Không nên chọn nghề theo phong trào
Mưa và gió của áp thấp nhiệt đới vẫn không làm giảm không khí sôi động từ 3.000 học sinh của tỉnh Bình Định về Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Bình Định (đường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn) dự chương trình tư vấn…
Nhiều học sinh cho biết thời hạn làm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 sắp đến gần nên ai cũng nôn nao chờ đợi buổi tư vấn này để đưa ra quyết định cuối cùng.
Băn khoăn chọn học ở thành phố lớn
Một học sinh Trường THPT Vân Canh (huyện Vân Canh) băn khoăn: “Em muốn học ĐH ở Đà Nẵng nhưng người ta nói tốt nghiệp từ các trường ở Đà Nẵng sẽ rất khó kiếm việc làm. Em có nên vào TP.HCM để thi?”.
TS Trần Thế Hoàng – trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – tư vấn việc chọn thi vào trường ĐH ở đâu tùy thuộc điều kiện của bạn. Nếu những ngành học mà trường ĐH địa phương có đào tạo thì sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn cho bạn khi “ăn cơm nhà học ĐH”. Còn những ngành mà bạn ham thích nhưng những trường ĐH tại địa phương chưa có đào tạo thì việc chọn thành phố lớn để đi học là cần thiết. “ Xã hội không phân biệt sinh viên tốt nghiệp từ trường nào mà quan trọng nhất là em thật sự có năng lực, có tinh thần học tập, ý chí phấn đấu không ngừng…” – thầy Hoàng chia sẻ.
Một học sinh Trường THPT iSchool Quy Nhơn thắc mắc: “Em được biết hiện nay có nhiều anh chị sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường không có việc làm. Tại sao lại có tình trạng này? Theo thầy cô, những ngành nghề nào trong tương lai sẽ phát triển, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội?”.
Video đang HOT
Học sinh chăm chú đọc báo và thông tin tư vấn tuyển sinh – Ảnh: Tiến Thành
ThS Lâm Tường Thoại (ĐHQG TP.HCM) cho rằng vấn đề thất nghiệp tại mỗi thời điểm ở mỗi loại ngành nghề là không thể tránh khỏi. Nguyên nhân là do sự tổng hợp từ nhiều yếu tố như suy thoái kinh tế, sự thay đổi cơ cấu ngành nghề, thay đổi chính sách ưu tiên của Nhà nước, bản thân người tìm việc chưa chuẩn bị tốt cho mình, do chưa có sự phù hợp giữa nhà tuyển dụng với người tìm việc… Vì vậy, sinh viên phải biết rõ điều này để chuẩn bị tốt cho mình, tạo cho mình ưu thế hơn hẳn những người khác thì khả năng tìm việc sẽ tốt hơn, giảm thiểu khả năng thất nghiệp. Thầy Thoại cho rằng: “Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu nhân lực cho mọi loại ngành nghề đều có, tuy nhiên theo mỗi giai đoạn có thể nghề này sẽ giảm nhu cầu, nghề khác sẽ tăng. Quan trọng là sinh viên nên xem xét khả năng, sở thích, năng lực của mình, kết hợp với các thông tin, dự báo để chọn ngành nghề phù hợp hơn là chọn theo phong trào”.
“Người ấy không muốn em đi học xa”
Ngay ở phần đầu chương trình, hội trường Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Bình Định như “nổ tung” khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi liên quan đến… tình yêu học trò của một học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu: “Em rất thích vào Sài Gòn học nhưng “người ấy” không muốn rời xa em. “Người ấy” khuyên em nên học ở Quy Nhơn. Em không biết làm thế nào để toàn vẹn cả hai. Kính mong các thầy cô tư vấn giúp em”. Câu hỏi vừa dứt, cả ngàn học trò đồng loạt vỗ tay thích thú.
Được mời “gỡ rối tâm lý”, TS Phạm Tấn Hạ – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) – nhận định: “Đây là tâm trạng của rất nhiều bạn”. Thầy Hạ chia sẻ: “Lứa tuổi của các bạn là lứa tuổi đẹp nhất. Tôi cũng như thầy cô trong ban tư vấn cũng đã trải qua những thời khắc như các bạn bây giờ. Ngày cuối cùng của năm lớp 12, bạn sẽ có những kỷ niệm thật đẹp của đời học sinh”.
Hội trường im phắc, học trò chăm chú lắng nghe. “Khi ấy, bạn sẽ chia tay thầy cô, bạn bè và có thể tạm thời tạm biệt “người ấy” để đi học ĐH. Nếu “người ấy” thật sự yêu bạn thì xa cách cũng là thử thách. Tương lai thuộc về phía trước. Sự thử thách này đôi khi cũng thêm gia vị cho tình yêu của hai bạn. Tôi mong bạn chia sẻ với “người ấy” của mình và “người ấy” sẽ đồng ý cho bạn vào Sài Gòn học” – thầy Hạ nói
Theo Trần Huỳnh – Hà Bình (Tuổi trẻ)
Chọn nghề theo sở thích hay nhu cầu?
Còn một tuần nữa học sinh (HS) lớp 12 bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ. Đây là giai đoạn nước rút để HS đưa ra quyết định chọn ngành, nghề dự thi phù hợp.
Sai lầm sẽ gây lãng phí lớn
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng: "Với những HS chọn ngành yêu thích trùng với ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, việc làm ổn định, lương cao... thì đó là sự thuận lợi. Ngược lại, việc lựa chọn học nghề nào không hề đơn giản". Hằng năm, lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế ở hệ ĐH và CĐ chiếm tới 40%. Thực tế này cho thấy những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao luôn có sức hấp dẫn HS.
Phần lớn các chuyên gia tư vấn khuyên rằng nhu cầu xã hội về một ngành nghề cụ thể chỉ có tính nhất thời. Có thể hiện nay xã hội đang có nhu cầu cao nhưng 4 hoặc 5 năm sau lại dư thừa vì các trường đào tạo ra quá nhiều. Vì vậy, để không phải hối tiếc vì sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, thí sinh khi cầm bút đăng ký dự thi hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai. Tiến sĩ Nghĩa cho rằng nếu chọn nghề sai lầm sẽ là sự lãng phí lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc chọn nghề xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của bản thân sẽ bền vững hơn. "Giữa nghề yêu thích và nghề dự báo nhu cầu cao, nếu là tôi, tôi sẽ chọn nghề yêu thích bởi nếu giỏi nghề đó, dù nghề đó không thời thượng thì cũng rất dễ tìm việc làm và tự biến nó thành nghề có thu nhập cao" - tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa chia sẻ.
3 lời khuyên
Trong các buổi tư vấn mùa thi, nhiều chuyên gia tư vấn khuyên rằng trước khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ, thí sinh cần lưu ý 3 điều.
Trước hết phải xác định tầm quan trọng của việc chọn ngành: Đó là sở thích, sở trường, năng khiếu. Điều này quan trọng hơn là đặt ra câu hỏi thi trường nào, ngành nào dễ đậu, bởi cho dù có trúng tuyển nhưng nếu học ngành không thích thì chỉ là sự trú chân tạm bợ, không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó. Điều này sẽ khiến sinh viên không thể phát huy hết năng lực, sở trường của mình.
Điều thứ hai là phải biết lượng sức mình: Không nên chọn những nghề thật cao siêu mà năng lực của mình khó với tới. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, HS nên lượng sức để thi vào những trường vừa sức. Có nhiều tiêu chí để tham khảo như điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý...
Cuối cùng nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm. Khi chọn trường, HS cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe lời khuyên của những người đi trước vì đôi khi HS không đủ thông tin.
Theo TNO
Khởi động chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh 2012 Ngày 4/2, báoiện tử Dân trí khởiộng chưH,CĐ 2012. nh nhằm cung cấi các thí sinh những thông tin thiết thực bổ ích nhất trong việc chọn ngành, chọn nghề giảiáp nhữngc mắc trong tuyển sinh 2012. Dân trí sẽ cung cấp, tưn giảiápc mắc của thí sinh, phụ huynh thông tin về ngành nghềào tạo, hưng chọn nghề phùi bản thân ngành...