Khổng Minh Gia Cát Lượng và những lời tiên tri sấm truyền
Trong văn hóa Trung Hoa, Gia Cát Lượng là bậc quân sư lỗi lạc, đại tài khiến đời đời thán phục. Đến nay, những lời tiên tri ông để lại cho hậu thế vẫn là bí ẩn chưa giải mã hết.
Theo Thục chí, tài liệu được cho là chính xác nhất về Gia Cát Lượng, ông vốn là người Lang Nha, Dương Độ (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Gia Cát Lượng sinh năm 181, tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh.
Ngay từ nhỏ, Khổng Minh là đứa trẻ vô cùng thông minh, hiếu học, đọc đủ loại sách vở và tầm sư học đạo khắp nơi. Sau này, ông là quân sư giỏi của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán.
Không những thế, ông còn là học giả và nhà phát minh kỹ thuật đại tài. Khổng Minh sáng tạo ra các chiến thuật quân sự nổi tiếng như Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).
Ngoài ra, tương truyền ông còn là người phát minh đèn trời (còn được gọi là Khổng Minh đăng) và món màn thầu nổi tiếng của Trung Quốc.
Tài tiên đoán như thần
Những chuyện Khổng Minh xem bói, đoán trước tương lai được kể khá nhiều trong dã sử và chính sử. Chuyện nổi tiếng nhất là việc ông khiến Lưu Bá Ôn – danh tướng văn võ song toàn thời nhà Minh – phải phục sát đất, dù Lưu sinh sau Khổng Minh tới hơn 1.000 năm.
Trong phiên bản được nhiều người ưa thích nhất, Lưu Bá Ôn có lần thân chinh dẫn tướng sĩ vượt núi băng rừng truy kích quân địch, không may ngã vào một hang núi. Lần mò trong hang, Lưu gặp tấm bia đá khắc 14 chữ “Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn”. Dưới bia khắc dòng chữ nhỏ “Gia Cát Lượng thủ bút”.
Hàng chữ kia mang nghĩa: “Gia Cát Lượng xứng đáng là quân sư của mọi thời đại, nhưng làm tướng thống nhất sơn hà thì có Lưu Bá Ôn”. Sau tấm bia còn vẽ đường rời khỏi hang núi, nhờ đó Lưu Bá Ôn thoát khỏi cảnh chết đói chốn hoang vu.
Còn trong Gia Cát Lượng dã sử thì viết, trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng dặn dò con cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”.
Sau khi ông qua đời, Tư Mã Viêm lên ngôi hoàng đế. Nghe tin trong số quan quân triều đình có viên tướng quân là hậu thế của Gia Cát Lượng, Viêm bèn nghĩ cách trừng trị người này.
Một hôm, Tư Mã Viêm tìm cớ định tội chết cho viên tướng nhà Gia Cát. Trên Kim điện, Viêm cất lời hỏi: “Trước khi chết, tổ phụ nhà ngươi đã nói những gì?”.
Kẻ “tội đồ” bèn thật thà truyền đạt tới vua lời dặn của Gia Cát Lượng. Nghe thấy vậy, Tư Mã Viêm bèn ra lệnh cho quân lính dỡ nhà, lấy bọc giấy ra xem. Bên trong chỉ có một phong thư kín, phía trên viết rằng: “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là Đúng hoàng thượng mới mở ra xem).
Đám binh sĩ bèn dâng thư lên vua. Trong thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Tư Mã Viêm dù nghi ngờ nhưng vẫn làm theo. Vừa đứng vững đã nghe thấy một tiếng “rầm”, chiếc xà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi, khiến bàn ghế tan tành.
Viêm trông thấy vậy mà sợ hãi lạnh người, rồi lại xem tiếp những dòng ở cuối thư: “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng sống của con cháu ta”. Xem xong thư, Tư Mã Viêm thầm thán phục tài tiên đoán như thần của Gia Cát Khổng Minh rồi ra lệnh phục nguyên chức cho vị tướng quân này.
Video đang HOT
Ngoài ra, những lời tiên tri của Khổng Minh trong cuốn Mã Tiền Khóa (trước ngựa gieo quẻ) vẫn là một bí ẩn mà nhiều người chưa thể lý giải hết. Tương truyền, đây là những bài thơ mà ông sáng tác trong những lúc nhàn hạ khi ở quân ngũ, dự đoán đại sự trong thiên hạ theo từng thời đại lịch sử.
Khi mỗi thời đại lịch sử qua đi, người ta xem lại mới thấy Khổng Minh tiên tri chính xác. Đương nhiên, những người phản đối cho rằng, đó chỉ là cách suy diễn của đời sau, khi sự đã rồi. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu tiên tri lại đưa ra biện giải riêng.
Đền thờ Khổng Minh ở Thành Đô, Trung Quốc. Ảnh: Wordpress.
Cách nhìn người của Gia Cát Lượng
Trong bộ sách Tướng Uyên, Khổng Minh từng đưa ra nhận xét về tính cách con người rằng: “Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”.
Trong bộ sách này, ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người bao gồm: Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng” / Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái” / Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức” / Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng” / Cho họ uống rượu say để dò “tâm tính” / Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính” / Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”.
Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà Gia Cát Lượng đã giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài, đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánh ngang hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô.
Khi ra Kỳ Sơn lần thứ sáu, Khổng Minh lâm bệnh nặng, cho quân đóng ở gò Ngũ Trượng, tránh giao chiến với quân Ngụy. Ông bèn dùng phép dâng sao, trong vòng 7 ngày bày ra 49 cây đèn quay quanh cây đèn chủ mạng của ông nhằm xin trời cao cho kéo dài mạng sống.
Đến ngày thứ bảy, Tư Mã Ý nhìn thiên tượng biết Khổng Minh bị bệnh, cho quân đến thăm dò trước trại thách đánh. Ngụy Diên chạy vào trướng báo tin, chẳng ngờ đạp mạnh quá làm tắt ngọn đèn chủ vị.
Khương Duy giận lắm, rút gươm muốn giết Ngụy Diên, Khổng Minh cản lại, than rằng: “Số trời như thế, không sao trái được”. Ông gọi Khương Duy lại truyền thụ 24 thiên binh thư do ông viết ra.
Sau đó, ông dặn các tướng phải đề phòng quân Ngụy tới đánh và Ngụy Diên làm phản cùng kế sách đối phó. Sau Thục chủ sai sứ tới hỏi việc hậu sự, Khổng Minh đáp rằng Tưởng Uyển có thể thay ông làm thừa tướng, sau đó là Phí Y, nói tới đó thì mất, hưởng dương 54 tuổi.
Sau khi Khổng Minh mất, Ngụy Diên quả nhiên làm phản nhưng Khổng Minh đã tiên đoán trước nên bày kế cho Mã Đại chém chết Ngụy Diên. Tư Mã Ý tới đánh, quân Thục đẩy xe có tượng gỗ Khổng Minh ra trận, Tư Mã Ý sợ hãi bỏ chạy, hỏi các tướng rằng đầu mình có còn không. Thế là quân Thục rút an toàn trở về Thành Đô. Sau này trong dân gian có câu: “Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống”.
Theo Zing
Thăm lều cỏ nơi Lưu Bị 3 lần cầu Khổng Minh
Cổ Long Trung là một khu du lịch đặc biệt, bởi đây là nơi Gia Cát Lượng ở ẩn, tự tay cày ruộng cho đến khi Lưu Bị tới.
Long Trung (Cổ Long Trung) là khu vực thuộc thành cổ của thành phố Tương Dương tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), là ngọn nguồn của văn hóa Tam Quốc với phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Ảnh: Lvmama.
Cảnh sắc của Long Trung từng được nhà văn La Quán Trung miêu tả rất hấp dẫn: Núi không cao nhưng rất đẹp, nước không sâu nhưng trong vắt, đất không rộng nhưng bằng phẳng, rừng không lớn nhưng tươi tốt, trúc, thông rậm rập, chim kêu vượn hót rộn ràng cả khu rừng.... Ảnh: Sina.
Tại đây, Gia Cát Lượng đã sinh sống khi còn trẻ, là nơi ông tự mình cày ruộng. Long Trung chính là địa điểm có lều cỏ mà Lưu Bị phải tới 3 lần để mời Gia Cát Lượng xuất núi. Ảnh: Sina.
Nhiều cảnh sắc trong Long Trung có lịch sử từ thời Tây Tần. Tới thời nhà Minh, nơi đây đã có những cảnh quan nổi tiếng gồm Thảo Lư Đình, Tam Cố Đường, Tiểu Hồng Kiều, Cung Canh Điền... Ảnh: Baike.
Sau này một số kiến trúc khác như Long Trung Thư Viện, Gia Cát Thảo Lư Đình, Quan Tinh Đài, Cầm Đài... được xây dựng thêm Ảnh: Wangyi.
Bước vào danh thắng Cổ Long Trung, bạn sẽ nhìn thấy một tấm biển bằng đá có ba cửa, cao khoảng 6 m, rộng 10 m, được xây dựng năm 1893. Ảnh: Baike
Giữa tấm biển khắc chữ "Cổ Long Trung", đằng sau viết chữ "Tam đại hạ nhất nhân", có nghĩa là ba đời Hạ, Thương, Chu mới có một người vĩ đại như Gia Cát Lượng. Đây cũng là tấm biển tượng trưng cho trí tuệ của dân tộc Trung Hoa. Ảnh: Sina.
Cây cầu Tiểu Hồng cũng được du khách rất quan tâm. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, đây là nơi gặp gỡ giữa Lưu Bị và nhạc phụ của Gia Cát Lượng trong lần thứ 2 Lưu Bị tới lều cỏ. Ảnh: Sina.
Đây cũng là nơi Gia Cát Lượng bắt buộc phải đi qua nếu muốn ra ngoài, nên người đời sau rất trân trọng cây cầu này. Ảnh: Baike.
Vào năm 1540, Long Trung dựng bia "Thảo Lư" hoành tráng, chữ viết trên bia là của Giang Hội, nhà thư pháp nổi tiếng thời bấy giờ. Ảnh: Baike.
Sang năm 1720, Tam Cố Đường được xây dựng, là nơi đánh dấu tích Lưu Bị ba lần tới lều cỏ mời Gia Cát Lượng , nơi Gia Cát Lượng viết "Long Trung đối sách" có giá trị nghiên cứu rất sâu sắc cả về lịch sử và nghệ thuật thư pháp. Ảnh: Baike.
Một trong những nơi tham quan nổi tiếng là Đền Vũ Hầu, khởi công từ đời Đường. Ảnh: Sina.
Nằm giữa Lạc Sơn và Long Trung Sơn là hơn 100 mẫu ruộng. Nơi đây được cho là nơi Gia Cát Lượng từng tự mình trồng cấy. Ảnh: Baike.
Ngoài ra còn có rất nhiều cảnh quan khác để du khách thưởng lãm như Giếng 6 góc, Đằng Long Các, Tương Vương Lăng... Ảnh: Baike.
Nếu may mắn tới đây khi tuyết rơi, bạn sẽ có những kỷ niệm khó quên. Ảnh: Sina
Theo Zing News
Lời sấm khủng khiếp của nhà tiên tri đoán vận mệnh thế giới trong vài thế kỷ Nostradamus, nhà tiên tri thế kỷ 16, đã dự đoán đúng hàng loạt sự kiện lớn từng xảy ra trên thế giới như vụ khủng bố 11.9.2001, Napoleon bị đánh bại... Khi nhắc tới các nhà tiên tri nổi tiếng thế giới, người đầu tiên được nêu tên là Nostradamus, bởi ông có khả năng đoán vận mệnh thế giới trong một thời...