Không khuyến cáo test dị ứng vaccine Covid-19
Phó giáo sư Dương Thị Hồng, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không khuyến cáo test dị ứng vaccine Covid-19.
“WHO cho rằng test dị ứng vaccine không có ý nghĩa. Hiện không nước nào trên thế giới test dị ứng vaccine”, bà nói hôm nay.
Trước đó, trong phỏng vấn trực tuyến với độc giả VnExpress, phó giáo sư Hồng cũng khẳng định vaccine ngừa Covid-19 đã được Việt Nam kiểm định kỹ lưỡng, không cần thiết test dị ứng vaccine. Khi tiêm, người được tiêm có thể có những phản ứng phụ. Ngay khi những phản ứng phản vệ xuất hiện, cán bộ y tế sẽ xử lý.
Quan điểm của phó giáo sư Hồng hiện không thay đổi. Bà cho biết thêm vaccine an toàn với con người, chỉ có tỷ lệ nhỏ gây phản ứng phản vệ cho cơ thể. Các đơn vị tiêm chủng được yêu cầu chủ động chuẩn bị tổ cấp cứu để cứu chữa khi người tiêm bị phản vệ.
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh nhiều người đặt câu hỏi có cần test dị ứng vaccine hay không, sau khi mạng xã hội lan truyền tin “một người test dị ứng trước khi tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện E. Người này trả khoảng 1,1 triệu đồng, tiêm 9 mũi dưới da và 5 dung dịch nhỏ lên da bên tay phải, sau đó bị sốc phản vệ, phải điều trị”.
Video đang HOT
Giáo sư Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, ngày 13/7 bác bỏ thông tin trên. Ông cho biết bệnh viện không thực hiện test dị ứng vaccine Covid-19. Bệnh viện có khoa Dị ứng, Miễn dịch & Da liễu nhằm khám, tư vấn và đưa ra khuyến cáo cho người bệnh có tiền sử dị ứng trước khi sử dụng thuốc hoặc trước khi phẫu thuật, là hoạt động thường quy.
“Có thể người này được tư vấn khám để hiểu về tình trạng dị ứng của cơ thể, sau đó hiểu nhầm bệnh viện test dị ứng vaccine Covid-19″, giáo sư Thành cho biết.
Chuẩn bị tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại TP HCM, ngày 21/6. Ảnh: Hữu Khoa.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy, giảng viên bộ môn Sinh lý bệnh và Miễn dịch, Đại học Y Dược TP HCM, ngày 18/6 cho biết một số nhà khoa học xác định hai hợp chất trong vaccine Covid-19 có thể gây dị ứng gồm Polyethylene glycol (PEG, macrogol) có trong vaccine của Moderna, Pfizer; Polysorbate 80 có trong vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson. PEG và Polysorbate 80 giúp giữ hoạt tính vaccine trong quá trình bảo quản. Vì vậy, những người dị ứng hai chất này có khả năng dị ứng với vaccine Covid-19.
PEG được sử dụng rất nhiều trong các loại mỹ phẩm dùng hàng ngày (xà bông, kem đánh răng, kem dưỡng ẩm) và trong các loại thuốc thông dụng. Tùy cơ địa, cơ thể người có thể dị ứng hay phản vệ với nhiều loại thuốc, hoặc với nhiều loại mỹ phẩm có thành phần PEG. Các phản ứng dị ứng gồm nổi mề đay, ngứa da, phát ban, sưng mặt, thở khò khè, phản ứng phản vệ…
Đến nay, các dữ liệu chưa đầy đủ để khuyến cáo toàn diện về nhóm người có nguy cơ dị ứng với vaccine và chưa có quy trình xét nghiệm đủ độ nhạy để phát hiện dị ứng vaccine, bác sĩ cho biết.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người hỏi kỹ ý kiến của cán bộ y tế về tình trạng của bản thân trước tiêm chủng và tuân thủ nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế. Người từng bị phản vệ hay sốc phản vệ vô cớ, người từng phản ứng dị ứng nặng với các loại vaccine tiêm hoặc các thuốc sinh học, đều là đối tượng nguy cơ cao dị ứng vaccine Covid-19. Theo Bộ Y tế, nhóm này không nên tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Các vaccine COVID-19 được bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu?
Các loại vaccine phòng COVID-19 như AstraZeneca, Moderna, Pfizer hay Sputnik V... được bảo quản trong môi trường nhiệt độ lạnh bao nhiêu?
Hiện các vaccine COVID-19 được cấp phép sử dụng trên thế giới điều kiện bảo quản ở nhiệt độ khác nhau. Vaccine của Pfizer được bảo quản trong môi trường từ - 80 độ C đến - 60 độ C, vaccine Moderna từ - 5 độ C đến - 15 độ C; Johnson&Johnson từ - 25 độ C đến -15 độ C; vaccine Sputnik V là -18 độ C; vaccine của AstraZeneca từ 2 độ C đến 8 độ C...)
Nguyên nhân hầu hết vaccine đều được bản quản trong môi trường lạnh là bởi MRNA trong vaccine là vật liệu di truyền "dạy" các tế bào miễn dịch cách tạo ra protein đột biến được tìm thấy trên virus gây ra COVID-19.
Hệ miễn dịch phản ứng bằng cách tạo ra các kháng thể chống lại loại protein tăng đột biến đó, sau đó học cách bảo vệ cơ thể chống lại virus trong tương lai. Về bản chất, các phân tử mRNA không ổn định, nếu bị treo trong thời gian dài thì các tế bào có thể tích tụ mức độ có hại do các protein mà chúng giúp tạo ra.
Các chuyên gia trên thế giới cho rằng, thực chất các mRNA nhanh chóng suy thoái. Ngoài ra, các enzym trong môi trường và xung quanh cũng có nguy cơ phá vỡ mRNA. Chính vì vậy, cần phương pháp để bảo quản vaccine.
Các nhà sản xuất vaccine bảo quản bằng cách phủ mRNA trong các hạt nano lipid. Những bong bóng chất béo nhỏ này giúp mang mRNA đến các tế bào của cơ thể và cung cấp mức độ bảo vệ chống lại các enzym có thể phá hủy vật liệu di truyền mỏng manh. Nếu không có lớp phủ bên ngoài, mRNA sẽ bị phá hủy.
Tuy nhiên, lớp phủ hạt nano lipid không đủ để bảo vệ mRNA mà cần phải làm cho các enzyme không bị phá hủy bằng cách giữ ở nhiệt độ lạnh.
Sữa của bà mẹ mắc COVID-19 không có virus mà còn cung cấp kháng thể Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới so sánh tác dụng của ba loại vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca đối với sữa mẹ. Bà mẹ mắc COVID-19 có thể an tâm khi cho con bú - Ảnh: MAXPPP Hai công trình nghiên cứu đăng trên trang web chính phủ Tây Ban Nha hôm 14-6 (giờ địa phương) đã không tìm...