Không lương, không thưởng, lao động Trung Quốc không có tết
Suy giảm kinh tế khiến nhiều lao động Trung Quốc cuối năm không được trả lương, không có tiền thưởng, nhiều người vì thế mà cũng không có tết.
Cảnh người dân Trung Quốc chờ đợi ở bến xe để về quê ăn Tết – Ảnh: Reuters
Tết không lương, không thưởng
Anh Fan Fu và nhiều công nhân khác quyết định không về quê ăn tết cùng gia đình năm nay, thay vào đó họ cắm trại ngay trước văn phòng của công ty xây dựng Qianan City Xinyuan Real Estate và tại dự án mà họ đang làm việc để đòi lương.
Cả năm nay công ty không thanh toán cho họ đồng lương nào. Gần đến ngày tết mà những công nhân xây dựng này không một đồng dính túi, nói gì đến tiền thưởng. Họ không thể về quê với 2 bàn tay trắng, ngoài việc ngồi lì trước văn phòng để buộc chủ trả nợ lương.
“Ông chủ chúng tôi vẫn “ca” bài cũ đã sử dụng cả năm nay là “không có tiền” và “xin lỗi”. Cho đến lúc này họ chưa trả cho chúng tôi một đồng nào”, Fan bức xúc kể lại, theo Reuters. Không được chủ trả lương, Fan cảm thấy tức giận, nhưng anh đau hơn khi nhìn những công nhân khác mà chính anh đã đưa họ từ quê ở tỉnh Tứ Xuyên đến Hồ Bắc làm việc cho công trình này.
Fan và những đồng nghiệp của mình không chỉ không đòi được nợ lương, không thể về quê ăn tết mà họ còn đối mặt với cảnh bị đuổi khỏi nơi trú ngụ vì khu tập thể mà họ ở lâu nay đã bị cắt điện, nước và các công nhân bị yêu cầu dời đi nơi khác. Không tiền, không chỗ ở, tết năm nay chả khác nào những ngày buồn chán nhất trong đời Fan.
Kinh tế Trung Quốc đang suy giảm tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua, nhiều lao động ở nước này đối mặt với số phận hẩm hiu như Fan, bị nợ lương dài hạn trong khi nhiều người khác có công việc bấp bênh. Áp lực tạo công ăn việc làm và bất ổn xã hội đang đè lên chính quyền Bắc Kinh.
Video đang HOT
Riêng công trình xây dựng mà Fan đang làm, có hơn 530 công nhân làm việc đều chịu cảnh nợ lương như anh, trung bình từ 20.000-50.000 nhân dân tệ (65 đến 170 triệu đồng). Người lao động bức xức, khiếu nại lên chính quyền địa phương nhưng chưa thấy kết quả gì. Họ nói chính quyền hứa cho lao động ngoài tỉnh mỗi người 2.000 nhân dân tệ (6,5 triệu đồng) với điều kiện phải quay về quê ăn tết.
Chính quyền lo lắng
Hành khách ở bến xe lửa Quảng Châu chờ tàu về quê ăn tết – Ảnh: AFP
Bất động sản là một trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất do sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc. Nhiều công ty cắt giảm lương, nhiều chủ không có tiền trả lương cho công nhân khiến những cuộc đình công nổ ra liên tiếp trong 2 tháng giáp tết 12.2015 và 1.2016 ở khắp Trung Quốc, theo Reuters.
Tại một phân xưởng in ấn ở thành phố Trùng Khánh, một giới chức địa phương đến thăm và đôn đốc chủ phân xưởng này trả lương cho công nhân trước tết. Đây là công việc thường thấy ở giai đoạn cuối năm của giới chức địa phương. Mấy tháng trước, Bắc Kinh yêu cầu giới chức địa phương quan tâm và điều tra những vụ nợ lương, nhất là ở khu vực có nhiều lao động nhập cư.
Giới chức Trung Quốc lo sợ bất ổn, bạo loạn có thể xảy ra từ những vụ nợ lương. Họ thường theo dõi các xí nghiệp, nhà máy sử dụng nhiều lao động và can thiệp kịp thời để dập tắt những nhen nhóm của sự bất ổn, đe dọa đến an ninh xã hội và cả chế độ.
Trong mấy tháng qua, có ít nhất 7 người bị bắt với cáo buộc kích động bạo loạn và gây bất ổn xã hội trong giới lao động, công nhân.
Bấp bênh sau tết
Không chỉ công nhân xây dựng chẳng vui vẻ với tết mà người lao động ở nhiều ngành khác ở Trung Quốc, kể cả nhân viên văn phòng cũng phải từ bỏ những kế hoạch vui chơi tốn kém trong mấy ngày nghỉ truyền thống này.
Một cuộc khảo sát do công ty chuyên về tuyển dụng lao động Zhilian Zhaopin cho thấy, 2/3 trong số hơn 10.000 nhân viên văn phòng được khảo sát cho biết họ không được thưởng tết âm lịch.
Ở thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, nơi được xem là công xưởng của Trung Quốc, nhiều nhà máy cửa đóng then cài với dòng chữ quảng cáo: “Tìm người thuê”. Nhiều nhà máy vẫn hoạt động, có khá hơn nhưng thưởng thì phải chờ, nhưng chờ đến khi nào thì không có ông chủ nào dám hứa, theo Reuters.
Không có thưởng tết nhưng vẫn còn có công việc để làm, còn như hai anh em Zhang Guantian, 23 tuổi và Zhang Guanzhou, 21 tuổi, làm việc ở một xưởng sản xuất tai nghe và dây cáp máy tính không biết có tìm được việc sau cái tết này không. Công việc của họ được trả lương theo giờ, lúc có lúc không, bấp bênh theo đơn hàng của chủ.
“Khó có thể tìm một công việc ổn định vào lúc này. Ước mong của tôi là tìm được công việc ổn định sau tết khi trở lại thành phố Đông Quản này”, Zhang chia sẻ khi đang đón xe buýt về quê ăn tết.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mối nguy lớn nhất với nền kinh tế thế giới năm 2016
Lần đầu tiên trong 9 năm qua, nước Mỹ sẵn sàng để tăng lãi suất. Ngược lại, nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới vẫn đang theo đuổi chương trình nới lỏng định lượng lớn nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
USD tăng giá được cho là nguy cơ lớn nhất với nền kinh tế thế giới vào năm sau - Ảnh: Shutterstock
Nhật Bản đã có lần suy thoái thứ tư trong vòng 5 năm qua dù nước này vẫn thực hiện chương trình nới lỏng định lượng lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Tại châu Âu, tăng trưởng kinh tế chậm chạp và lạm phát thấp khiến Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang cân nhắc chuyện dùng thêm một "liều" nới lỏng định lượng nữa.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) có thể đang hoãn hành động sau đợt phá giá nhân dân tệ trong hai ngày hồi tháng 8, gây sốc thị trường thế giới. PBOC không muốn rủi ro hóa khả năng đưa đồng bản tệ vào rổ tiền dự trữ SDR của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chiều hướng ngược trong chính sách của các ngân hàng trung ương trên thế giới đã và đang tạo ra sự mất cân bằng đáng kể trong trật tự kinh tế thế giới. Theo trang Business Insider, điều này rất có thể sẽ khiến đồng đô la Mỹ, đồng tiền vốn đang trên đà tăng, là nguyên nhân thổi bùng cuộc khủng hoảng tài chính sắp tới.
Thời gian qua, lãi suất thấp ở Mỹ đã dẫn đến cuộc bùng nổ việc đi vay bằng USD trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Số liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho thấy hiện khoảng nợ bằng đô la ở ngoài nước Mỹ đang trên mức 9.700 tỉ USD, tăng đáng kể từ con số 5.600 tỉ USD vào cuối năm 2008.
Doanh nghiệp và chính phủ các thị trường mới nổi đã vay mượn bằng USD vì lãi suất cực thấp và kiếm tiền để trả các khoản nợ đó bằng chính đồng nội tệ của họ.
Việc doanh nghiệp làm ăn có lãi đến đâu không còn mấy quan trọng nếu đồng bản tệ của họ trượt giá so với đô la Mỹ. Khi USD tăng giá, việc trả nợ trở nên khó khăn hơn. Nhiều công ty có thể sẽ rơi sâu vào cảnh nợ nần và những chủ thể đi vay trên khắp thế giới sẽ rơi vào các quá trình giảm nợ lộn xộn.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Fed được dự báo nâng lãi suất 4 lần trong năm sau Theo trang Business Insider, sẽ chẳng ai ngạc nhiên khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất vào phiên họp ngày 16.12 tới đây. Dù vậy, câu hỏi quan trọng hơn là Fed sẽ tăng lãi suất bao nhiêu và nhanh đến mức nào. Chuyên gia thuộc ngân hàng Goldman Sachs cho rằng Fed sẽ nâng lãi suất 4 lần...