Không làm gì vẫn cảm thấy mệt mỏi vào cuối tuần, phải làm sao?
Sau một tuần dài làm việc thì ai cũng mong chờ được nghỉ ngơi vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, chúng ta đôi khi vẫn cảm thấy mệt mỏi thay vì tràn đầy năng lượng dù cả ngày cuối tuần không làm gì vất vả.
Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng có thể vì nhiều nguyên nhân, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân khiến chúng ta mệt mỏi có thể xuất phát từ những điều ít ai ngờ tới, theo Healthline.
Không vận động vào ngày cuối tuần có thể khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. ẢNH SHUTTERSTOCK
Yếu tố đầu tiên nhắc đến xuất phát từ bộ đồ ngủ. Nhiều người có thói quen mặc luôn đồ ngủ cả ngày cuối tuần vì chúng dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên, bộ đồ ngủ dễ làm mọi người liên kết tâm trí với thời gian đi ngủ và thư giãn. Do đó, sự liên kết này khiến chúng ta dễ có cảm giác lười biếng, tiến sĩ Jennifer Dragonette tại Viện Newport, tổ chức chuyên hỗ trợ phục hồi sức khỏe tinh thần ở Mỹ, giải thích.
Một nguyên nhân khác khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải dù không làm gì đó là ngồi quá nhiều. Khi chúng ta ngồi trên ghế suốt vài giờ, việc không hoạt động sẽ ảnh hưởng đến nồng độ ô xy trong cơ thể.
Video đang HOT
Không vận động sẽ làm giảm khả năng hấp thụ ô xy, khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Ngoài ra, cả ngày không làm gì thường sẽ làm mọi người ăn vặt nhiều hơn.
Một số món ăn vặt có hàm lượng đường cao. Khi ăn những món này, đường huyết trong máu sẽ tăng nhanh rồi giảm đột ngột ngay sau đó. Đường huyết thấp sẽ tạo cảm giác mệt mỏi.
Để ngày cuối tuần tràn đầy năng lượng, mọi người nên bắt đầu từ bữa ăn sáng. Bữa sáng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, thay vào đó hãy ưu tiên các món giàu protein và có lợi cho sức khỏe như trứng, sữa chua. Uống đủ nước vì mất nước cũng có thể gây mệt mỏi.
Ngoài ra, dành thời gian vận động cũng rất quan trọng. Vận động cơ thể, dù chỉ là đi dạo, cũng giúp tránh được cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, theo Healthline.
Điều gì xảy ra khi bạn ngủ quá nhiều?
Ngủ hơn 9 tiếng mỗi ngày trong thời gian dài có thể khiến bạn luôn thấy kiệt sức, dễ bị đau đầu, già đi nhanh chóng.
Chúng ta luôn mơ về một đêm ngon giấc và một buổi sáng không có tiếng chuông báo thức. Có vẻ như nhiều người cảm thấy cuộc sống sẽ ngay lập tức trở nên tốt hơn khi được ngủ nhiều như mong muốn.
Tuy nhiên, ngủ quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn:
Luôn cảm thấy kiệt sức
Ngủ nhiều sẽ không khiến bạn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Ngược lại, bạn sẽ mệt mỏi và không muốn làm bất cứ điều gì. Thời gian ngủ được khuyến nghị là từ 7-9 giờ đối với người lớn. Nếu bạn ngủ nhiều hơn vậy trong thời gian dài, dễ xuất hiện tình trạng sương mù não gây mất tập trung, kém minh mẫn...
Ảnh minh họa: Medicalnewstoday
Dễ bị đau đầu
Đây là dấu hiệu phổ biến của việc ngủ nhiều. Nếu ngủ ngáy, bạn có nhiều nguy cơ thức dậy với cơn đau đầu hơn. Một cuộc khảo sát cho thấy 60% người ngủ ngáy có xu hướng mắc chứng này.
Bệnh mạn tính trở nặng
Thường xuyên ngủ quá nhiều làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm và các tình trạng mạn tính khác như đau lưng. Ngoài ra, nếu bị chứng ngưng thở khi ngủ, bạn dễ nằm trên giường lâu hơn do chất lượng giấc ngủ kém. Kết quả là sức khỏe tim mạch có thể trở nên tồi tệ hơn.
Dễ cáu kỉnh
Thay vì cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy năng lượng, bạn có nhiều khả năng thức dậy trong tình trạng cáu kỉnh và ủ rũ. Tỉnh giấc với cảm giác mệt mỏi và nhận ra không thể làm việc hiệu quả khiến tâm trạng của bạn bị ảnh hưởng, khiến bạn dễ cáu kỉnh và tức giận.
Lão hóa sớm
Ngủ nhiều không chỉ làm cho khuôn mặt của bạn già đi nhanh hơn mà còn ảnh hưởng cả trí não. Ngủ quá nhiều gây ra các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung. Ngoài ra, còn làm chậm quá trình trao đổi chất và gây tăng cân.
Bị đầy hơi, khi nào cần phải đến bệnh viện khám? Hầu hết chúng ta đều từng bị đầy hơi. Đây là vấn đề sức khỏe bình thường và không đáng phải lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, đầy hơi là triệu chứng của những bất ổn nghiêm trọng. Đầy hơi thường xuất hiện sau khi ăn, xảy ra khi trong dạ dày và ruột có quá nhiều khí. Cảm giác đặc...