Không mua được khẩu trang, người phụ nữ làm điều khó tin
Hành động của chị nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người dân sinh sống quanh vùng.
Xuất phát từ việc không mua được khẩu trang cho chính người thân trong gia đình khi dịch Covid-19 bùng phát, chị Lê Thị Thắm, chủ một xưởng áo mưa ở xã Hải Bối (huyện Đông Anh, Hà Nội), đã quyết định thực hiện ý tưởng biến xưởng sản xuất áo mưa sang sản xuất khẩu trang để phát miễn phí cho người dân.
Xưởng may của chị Thắm chuyển đổi từ sản xuất áo mưa sang may khẩu trang để phát miễn phí trong đợt dịch Covid-19
Để chuẩn bị và đảm bảo cho việc may khẩu trang đạt chuẩn, chị Thắm chi hơn 200 triệu đồng mua thiết bị, nguyên vật liệu và những chi phí khác. Đồng thời, chị mang sản phẩm của mình tới Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 để kiểm định rồi mới cho sản xuất đồng loạt.
Hiện tại, xưởng của chị Thắm sản xuất được trung bình 3.000 chiếc khẩu trang mỗi ngày, với 22 nhân công làm việc từ sáng đến đêm. Những công nhân dù phải tăng ca, làm thêm giờ vẫn rất vui vẻ.
“Bình thường làm đến 17h hay 19h là nghỉ nhưng từ ngày làm khẩu trang cho người dân có hôm phải làm đến 22h, thậm chí đến 12h đêm, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất vui”, chị Lan- một công nhân chia sẻ.
Một chiếc khẩu trang trải qua các giai đoạn cơ bản như cắt vải, may viền, vắt sổ, dập ly
Theo chị Thắm, gia đình rất ủng hộ, các công nhân cũng đồng lòng nên ai cũng vui vẻ làm việc cật lực để đảm bảo đủ số lượng khẩu trang phát miễn phí cho học sinh các trường trên địa bàn sắp quay lại học sau kỳ nghỉ dài vì dịch bệnh.
“Bản thân tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi có thể giúp ích cho xã hội, cho những người xung quanh bằng công việc của mình”, chị Thắm chia sẻ.
Các công đoạn được chia cho các công nhân để chuyên môn hóa
Video đang HOT
Hành động của chị Thắm nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người dân sinh sống quanh vùng. Thỉnh thoảng, các thành viên trong Hội phụ nữ xã Hải Bối đến hỗ trợ chị Thắm, giúp các công nhân thực hiện công đoạn nhặt chỉ, xịt cồn khử trùng và đóng gói khẩu trang.
Để sản xuất kịp số lượng khẩu trang phục vụ người dân, các công nhân tại xưởng phải làm việc đến 22h, thậm chí có hôm làm đến 12h đêm
Chị Thắm thường xuyên có mặt tại xưởng để đôn đốc, kiểm tra chất lượng sản phẩm
Các công nhân làm việc miệt mài để kịp phát cho người dân bởi sản xuất tới đâu người dân đến lấy hết đến đó
Hiện tại, xưởng của chị Thắm sản xuất được trung bình 3.000 chiếc khẩu trang mỗi ngày
Những công nhân làm việc với tinh thần vì cộng đồng, họ rất vui với việc làm đầy ý nghĩa này
Để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho những chiếc khẩu trang, tất cả mọi người đều đeo khẩu trang trong thời gian sản xuất
Ngoài Hội phụ nữ xã Hải Bối đến giúp, các công nhân nam trong xưởng thực hiện công đoạn nhặt chỉ, xịt cồn khử trùng và đóng gói khẩu trang
Khẩu trang sau khi hoàn thành được xếp đầy trong những chiếc thùng đặt trước cửa xưởng của chị Thắm
Người dân niềm nở nhận khẩu trang từ xưởng.
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
Vứt khẩu trang bừa bãi, coi chừng lây dịch bệnh
Hiện nay, trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM xuất hiện tình trạng khẩu trang được người dân dùng xong vứt bừa bãi ra ngoài đường, vỉa hè hoặc nơi công cộng khác.
Nhiều người lo ngại tình trạng đeo khẩu trang xong rồi vứt bừa bãi tiềm ẩn nguy cơ phát tán virus dịch COVID-19.
Điều này khiến nhiều người lo ngại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Tình trạng này cũng phần nào khiến công tác thu gom và xử lý khẩu trang để phòng, chống dịch trở nên khó khăn hơn.
Nỗi lo khẩu trang bị vứt bừa bãi
Chị Nga (công nhân thu gom rác ở quận Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ: "Lúc này đi làm tôi phải mang thêm bao tay, khẩu trang, chứ dịch bệnh gì ghê quá. Dạo này số người mang khẩu trang nhiều hơn, khẩu trang bị vứt lung tung cũng nhiều hơn. Mấy bữa đi làm về phải tắm thật kỹ, lỡ xui gặp phải khẩu trang y tế có virus thì lại khổ cho cả nhà".
Còn theo anh Nguyễn Phạm Nguyên (quận Tân Phú, TP.HCM): "Trên nhiều con đường gần đây rất dễ bắt gặp cảnh khẩu trang y tế nằm lăn lóc trên đường, trên chân cầu, vỉa hè, công viên. Chỉ cần một cơn gió mạnh bay qua là khẩu trang bay lung tung khắp nơi. Trước tiên, nhìn cảnh vậy là đã mất vẻ mỹ quan đô thị nhưng lo sợ hơn là vấn đề lây nhiễm COVID-19. Do dịch bệnh này là loại dịch rất dễ lây, nếu một trong những người thu gom rác ở gần nơi họ sống bị nhiễm bệnh thì có khả năng ảnh hưởng đến nhiều người".
Chung nỗi lo, anh Đỗ Ngọc (quận Thủ Đức, TP.HCM) đặt câu hỏi: "Nếu người đang mang mầm dịch mà vứt khẩu trang ra ngoài môi trường như thế thì nguy cơ phát tán virus rất đáng lo".
Những chiếc khẩu trang bị vứt bừa bãi trên một số tuyến đường ở quận 10 gây khó khăn cho người thu gom rác, đây cũng là một con đường lây nhiễm dịch bệnh. Ảnh: NGUYỄN CHÂU
Sử dụng khẩu trang đúng cách, bỏ đúng nơi
Bên cạnh những trường hợp bỏ khẩu trang sau khi dùng xong không đúng nơi quy định thì nhiều người vẫn có ý thức bảo vệ môi trường cũng như có ý thức góp phần ngăn chặn dịch bệnh, không cho dịch bệnh phát tán.
"Từ hôm có dịch COVID -19, chung cư tôi ở có thêm thùng rác ở tầng hầm để xe và tầng sảnh để mọi người đi về là bỏ khẩu trang vào đúng chỗ. Các cô lao công thu dọn rác ngày hai lần. Chính quyền phát tờ rơi đến từng nhà hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch, trong đó có việc đeo, tháo và bỏ khẩu trang đúng cách. Tôi thấy mọi người ở chung cư đều có ý thức thực hiện theo" - ông Đỗ Đức Biên (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM).
Cùng chia sẻ về vấn đề này, anh Phan Duy (quận 6, TP.HCM) nói: "Đang có dịch bệnh nguy hiểm, chính vì thế tôi và gia đình tôi rất có ý thức trong việc phòng, chống dịch. Ngoài việc thực hiện những hướng dẫn của bác sĩ trên các trang thông tin đại chúng thì việc để khẩu trang đúng nơi quy định là việc mà tôi và người trong gia đình tôi thực hiện nghiêm. Ngay cả đứa cháu tôi mới hơn bảy tuổi, tôi cũng chỉ cháu là dùng khẩu trang xong là quấn lại, cho vào thùng rác rồi rửa tay sạch sẽ. Tôi nghĩ với những hành động nhỏ như thế cũng đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh".
Sẽ xử phạt nếu vứt khẩu trang bừa bãi
Mới đây, Bộ Y tế ban hành công văn gửi Bộ TN&MT, Bộ Công an, UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc xử lý đối với hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền tăng cường kiểm tra, xử phạt đối với các hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định theo điểm c, điểm d khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016.
Cụ thể, phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này.
Phạt tiền 5-7 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.
Thẩm quyền xử phạt hành vi vứt khẩu trang không đúng nơi quy định thuộc chủ tịch UBND cấp xã (nếu mức phạt đến 5 triệu đồng), hoặc chủ tịch UBND cấp huyện (nếu mức phạt đến 50 triệu đồng)...
HỮU ĐĂNG - NGUYỄN CHÂU
Theo plo.vn
Hướng dẫn viên kể chuyện khách Việt đi tour mùa dịch Corona: 'Đi mua khẩu trang' Những hướng dẫn viên đưa khách Việt đi tour mùa dịch bệnh do chủng mới của virus Corona cho biết, lượng khách ở các điểm tham quan giảm rất nhiều, không có chuyện kỳ thị khách Việt và nhiều người tranh thủ mua khẩu trang mang về. Đoàn khách Việt tại khu trượt tuyết ở Hàn Quốc trong mùa dịch Corona. - Ảnh:...