Không khí trước Tết Nguyên đán tại các nước châu Á
Hành khách đổ đến các nhà ga đường sắt của Trung Quốc, khách hàng mua sắm đồ trang trí Tết ở Philippines và Malaysia, múa lân dưới nước ở Indonesia…
là một số hoạt động trước Tết Nguyên đán ở các nước.
Hàng ngàn người đi mua sắm tại chợ hoa Mongkok trước Tết Nguyên đán ở đặc khu hành chính Hong Kong, Trung Quốc ngày 29-1 – Ảnh: AFP
Tại nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…, hoạt động chuẩn bị cho Tết Nguyên đán đang diễn ra trong bầu không khí háo hức, từ cảnh người dân đổ về quê cho tới mua đồ trang trí Tết.
Các quốc gia đón Tết Nguyên đán trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc. Đến nay biến thể Omicron đã xuất hiện tại gần như tất cả các nước có hoạt động đón Tết Nguyên đán, từ Trung Quốc cho tới Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.
Tại Trung Quốc, Bộ Giao thông vận tải nước này cho biết dự kiến khoảng 1,18 tỉ lượt hành khách đi lại trong đợt “xuân vận” (cuộc di cư lớn nhất thế giới diễn ra ở Trung Quốc mỗi dịp Tết Nguyên đán) kéo dài 40 ngày năm nay, tăng 35,6% so với năm 2021.
Tại Hàn Quốc, theo Hãng tin Yonhap, giao thông trên một số đoạn đường cao tốc bắt đầu chậm lại từ hôm 28-1 do người dân đổ ra đường về quê ăn Tết hoặc đi du lịch nhân kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bất chấp đại dịch COVID-19.
Sau đây là một số hình ảnh cho thấy bầu không khí đón Tết Nguyên đán tại các nước châu Á:
Ga đường sắt Hàng Châu Đông ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc đông nghẹt hành khách hôm 29-1, trong thời gian cao điểm đi lại trước Tết Nguyên đán – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Người dân đeo khẩu trang đi qua một khu vực trang trí bằng đèn lồng trước Tết Nguyên đán ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc hôm 28-1 – Ảnh: REUTERS
Khách hàng (trái) mua đồ trang trí Tết tại một cửa hàng ở khu phố Tàu, Manila, Philippines hôm 28-1 – Ảnh: AFP
Các cô gái mặc trang phục Trung Quốc nhảy múa trước Tết Nguyên đán trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ở khu phố Tàu, Bangkok, Thái Lan hôm 27-1 – Ảnh: REUTERS
Múa lân tại Bangkok, Thái Lan hôm 27-1 – Ảnh: XINHUA
Các thợ lặn hóa nàng tiên cá và múa rồng dưới nước đón Tết Nguyên đán tại Thủy cung Jakarta ở Jakarta, Indonesia ngày 27-1 – Ảnh: AFP
Thợ lặn múa lân dưới nước trong thủy cung tại một nhà hàng ở Sawangan trên đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia ngày 29-1 – Ảnh: AFP
Các cô gái địa phương chụp ảnh cùng tượng hổ nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trước một cửa hàng bách hóa ở Đài Bắc, vùng lãnh thổ Đài Loan hôm 27-1 – Ảnh: AFP
Người dân chụp ảnh cạnh đồ trang trí Tết Nguyên đán sặc sỡ tại chùa Phật Quang Sơn ở Jenjarom, Malaysia hôm 28-1 – Ảnh: REUTERS
Một phụ nữ mua đồ trang trí trước Tết Nguyên đán ở Kuala Lumpur, Malaysia, hôm 29-1 – Ảnh: REUTERS
Chở hoa đào Tết bằng xe máy ở Hà Nội, Việt Nam hôm 26-1 – Ảnh: AFP
Thủy cung Aqua Planet Gwanggyo ở thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc tổ chức biểu diễn đón Tết Nguyên đán hôm 24-1. Các thợ lặn mặc hanbok (trang phục truyền thống của Hàn Quốc) bơi cùng cá đuối – Ảnh: KOREA HERALD
Người dân Singapore sắm Tết trong cơn 'bão giá'
Ngày cuối tuần trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, người dân Singapore đang hối hả tranh thủ đi sắm Tết.
Nguồn cung hàng hóa gián đoạn, nhân lực thiếu hụt, chi phí vận tải tăng cao... do tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến giá cả hàng hóa năm nay tăng mạnh so với các năm trước.
Một loài phong lan nhập từ Việt Nam được nhiều người dân Singapore lựa chọn. Ảnh: Lê Dương
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, các chợ hoa, cây cảnh cũng như các chợ dân sinh và các siêu thị trong ngày đầu cuối tuần trước Tết trở nên đông đúc, náo nhiệt hơn và tại một số nơi người dân phải xếp hàng dài, chờ đợi cả tiếng mới có thể mua được hàng hóa cần thiết. Các tuyến đường dẫn vào một số chợ hoa ùn tắc dài nhiều cây số vì người dân tranh thủ ngày nghỉ đi sắm cây cảnh và hoa trang trí Tết.
Do nguồn cung bị gián đoạn, thiếu nhân lực, chi phí vận tải gia tăng nên hàng hóa Tết năm nay tăng mạnh. Nhưng những chợ hoa trên đường Thompson Road và Evans Road vẫn tràn ngập không khí rôm rả và hối hả sắm Tết. Bà Julie Teo, 85 tuổi, tới chợ hoa từ sớm để chọn một số chậu phong lan và cây quất để trang trí nhà cửa.
Bà cho biết năm nay mọi thứ đều rất đắt. Một số mặt hàng cây cảnh có giá tăng gấp đôi so với năm ngoái. Dù vậy, Tết là dịp đoàn tụ gia đình, nên người dân vẫn phải sắm sửa, trang hoàng nhà cửa để đón Xuân về, với mong ước sức khỏe, tài lộc và bình an và mong đại dịch COVID-19 sớm qua đi.
Các cây cảnh truyền thống như cam quất, đào, tầm xuân tại Singapore chủ yếu nhập từ Malaysia và Trung Quốc. Một số loài hoa, cây cảnh, nhất là phong lan, hoa mai... được nhập từ Việt Nam. Năm nay do lũ lụt ở Malaysia nên mặt hàng cây cảnh, đào, quất cũng khan hiếm hơn. Các cửa hàng phải nhập thêm nhiều hàng hơn từ Trung Quốc, nhưng do biến thể mới Omicron khiến tình hình dịch phức tạp hơn nên hàng hóa nhập được ít hơn, và giá cả cũng cao hơn.
Tại chợ cây cảnh ở phố Evans Road, những cây cam quất lớn, đẹp có giá từ 1.000-2.000 SGD (738-1.476 USD), hay những cây có giá khoảng 600 SGD phần lớn đều đã có người đặt hàng. Còn lại chủ yếu là những cây quất có giá từ 300 SGD trở xuống, nhưng cũng không có nhiều hàng. Đào cây cũng không rẻ, với giá khoảng 500-600 SGD, nhưng không còn hàng. Đào cành và tầm xuân thì rẻ hơn, phù hợp có giá khoảng 30 SGD/bó nhỏ và chậu quất nhỏ có giá khoảng 40 SGD/chậu.
Anh Chua Yong Ping, phụ trách về vận tải của công ty cây cảnh gia đình Khai Seng cho biết: "Năm nay chúng tôi gặp một số khó khăn, và một trong số đó là việc vận chuyển, cơ bản đều bị chậm. Giá cả cũng bị tăng cao bởi thiếu nguồn cung, thiếu nguồn nhân lực và chi phí vận tải gia tăng. Cũng may là trong mùa lễ Tết, người dân cũng không quá bận tâm chi thêm một chút tiền để sắm Tết. Đại dịch COVID-19 đã gây khó khăn cho tất cả mọi người".
Không chỉ hoa và cây cảnh, các mặt hàng thực phẩm truyền thống tại Singapore cũng tăng phi mã. Giá một số loại cá phổ biến mà người dân thường mua trong dịp Tết, như cá chim Trung Quốc và cá mú đỏ, đã tăng đột biến trước Tết Nguyên đán, và tại một số chợ giá tăng gấp đôi.
Giá các mặt hàng rau củ quả cũng tiếp tục leo thang do thiếu hụt nguồn cung. Ông Jerry Tan, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất nhập khẩu rau quả Singapore, cho biết lũ lụt tại Malaysia và việc thiếu nhân công ở các trang trại tại Malaysia đồng nghĩa với việc giá rau có xu hướng biến động và tăng cao. Theo số liệu thống kê, khoảng 64% trong số hơn 80.000 tấn rau mà Singapore nhập khẩu trong năm 2020 đến từ Malaysia, phần còn lại chủ yếu đến từ Trung Quốc và Thái Lan.
Do đại dịch COVID-19, những bữa cơm tất niên của người dân Singapore cũng phải theo sự bình thường mới. Tại nước này, nhiều gia đình thường lựa chọn tổ chức bữa cơm tất niên tụ họp gia đình ở một nhà hàng. Quy định giãn cách khiến các quán ăn cũng không thể hoạt động với toàn bộ công suất thiết kế, thế nên hầu hết các quán ăn "có tiếng" đều đã được đặt kín bàn từ một tuần trước Tết, giá tại các nhà hàng thông thường tối thiểu cũng khoảng 200 SGD/một người.
Những quy định giãn cách xã hội do đại dịch, như mỗi ngày một gia đình chỉ được phép tiếp 5 khách tới thăm, cũng khiến các gia đình đông con cháu không thể cùng nhau quây quần tới thăm ông bà, bố mẹ và ăn bữa cơm tất niên tại nhà, nếu như họ không muốn tới nhà hàng. Và vì thế, những bữa cơm tất niên năm nay không thể chờ tới ngày 30 Tết, thay vào đó, mỗi ngày đều là ngày Tết đối với các gia đình có đông con, đông cháu.
Cây cam quýt vừa phải có giá gần 300 SGD/cây. Ảnh: Lê Dương
Bà Julie Teo cho biết: "Chúng tôi phải chấp hành quy định phòng dịch. Vì hạn chế số người nên từ ngày hôm nay chúng tôi cũng đã tổ chức đón Xuân mới. Mỗi ngày đều là ngày chào đón Tết với những người khác nhau. Điều này bởi không thể đón tiếp tất cả con cháu, bạn bè trong một ngày. Vì thế, nếu bạn có 5 người con đã có gia đình, bạn sẽ phải sắp xếp ra nhiều ngày để gia đình các con có thể đến thăm và ăn cơm cùng".
Tình hình dịch COVID-19 những ngày gần Tết Nhâm Dần tại Singapore diễn biến phức tạp hơn do biến thể Omicron có mức độ lây nhiễm cao hơn, với số ca nhiễm mỗi ngày trong vài ngày qua ở mức trung bình 5.000 ca/ngày. Vì thế, giới chức Singapore kêu gọi người dân nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm các quy định giãn cách để các gia đình có thể đón một cái Tết đoàn viên đầm ấm nhưng an toàn.
Hàn Quốc thêm trên 13.000 ca mắc mới COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 26/1, số ca mắc mới COVID-19 theo ngày của Hàn Quốc đã vượt ngưỡng 13.000 ca trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng và trở thành biến thể chính gây bệnh ở nước này. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Như vậy, đây...