Không nên chủ quan với thiếu máu não
Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc. Đây được xem là bệnh lý ‘tiền đột quỵ’, dễ gây tử vong. Tuy nhiên, đa số người bệnh vẫn chủ quan vì biểu hiện bệnh không rõ ràng và thường có dấu hiệu thoáng qua rồi biến mất.
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… – chớ chủ quan
Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng được cung cấp đến 15% khối lượng máu từ tim bóp ra, tiêu thụ 20% tổng lượng oxy trong máu và sử dụng đến 25% lượng glucose để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Trung bình tuần hoàn máu não khoảng 55ml/100 gam chất não trong một phút. Nếu lượng máu cung cấp cho não từ 30 đến 50ml thì gọi là thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não). Tuổi tác là yếu tố nguy cơ gây thiếu máu não, thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc với cường độ cao. Tiếp đến thường gặp ở người có bệnh lý về hệ tim mạch (cao huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường, hút thuốc, lười vận động, béo phì, stress, bia rượu…). Nguyên nhân thiếu máu não thường do mạch máu bị vữa xơ hoặc một số bệnh lý đốt sống cổ gây nên chèn ép động mạch đốt sống thân nền làm giảm dòng máu nuôi não.
Thiếu máu não người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau đầu kéo dài (triệu chứng xuất hiện sớm nhất và hay gặp nhất trong thiếu máu não); hoa mắt, chóng mặt, ù tai; mất ngủ; suy giảm trí nhớ; tê bì, nhức mỏi chân tay. Những biểu hiện trên không quá nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng đến các tạng phủ trong cơ thể, giảm chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc của người bệnh… Nhưng điều nguy hiểm nhất là thiếu máu não là nền tảng để phát sinh tình trạng đột quỵ não, bao gồm cả nhồi máu não và xuất huyết não. Vì vậy, khi gặp biểu hiện nghi ngờ thiếu máu não, cần nhanh chóng được khám xét và điều trị kịp thời.
Thiếu máu não gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh
Phòng và trị thiếu máu não thế nào?
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể làm đảo ngược hoàn toàn quá trình thoái hóa thần kinh và các bệnh lý mạch máu não. Để làm chậm quá trình này, cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau quả, cá, hạn chế ăn thịt, không nên ăn mỡ động vật. Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiếu máu não.
Đặc biệt, dân gian cũng đúc kết ra nhiều bài thuốc từ thảo dược có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết được ứng dụng hiệu quả trong điều trị thiếu máu não như huyết phủ trục ứ thang, đào hồng tứ vật thang. Hiện nay, trên cơ sở kế thừa các kinh nghiệm của người xưa và bằng công nghệ hiện đại, các công ty dược có xu hướng chuyển những bài thuốc này từ dạng phải sắc nấu phức tạp thành những dạng thuốc dễ sử dụng, đảm bảo tính an toàn và dễ bảo quản. Dựa trên bài thuốc cổ phương “Huyết phủ trục ứ thang”, các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm CERECAPS – một sản phẩm ưu việt trong điều trị thiếu máu não do có phối hợp cân bằng giữa 2 nhóm vị dược liệu có tác dụng hoạt huyết hóa ứ và bổ huyết sinh huyết. Cụ thể, các vị thuốc bao gồm hồng hoa, ngưu tất vừa có tác dụng hoạt huyết tăng lưu lượng máu lên não vừa giúp giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Cao bạch quả cung cấp oxy nuôi dưỡng tế bào não. Đặc biệt, do thành phần 100% thảo dược nên CERECAPS hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài mà không gây bất cứ tác dụng phụ có hại đáng kể nào.
Video đang HOT
CERECAPS chưa cac tinh chât thao dươc: Hồng hoa, Đương quy, Sinh địa, Sài hồ, Xích thược; Xuyên khung, Chỉ xác, Ngưu tất, Cam thảo, Cao bạch qua co tac dung hoat huyêt hoa ư, lam thông thoang long mach, tăng cương lưu thông mau, cung câp oxy va dương chât cân thiêt giup điêu tri hiêu qua thiêu mau nao.
Theo VNE
Người tiểu đường nên và không nên ăn gì?
Tiểu đường là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này.
Tiểu đường là căn bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat do insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận...
Do vậy, ngoài chế độ vận động thể lực và thuốc điều trị thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Vậy người tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để giữ cho đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng?
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Thực phẩm người tiểu đường nên tránh
- Không nên ăn thực phẩm chiên, xào,..
- Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp...
- Không nên ăn đồ ngọt như đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
- Không ăn mặn
- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai, bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Thực phẩm tốt cho người tiểu đường
- Ăn các loại hoa quả ít đường như táo, bưởi, cam quýt...
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,... có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
Người bệnh không nên ngồi lười vận động, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Nên dành từ 30 - 45 phút để đi bộ mỗi ngày. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe, đây là một phương thuốc rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống và tập thể dục là biện pháp giúp cho người bị bệnh tiểu đường đạt được cân nặng lý tưởng, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng đường huyết bị tăng cao trong máu. Để điều trị có kết quả tốt, nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi bệnh liên tục.
Nguyên tắc ăn uống của người bị bệnh tiểu đường
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h:
Do vậy, gười bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Theo VNE
Những người không nên cười nhiều Người bị cao huyết áp, phụ nữ mang thai, bệnh nhân mới phẫu thuật ngực hoặc bụng... không nên cười nhiều. Nhiều người quan niệm "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" nên luôn cố gắng cười thật nhiều. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe trên trang The Health khuyến cáo không phải cười lúc nào cũng có lợi. Cười chỉ...