Không nên coi thường chuyện ‘vặt’!
Mấy năm nay ‘bỗng dưng’ xuất hiện trên báo chí và trên miệng người dân cụm từ ‘tham nhũng vặt’.
- Chắc là từ câu cửa miệng: ‘Ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm’. Nhưng từ ‘ăn vặt’ đến ăn cắp vặt và tham nhũng vặt đã được nâng lên ‘trình độ’ cao hơn hẳn.
- Tham nhũng vặt được ‘xếp hạng’ ở hai cấp độ.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Quy mô tham nhũng tuy nhỏ nhưng rải rác khắp nơi như vào bệnh viện phải ‘phong bì’ bồi dưỡng; xin cho con học phải ‘lót tay’; qua cửa công quyền cũng ‘bôi trơn’…
- Chuyện đó thì rõ rồi, khỏi phải kể lể. Vậy còn cấp độ hai là gì?
- Cấp độ này rất đáng báo động: Người dân cảm thấy tham nhũng đã trở thành chuyện vặt vãnh đến mức như một thói quen hiển nhiên. Nói cách khác, khi đó tham nhũng phổ biến đến mức người ta không thấy lạ, không bức xúc, lên án mà sẵn sàng chấp nhận.
- Kết quả khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh vừa công bố gần đúng như thế: 42% người dân cho rằng phải hối lộ khi đi khám chữa bệnh, 30% phải lo lót khi làm thủ tục về đất đai…
- Có nhiều người đổ tội cho mặt trái kinh tế thị trường ‘cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền’.
Theo tôi, không nên coi thường tham nhũng vặt, vì từ ‘vặt’ sẽ dẫn đến tham nhũng lớn. Không có cái ‘vặt’ thì làm sao ‘đẻ’ ra cái lớn được.
Theo Datviet
Tiền bạc chỉ là chuyện vặt?
Mấy ngày nay em lo sốt vó anh biết không? Trong nhà hiện chỉ còn không đến hai triệu. Hai triệu nghe thì nhiều, nhưng đi chợ chỉ vài bữa, đóng hóa đơn tiền điện, tiền nước là hết vèo.
Đó là chưa kể món nợ hơn 20 triệu mình đã mượn của người thân, bạn bè. Nhiều người đã đánh tiếng với em là phải trả nợ sớm. Em tính mãi mà không biết cách nào. Cùng đường, em mới nói với anh để vợ chồng cùng tìm cách gỡ. Ai ngờ, anh tạt vô mặt em cả gáo nước lạnh với câu nói quen thuộc: "Mấy chuyện tiền bạc lặt vặt em đừng nói với anh. Mệt đầu lắm!". Anh là đàn ông, là chồng, là cha, là trụ cột gia đình mà. Em không nói với anh thì nói với ai? Nước mắt em tự nhiên ứa ra...
Anh ngẫm lại đi, hai đứa lấy nhau đã mười năm, bé Susi đã được tám tuổi. Mười năm ấy, những chuyện "tiền bạc lặt vặt" trút hết lên đầu em. Em có mỗi cái bằng đại học tại chức, lại vướng bận gia đình nên dù đi làm đã lâu nhưng chỉ là một nhân viên văn phòng quèn, lương tháng tầm năm triệu. Vậy mà toàn bộ chi tiêu gia đình: tiền chợ, tiền điện, tiền nước, tiền học của con, tiền mua sắm... đều trông vào đồng lương của em.
Anh có biết, vì "mấy chuyện tiền bạc lặt vặt" ấy, mười năm qua em đã phải khổ sở thế nào? Em giật gấu vá vai, em mượn đầu này đắp đầu kia. Nhiều hôm hết tiền đi chợ, em cũng vẫn cố gắng có chút đồ ăn tươm tất cho anh và con, mình thì lén ăn cơm nguội chiên lại, mà vẫn phải giả bộ: "Anh với con ăn đi, lúc nãy em đói bụng ăn trước rồi!". Anh có biết, mấy năm rồi em chẳng dám mua một bộ đồ mới nào, phải xin lại đồ của người thân, bạn bè mà mặc, để có tiền lo cho gia đình?
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Còn anh, mười năm qua anh toàn "lo việc lớn". Lúc mới lấy nhau, với tấm bằng thạc sĩ, anh cũng có công việc ngon lành. Nhưng, làm chưa nóng chỗ, anh bỏ ra ngoài mở công ty riêng để "làm chủ cho sướng". Sướng chưa được mấy bữa thì do thiếu kinh nghiệm, gặp lúc kinh tế khó khăn, vốn lại yếu nên công ty phá sản. Bao nhiêu vốn liếng gia đình hai bên cho vợ chồng mình lúc cưới bay theo cái công ty ấy hết. Anh bất đắc chí, suốt ngày than trời trách đất, nhậu nhẹt bê tha.
Sau đó em động viên anh đứng dậy, xin việc làm mới. Khổ nỗi, chẳng nơi nào anh làm quá ba tháng. Chỗ việc nhàn, lương thấp anh bảo: "Anh chẳng thể làm được mấy cái công việc cà tàng này". Chỗ lương cao anh lại than: "Ai mà chịu nổi cái công việc áp lực như thế này". Thậm chí, ba anh nhờ người quen xin cho anh một công việc vừa nhàn, lương lại cao, cũng chỉ đúng một tháng là anh xin nghỉ. Hỏi lý do, anh bảo: "Không chịu được cái lão sếp!". Thế là anh nghỉ hẳn ở nhà. Từ lúc đó đến giờ, mỗi ngày anh đều đặn làm "việc lớn" theo lịch sau: sáng cà phê, đánh cờ tướng và bàn chuyện thời sự đầu ngõ, trưa chiều nghỉ ngơi xem ti vi, có ai rủ thì lai rai vài chai bia. Em nhờ anh đỡ đần một tay, lo toan chuyện tiền nong, hay đơn giản chỉ là giữ con giùm em, rửa giùm em cái chén, lau giùm em cái nhà..., anh đều gạt đi bằng câu nói: "Ba cái chuyện lặt vặt, đừng làm phiền anh...".
Em mệt lắm rồi. Đôi vai em đã oằn xuống. Em có chồng làm "đại sự" mà sao lại vất vả đến thế này? Em soi gương, tuổi mới 30 mà như một bà già. Em không còn sức gánh nổi cái gánh nặng lớn như vậy. Bao giờ anh mới chịu nghĩ lại mà đỡ đần cho em? Bao giờ anh mới ý thức trách nhiệm của một người đàn ông đối với gia đình?
Theo VNE