Không “làm khó” HS chưa kịp có đồng phục mới
Nhà trường không tùy tiện thay đổi đồng phục, hiệu trưởng không để học sinh nào vì chưa có đồng phục mới (hoặc chưa kịp mua đồng phục) mà không được vào trường học.
Sở GD-ĐT TPHCM vừa ban hành hướng dẫn việc chuẩn bị vào năm học mới 2012 – 2013 cấp tiểu học. Theo hướng dẫn, đối với đồng phục học sinh, nhà trường không tùy tiện thay đổi đồng phục hàng năm hoặc thêm bớt các chi tiết làm khó khăn cho HS, nếu có lý do chính đáng phải báo trước cho cha mẹ HS trước 3 tháng. Vào năm học, không bắt buộc phải mua đồng phục mới (chỉ cần mặc sạch) để khuyến khích tiết kiệm và có thể chia sẻ anh chị em trong gia đình.
Đồng phục học sinh phải được sự đồng thuận của phụ huynh.
Đồng phục phải được thiết kế giản dị, hợp lứa tuổi tiểu học và được hội đồng nhà trường, cha mẹ HS đồng thuận, dễ tìm mua hoặc may ở nhà, chất liệu bền và giá không cao.
Đặc biêt, hướng dẫn nhấn mạnh, hiệu trưởng không để một HS nào vì chưa có đồng phục mới (hoặc chưa kịp mua đồng phục) mà không được vào trường học.
Về cặp sách học sinh khi đến trường, nhà trường hướng dẫn HS mang tập vở và sách theo thời khóa biểu (mỗi ngày không qua 2 quyển tập 50 trang), giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em đeo ba lô cân bằng 2 vai hoặc kéo ba lô cho đúng cách, sắp xếp chỗ để trong lớp đúng vị trí.
Với tài liệu học tập phải bảo đảm HS có sách giáo khoa theo quy định tối thiểu. Các loại sách bài tập, sách tham khảo, nhà trường phải thống nhất và thông báo cho phụ huynh. Tránh để cha mẹ mua rồi, nhà trường không sử dụng và yêu cầu mua thay tài liệu khác (lãng phí và phiền hà cho phụ huynh). Trong lớp, HS chưa có sách bài tập, giáo viên tìm hiểu và giúp đỡ, không được la mắng và ép buộc HS gây áp lực với cha mẹ khi đi học.
Vở học sinh, mỗi em chỉ cần mang theo 2 quyển vở 50 trang (HKII thay vở khác) không nên để HS mua vở 200 trang. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm khuyến khích HS tự bao bìa, dán nhãn tập vở của các em. Nhà trường không làm thay và không khuyến khích in bìa là hình ảnh ngôi trường. Đây là một hoạt động để giúp các em có kỹ năng sắp xếp, trình bày và biết yêu quý sản phẩm của mình.
Về tài chính và các khoản thu trong nhà trường đầu năm học, Phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường tiểu chịu trách nhiệm về các khoản thu.
Video đang HOT
Tất cả các khoản thu phải được thông báo và niêm yết công khai (khổ giấy A3, phông chữ 16) và có căn cứ về pháp lý. Các khoản mua giúp HS như sách, vở, tài liệu, dụng cụ học tập (không bắt buộc, phụ huynh có thể tự mua), tiền bán trú, bảo hiểm… phải được ghi cụ thể, tránh dư luận bức xúc, kêu ca lạm thu tiền trường.
Giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa vừa ban hành công văn số 965 đề nghị trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố hiệu trưởng các trường THPT và các đơn vị thuộc Sở tăng cường kiểm tra, nhắc nhở và thực hiện tốt các nội dung của Công văn số 557 về đồng phục HS và các khoản thu đầu năm học 2012-2013 nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc chủ trương này trong toàn ngành. Sở GD-ĐT lưu ý các đơn vị nên thực hiện đồng phục truyền thống đối với HS, đảm bảo yêu cầu giản dị, ít tốn kém và phù hợp với sinh hoạt học đường không tổ chức các dịch vụ may – bán quần áo HS cũng như bán sách giáo khoa, vở và các dụng cụ học tập của HS thực hiện nghiêm túc các khoản đóng góp của phụ huynh HS đúng quy định hiện hành, không được thu vượt mức hoắc tự đặt thêm các khoản đóng góp khác. Nếu đơn vị, trường học nào sai phạm thì tùy trường hợp cụ thể, có thể bị xử lý theo quy định và bị hạ mức hoặc cắt các danh hiệu thi đua trong năm học tới. Trịnh Anh
Hoài Nam
Theo dân trí
"Ám ảnh" đồng phục đầu năm
Từ ý nghĩa tốt đẹp ban đầu, những bộ đồng phục dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh vào mỗi mùa tựu trường.
Mỗi năm một kiểu
Có thể nói, ý nghĩa ban đầu của việc mặc đồng phục chính là làm giảm cách biệt giữa các học sinh, tạo sự gắn bó, hoà đồng giữa học sinh của lớp và toàn trường, bởi khi tất cả cũng ăn mặc giống nhau, việc phân biệt giàu-nghèo, sang-hèn sẽ mất đi.
Tuy nhiên, việc một số trường học quá coi trọng chuyện đồng phục, mẫu mã, màu sắc... rồi bắt học sinh phải đáp ứng khiến nhiều phụ huynh cảm thấy "ám ảnh".
Nhiều phụ huynh phàn nàn, trong mấy năm nay, vừa rục rịch chuẩn bị vào đầu năm học, nhiều trường đã sốt sắng đưa mẫu mã tự thiết kế đồng phục mới cho học sinh trường để đặt hàng các cơ sở sản xuất may hàng loạt với lý do là để tạo nét đặc trưng riêng của trường. Chỉ vì một "nét" đặc trưng này mà rất nhiều phụ huynh chới với.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh Chi có con theo học một trường tiểu học tại quận Ba Đình, Hà Nội cho hay: "Năm nay đồng phục của trường thay đổi một chút thôi, mặc dù cháu nhà tôi không lớn hơn năm ngoái đáng kể nhưng vẫn phải mua đồng phục mới. Điều đáng nói là thay đi đổi lại hằng năm nhưng chưa năm nào thấy được bộ đồng phục như ý. Kiểu dáng xấu đã đành, chất liệu lại rất nóng".
Đồng phục học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh.
Theo nhiều phụ huynh, năm nay, đồng phục học sinh đang có xu hướng tăng "đột biến" so với năm trước. Chưa hết, nhiều trường còn đưa ra nhiều quy định "ngặt nghèo" khiến học sinh không dùng được đồng phục của năm trước càng làm các gia đình có thu nhập thấp thực sự lao đao. Đồng phục học sinh lớp 1, 2 về cơ bản kích cỡ như nhau, nhưng in tên lớp khác nhau. Ví dụ như lớp 1A, 2A... nên dù cháu nào học lớp 1A, mặc vừa đồng phục cũ cũng phải bỏ vì lên lớp 2A phải mặc đồng phục in chữ 2A chứ không được giữ nguyên đồng phục in chữ khác.
Cũng như chị Chi, con gái chị Nguyễn Thị Nga (Tây Hồ, Hà Nội) vừa trúng tuyển vào một trường THPT có tiếng trên địa bàn thủ đô. Trong giấy nhập học, khoản đồng phục đầu năm gia đình phải đóng là 798.000 đồng, trong đó có 2 áo sơ mi, quần âu, áo khoác mùa đông.
Chị than thở, ngoài đồng phục học sinh, danh sách các khoản đóng góp đầu năm nhà trường đưa ra còn có rất nhiều khoản, số tiền phải đóng lên tới vài triệu đồng. Theo chị, đồng phục do nhà trường liên kết với công ty may, do sản xuất hàng loạt nên các cơ sở may rất sát để tiết kiệm vải, chất liệu thì dày, dễ nhàu.
Chị phàn nàn: "Quần áo pha nilon nhiều quá, đi lại cứ xột xoạt, mùa đông thì lạnh mà mùa hè thì nóng. Biết là đắt nhưng tôi không thể không mua, để cháu mặc giống bạn bè".
Chất liệu kém, giá "trên trời"
Điều mà phụ huynh phàn nàn nhiều nhất, thường xuyên nhất không phải kiểu dáng mà chính là chất liệu đồng phục.
Chất liệu xấu, gây khó chịu nên đồng phục trở thành nỗi sợ đối với học sinh. Ngoài bộ đồng phục hằng ngày, vài năm gần đây, nhiều trường còn quy định học sinh phải mặc đồng phục thể thao dành cho giờ học thể dục.
Với học sinh bậc trung học thì quy định này còn có vẻ hợp lý, nhưng với bậc tiểu học thì cứ nhắc đến đồng phục thể thao là các ông bố, bà mẹ lại lắc đầu ngao ngán vì chất liệu của loại đồng phục này quá khó chịu. Một phụ huynh có con học Trường tiểu học Kim Liên (Hà Nội) cho biết: "Một tuần cháu có hai giờ học thể dục, nhưng cả ngày hôm đó cháu phải mặc đồng phục thể thao vì có mang đi thì các cháu cũng không có chỗ nào để thay. Những ngày mùa đông thì chịu khó được, chứ ngày hè mặc như vậy chắc chắn rất có hại cho sức khỏe vì chất liệu không thấm mồ hôi".
Tuy vậy, không hẳn đồng phục nào cũng chất lượng kém. Rất nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội có đồng phục khá bắt mắt, thời trang, chất vải tốt và đương nhiên, số tiền phụ huynh bỏ ra cho mỗi bộ đồng phục như thế không hề nhỏ.
THPT Chu Văn An là một trong những trường đầu tư "mạnh tay" vào đồng phục học sinh.
Trường phổ thông đa cấp Olympia (Hà Nội) có giá đồng phục khá choáng với nhiều người. Giá 2 bộ đồng phục đầy đủ cho cả mùa đông và mùa hè của học sinh tiểu học: Nam 4.268.000 đồng, nữ 4.466.000 đồng THCS: Nam 5.632.000 đồng, nữ 4.554.000 đồng THPT: Nam 6.710.000 đồng, nữ 5.830.000 đồng. Đồng phục của Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cũng ngót nghét 2 triệu đồng/bộ với áo sơ mi, váy (nữ), quần âu (nam), vét và áo khoác mùa đông.
Với những học sinh có điều kiện kinh tế khá giả thì việc sở hữu một bộ đồng phục có giá tiền triệu là điều dễ dàng, nhưng không phải gia đình nào cũng có thể bỏ ra khoản tiền lớn như vậy vào đồng phục cho con. Bởi ngoài đồng phục, phụ huynh còn phải đóng rất nhiều khoản khác như tiền học phí, tiền xây dựng trường, hội phụ huynh...
Nhận thấy những bức xúc của phụ huynh và học sinh về đồng phục, vào ngày 3/8/2012, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông báo đến các trường về quy định trang phục đồng phục cho giáo viên, học sinh trước năm học mới.
Theo đó, các trường cần thực hiện quy định về đồng phục tùy theo khả năng, điều kiện kinh tế và phải có sự thống nhất cao của cha, mẹ học sinh. Việc trang bị đồng phục của các trường phải đảm bảo đúng phương thức mua sắm, đúng kích cỡ, màu sắc, logo của trường, giá cả, thủ tục thanh, quyết toán theo quy định của tài chính đảm bảo công khai, dân chủ.
Rõ ràng, ở các trường phần đông học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn chưa thể thay đổi mẫu mã đồng phục đẹp hơn, thì việc nâng cao hơn nữa về chất lượng và kiểu dáng cho phù hợp là cần thiết. Còn đối với những trường có điều kiện thay đổi mẫu mã, nên chú trọng khâu thiết kế để đồng phục đồng bộ và đẹp mắt.
Mặt khác, nhà trường nên dành thời gian tham khảo, lấy ý kiến rộng rãi trong học sinh về đồng phục, chứ không nên chỉ dựa chủ yếu vào các thầy cô và Ban phụ huynh trường như hiện nay. Nhà trường cũng nên công khai địa chỉ các cơ sở may để mọi người dễ dàng đến đó mua thêm hoặc may đo theo nhu cầu, tránh tình trạng độc quyền mẫu mã, "ép" học sinh phải may đồng phục tại trường.
Theo Vương Tâm
Theo Petrotimes
Cởi áo khoác trước cổng trường Buổi sáng ngồi uống cà phê trước cổng một trường THPT, nhìn các em học sinh tấp nập đến trường, tôi bỗng hết sức ngạc nhiên khi thấy tất cả các em đến trước cổng trường đều nhất loạt dừng xe, cởi các loại áo khoác, áo len, áo gió... cầm tay trước khi dắt xe vào cổng. Trước Tết, tôi có dịp...