“Không lẽ bỏ dạy trẻ đi bộ?”
Nhiều chuyên gia, nhà quản lí và lãnh đạo các trường khẳng định rèn chữ đẹp với học sinh tiểu học là cần thiết. GS Hồ Ngọc Đại ví von: “Đi hết ô tô, máy bay không lẽ bỏ dạy trẻ đi bộ?”
Trường học lo lắng
Hiệu trưởng Trường TH Thành Công B (quận Ba Đình, Hà Nội) Phạm Thị Yến dẫn chứng: “Câu nói “nét chữ nết người” đến giờ vẫn đúng. Từ xưa việc rèn chữ giữ vở đã được coi trọng. Đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, thời kỳ cải cách chữ viết đẹp bị xem nhẹ. Sau đó chúng ta lại khôi phục rèn chữ viết cho học trò vì thấy cần thiết”.
Bản thân bà Yến cho rằng: “Ở bất cứ thời đại nào, dù máy tính có tốt đến đâu người viết chữ đẹp vẫn cần thiết, không thể xem nhẹ”.
Theo hiệu trưởng Yến nét chữ đẹp là “điều kiện cần” với người giáo viên tiểu học. “Bởi phụ huynh thường tìm hiểu kỹ trường lớp, giáo viên khi quyết định cho con vào học. Giáo viên chữ đẹp khiến phụ huynh yên tâm hơn”.
Mỗi năm Trường TH Khương Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp cho cả cô và trò.
Phần thưởng cho học sinh là những cuốn vở hay cây bút. Với cô giáo nếu 100% vở của trò xếp loại A (với lớp 1, 2, 3) hoặc 85% đến 90% với khối lớp 4, 5 được thưởng 200.000 đồng.
“Món quà nhỏ nhưng ý nghĩa tinh thần động viên lớn nên cả cô trò đều hết sức cố gắng. Hiệu quả là giáo viên đều hết sức chú ý đến việc rèn chữ cho chính mình và học trò. Cô giáo trẻ lúc mới ra trường trình bày trên bảng, chữ viết chưa đẹp sau một thời gian được cải thiện rõ rệt” – Hiệu trưởng Nguyễn Thị Xuân Lan cho biết.
Bé trong ngày khai giảng tại một trường TH ở Hà Nội.
“Vẫn biết chữ đẹp còn do năng khiếu nhưng rèn chữ là cách dạy học trò tính cẩn thận, chu đáo. Thật kinh khủng khi học trò tiểu học không được rèn chữ viết hoặc việc này làm qua loa, đại khái” – hiệu trưởng Yến khẳng khái.
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Xuân Lan cho rằng: “Trẻ còn nhỏ, nếu không rèn, chữ viết sẽ rất cẩu thả nên cần “gò” vào thành chuẩn mực. Miễn sao chúng ta không làm vì thành tích, hình thức, dạy ở mức độ vừa phải để trẻ làm quen và không thấy mệt mỏi”.
Từ kinh nghiệm bà Lan nhận thấy trẻ lớp 1, lớp 2, lớp 3 học ít kiến thức và chủ yếu làm quen với từ, câu. Rèn cho trẻ viết chữ sẽ không làm các cháu chán nản vì khối lượng công việc vừa phải. Lên lớp 4, lớp 5 phải học nhiều kiến thức văn hóa nên trường cũng đặt vấn đề chữ viết xuống nhẹ hơn so với các em khối dưới.
Theo bà Lan: “Rèn chữ viết đâu chỉ có kĩ thuật. Từ lớp 1 lên lớp 3 trẻ dần nâng thành kĩ năng, đòi hỏi cả tư duy và khiếu thẩm mỹ. Trẻ không chỉ viết đẹp mà tốc độ tăng dần và cuối cùng là khả năng trình bày bài viết văn hay lại đẹp”.
Bỏ rèn chữ là sai lầm
Video đang HOT
Trưởng phòng GD Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến lấy ví dụ nhỏ để chứng minh cho việc cần duy trì việc rèn chữ viết cho trẻ. “Có lần tôi đưa các cháu nhỏ tới doanh trại quân đội để sinh hoạt ngoại khóa.
Các cháu thắc mắc hỏi tại sao các chú bộ đội gấp một chiếc chăn thôi và mất vài phút? Và nhận được câu trả lời chỉ nhẹ nhàng: Để chăn vào nếp thật đẹp và rèn tính cẩn thận. Ngày nào các chú cũng làm rồi thành quen tay, ban đầu chậm nhưng sau thành thạo sẽ nhanh và thuần thục”.
Bỏ rèn chữ là sai lầm
GS Hồ Ngọc Đại cho rằng điều quan trọng là nhà trường và gia đình bố trí sử dụng thời gian hợp lý để dạy trẻ rèn chữ.
“Tôi cực lực phản đối việc rèn chữ cho trẻ ở tuổi mầm non. Nhưng từ lớp 1 đến lớp 3, trò đến lớp là học những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống. Ở đây là tính kỷ luật, cẩn thận.
Chúng ta khuyến khích trẻ viết đẹp, viết đúng quy chuẩn. Cần thiết thì có những món quà, lời khen động viên trẻ. Chữ đẹp là truyền thống, phải giữ lại”.
Nói về việc rèn chữ, ông cho đó là việc làm tự nhiên mà tự thân các trường và thầy cô phải chú trọng. GS nhấn mạnh: “Dạy 10 học sinh viết chữ như 1 là tốt. Muốn làm phải có quy trình, kĩ thuật. Dạy không chỉ để trẻ làm như cái máy mà để trẻ yêu con chữ như nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người”.
Ông lấy ví dụ: “Tâm trạng của anh khi nhận một lá thư đánh máy và thư bọc phong bì, viết tay đẹp là khác nhau. Thư viết tay cũng như sản phẩm của lao động quá khứ. Người nhận thư không chỉ đọc mà thấy cả tình cảm trong từng nét chữ”.
Vị GS ví von: “Đúng là giờ đây chúng ta có máy tính, công nghệ cao nhưng bỏ rèn chữ là một sai lầm. Có hết ô tô, xe máy không lẽ không dạy đứa trẻ cách bò, đi bộ như thế nào?”
Liên quan đến cuộc thi viết chữ đẹp, Vụ Giáo dục Tiểu học. Bộ GD-ĐT là đơn vị khởi xướng phong trào và được nhiều địa phương ủng hộ, tham gia từ năm 2002 cho đến nay.
Trao đổi ngắn với PV, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Định cho rằng ý kiến của nguyên chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Trần Mạnh Hưởng khá đầy đủ và cũng thể hiện quan điểm của Bộ về vấn đề.
Ủng hộ việc rèn chữ cho học trò hay tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp theo ông Hưởng: “Cái đẹp không bao giờ lỗi thời. Chữ đẹp cũng vậy. Chỉ có người lợi dụng cái đẹp mới đáng bị chỉ trích” và việc cần ngăn chặn là nhà trường, giáo viên vì chạy theo thành tích nên bắt ép trẻ học, rèn chữ quá nhiều tạo gánh nặng cho trò.
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
"Chữ xấu làm khổ người khác"
"Cái đẹp không bao giờ lỗi thời. Chữ đẹp cũng vậy. Chỉ có người lợi dụng cái đẹp mới đáng bị chỉ trích. Trước sau, tôi vẫn giữ quan điểm rèn cho học sinh viết đẹp không có gì sai lầm cả, là tốt".
Nguyên chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Trần Mạnh Hưởng cho biết như vậy. Ông Hưởng cũng là người tham gia ban tô chức các cuôc thi viết chữ đẹp ở tiêu học câp quôc gia năm 2002, 2006 và thi viêt chữ đẹp do Báo Công an nhân dân tô chức năm 2007. Không chỉ là người tham gia tô chức các cuôc thi viết chữ đẹp, ông Hưởng còn là chủ biên cuốn Dạy và học Tập viết ở Tiểu học theo chương trình và SGK mới do NXB Giáo dục xuất bản năm 2006.
"Chữ đẹp không bao giờ lỗi thời"
Trong bài phân tích của mình, GS Nguyễn Ngọc Lanh cho rằng trẻ em Việt Nam đang phải phung phí quá nhiều thời gian vào việc rèn chữ, viết đẹp. Câu hỏi đặt ra là chữ đẹp ngày nay phải chăng đã lỗi thời khi chúng ta có máy tính, công nghệ thông tin thưa ông?
Cái đẹp không bao giờ lỗi thời. Chữ đẹp cũng vậy. Chỉ có người lợi dụng cái đẹp mới đáng bị chỉ trích.
Về ý kiến của GS Lanh, tôi hiểu bác không muốn thiên vê việc luyện chữ đẹp tốn thì giờ của những việc khác.
Cái đó chấp nhận được. Cái gì quá tải đều không được. Động cơ (mong muốn trẻ viết đẹp) là tốt nhưng cách làm lệch hướng dê dân đên bệnh thành tích.
Nguyên chuyên viên cao cấp Vụ GD Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Trần Mạnh Hưởng
Dư luận từ trước tới nay đều quan tâm đên chữ viết của người Việt nói chung, học trò nói riêng. Quá trình lịch sử mâu chữ viết dùng đê dạy trong ngành giáo dục cũng trải qua nhiều thăng trầm. Trước năm 1981, chữ truyền thống "có bụng có chân" nhưng khi "cải cách" lại thay đổi.
Năm 1986, chữ viết trở lại "có bụng có chân". Cho đên năm 2002, Bô GD&ĐT triên khai chương trình, SGK mới đông thời ban hành Mâu chữ viêt trong trường tiêu học theo nguyên vọng của đông đảo các tâng lớp trong xã hôi và thực hiên chỉ đạo của Chính phủ.
Từ khi triên khai mâu chữ trong nhà trường, chữ viêt của học sinh tiêu học đã tiên bô rõ rêt, đẹp hơn trước, được phụ huynh học sinh rât hoan nghênh, không có điêu gì chê trách. Nay không hiểu vì sao lại đưa ra để bàn vê chữ đẹp "đã lỗi thời hay chưa".
Chữ xấu làm khổ người khác
Là người tham gia xây dựng bộ chữ được Bô GD&ĐT ban hành năm 2002 dạy cho học sinh tiểu học, xin ông cho biêt mục đích của việc dạy viêt chữ trong trường học là gì ?
Mục đích, nhiêm vụ chủ yêu của phân môn Tâp viêt ở các lớp 1, 2, 3 (giai đoạn đâu của câp tiêu học) được xác định rât rõ là : Rèn kĩ năng viêt chữ cho học sinh theo mâu quy định; Kêt hợp dạy kĩ thuât viêt chữ với rèn kĩ năng viêt đúng chính tả, mở rông vôn từ ngữ phục vụ cho học tâp và giao tiêp, phát triên tư duy; Góp phân rèn luyên những phâm chât như : tính cân thân, lòng yêu thích cái đẹp, tinh thân trách nhiêm, ý thức tự trọng và thái đô tôn trọng người khác (thê hiên qua chữ viêt).
Mâu chữ đưa ra không nhằm mục đích bắt tât cả học sinh phải viết giống hệt nhau. Đấy là điều không tưởng, triệt tiêu sự sáng tạo. Mâu chỉ là cái "gốc", cái chuẩn thôi. Nắm chắc cái chuân đó, sau này khi sử dụng, các em sẽ "in dâu ân cá nhân" của mình vào đó, tạo nên nét riêng của môi người.
Nhiều ý kiến cho rằng chữ viết không liên quan đến nết người. Ý kiến của ông như thế nào?
Đúng là nói "nét chữ - nết người" hiêu theo nghĩa "chữ thê nào thì nêt người cũng vây" chưa hẳn đã hoàn toàn đúng.
Bởi nói như thê tức lúc nào nét chữ của tôi đẹp thì tôi là người tốt còn khi chữ của tôi xâu vì phải ghi chép nhanh cho cá nhân hoặc lúc đã già, tay viêt run rây, thì tôi là người không tốt, không phải. Cần hiểu đúng nguyên văn lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng : "Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người".
Không cần luyện chữ là ý kiến cực đoan
Vậy việc rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp có cần thiết không thưa ông?
Tôi trước sau vẫn giữ quan điểm rèn cho học sinh viết đẹp không có gì sai cả. Chữ viết đẹp còn mang tính thâm mĩ và rât gân gũi với nghệ thuật. Nhìn vào nét chữ đẹp, ta có cảm xúc thực sự. Trẻ viết cho người khác bằng nét chữ đẹp không chỉ thê hiên sự trân trọng đôi với người cân giao tiêp mà còn bôc lô sự trân trọng đôi với chính bản thân các em. Trong giao tiêp bằng chữ viêt, chữ xấu đên mức không đọc nôi thì còn làm khổ, thâm chí nguy hại cho người khác nữa cơ đây!
"Cái đẹp không bao giờ lỗi thời. Chữ đẹp cũng vậy. Chỉ có người lợi dụng cái đẹp mới đáng bị chỉ trích" - Nguyên chuyên viên cao cấp Vụ GD Tiểu học, Bộ GD-ĐT Trần Mạnh Hưởng nêu quan điểm.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng phân tích rằng không đâu như ở Việt Nam, có thi vở sạch-chữ đẹp. Ý kiến của ông như thế nào?
Nếu coi đó là hoạt động kích thích sự hứng thú của học sinh, động viên và khuyến khích những em có năng khiếu, nâng cao ý thức rèn luyện trong học tâp là tốt. Chỉ không tốt là khi nó mang tính hình thức, vì "bênh thành tích" mà ép buôc học sinh phải tham gia, chưa thực sự xuât phát từ đông cơ nâng cao chât lượng dạy học viêt chữ trong nhà trường.
Bản thân tôi cũng nhận thây gần đây học sinh ở những vùng có điêu kiên thuân lợi có hiên tượng quá tải vì "luyên chữ viết".
Công bằng mà nói, phụ huynh nào cũng muốn con học tốt trong đó có chữ viết sạch đẹp. Nhưng, là một trong những người tham gia xây dựng bảng mâu chữ được Bô GD&ĐT ban hành và được dư luân xã hôi đông tình ủng hô, tôi cũng thực sự lo lắng khi thây môt sô em vì phải "luyên chữ cho đẹp" (cho dù khả năng khó đạt được) mà ảnh hưởng đên viêc học các môn khác, hạn chê thời gian vui chơi và tham gia các hoạt đông bô ích....
Một cuộc thi đúng mục đích thì có ý nghĩa lắm chứ. Nhiều người cực đoan cho rằng không cần học và dạy học sinh luyện chữ, viêt chữ thê nào cũng được vì đã có máy tính rồi. Đưa ra quan điểm này, tôi tin hâu hêt giáo viên và phụ huynh sẽ không đồng tình.
Để viết chữ ngay ngắn, rõ ràng theo chuẩn, học sinh cũng phải luyện tập, giáo viên cũng phải dạy dô công phu lắm. Nói chữ xấu cũng được miên sao đánh máy tính giỏi cũng là cực đoan. Có những lúc anh phải giao tiếp bằng chữ viết. Lúc ấy, thử đối chứng giữa người viết chữ đẹp với người viết chữ xấu thì anh sẽ thích ai?
Tôi tin rằng: người được rèn viết chữ đẹp và có khả năng viêt đẹp sẽ là người nhìn nhận cái đẹp tốt hơn. Ca sĩ cũng vậy, anh hát rất hay thì cái tai cũng có khả năng thẩm âm tôt. Người họa sĩ giỏi nhìn vào bức tranh sẽ dê dàng hiêu và cảm nhận được nét vẽ đẹp.
Xin cảm ơn ông!
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
Viết chữ đẹp đã lỗi thời? Theo GS Nguyễn Ngọc Lanh, chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện... phải rầm rộ đi thi "chữ đẹp" thể hiện triết lý rất lỗi thời. Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho "thành tích" của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự...