểm IELTS đối với lớp 9 và 6.5 điểm trở lên đối với lớp 10 đến lớp 12.
IELTS từ 6.5 được đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh: Táo bạo, nhưng... Việc Hà Tĩnh đặc cách cho 70 em học sinh lớp 12 có điểm thi IELTS 6.5 trở lên là học sinh giỏi cấp tỉnh, không cần thi đang gây nhiều tranh luận. Nhiều ý kiến cho rằng đây là ý tưởng táo bạo, nhưng... Bạn trẻ giao tiếp với người nước ngoài để rèn kỹ năng nghe, nói tiếng Anh - ẢNH...