Không khí lạnh nối tiếp không khí lạnh
Miền Bắc đã có rét đậm, miền Trung đang mưa rất to nhưng theo cơ quan khí tượng, từ tối 15-11 sẽ có một lớp không khí lạnh mạnh tăng cường thêm xuống các khu vực ở phía Bắc nước ta.
Quốc lộ 14H đoạn qua cầu Khe Rinh ( Quảng Nam) bị ngập sâu do không khí lạnh gây mưa lũ. Ảnh: SGGPO
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, bộ phận không khí lạnh mạnh (đợt thứ hai) này đang di chuyển dần xuống phía Nam. Từ đêm 15-11, sóng không khí lạnh đợt thứ hai sẽ bắt đầu tác động tới khu vực miền núi phía Bắc, sau đó lan tỏa dần xuống đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ. Đợt sóng không khí lạnh này có thể gây gió Đông Bắc (gió lạnh) sâu trong đất liền đạt tới cấp 3, vùng ven biển đạt cấp 4-5, giật cấp 6-7.
Không khí lạnh mạnh tăng cường sẽ tiếp tục làm nền nhiệt ở miền Bắc và Bắc miền Trung giảm sâu hơn, kéo dài hơn. Dự báo nhiệt độ phổ biến ở miền Bắc và Bắc Trung bộ chỉ còn 14-17 oC (miền núi phổ biến 11-14 oC, vùng núi cao xuống dưới 10 oC).
Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng, dưới 10 oC là ngưỡng rét hại. Đợt không khí lạnh thứ hai này có cường độ mạnh hơn đợt trước, khiến miền núi phía Bắc (nhất là Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn) rét sâu hơn.
Theo dữ liệu gửi về từ các trạm đo của Tổng cục Khí tượng – Thủy văn, trong ngày 14-11, ở khu vực từ Quảng Trị đến Khánh Hòa đã có mưa to, riêng khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to, như: Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 344mm, Hòa Ninh (Đà Nẵng) 208mm, Quế Long (Quảng Nam) 179mm…
Video đang HOT
Dự báo từ ngày 15 đến 17-11, khu vực từ Nghệ An đến Khánh Hòa tiếp tục mưa đến mưa to do không khí lạnh gây ra. Trong đó, ngày 15 đến chiều 16-11, từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có lượng mưa phổ biến là 200-400mm, có nơi trên 600mm; Bình Định mưa phổ biến 150-250mm, có nơi trên 400mm; các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa mưa 100-200mm, có nơi trên 300mm.
Từ đêm 15-11 đến chiều 16-11, khu vực Nam Nghệ An đến Hà Tĩnh có mưa 50-100mm, có nơi trên 200mm. Từ đêm 16 đến ngày 17-11, khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa tiếp tục mưa nhưng cường độ giảm còn 50-100mm, có nơi trên 150mm.
Từ đêm 14-11 đến chiều 16-11, ở phía Đông của khu vực Tây Nguyên cũng có mưa vừa ở mức 50-80mm, có nơi mưa to trên 100mm.
Chiều 14-11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tiếp tục có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Phú Yên ứng phó mưa lũ.
Trong công văn nêu 8 yêu cầu, có nội dung lưu ý đảm bảo an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong vùng mưa lũ, nhất là học sinh, giáo viên.
Triều cường tái xuất ở Nam bộ
Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia cho biết, mực nước quan trắc cao nhất tại trạm hải văn Vũng Tàu là 3,88m (vào lúc 1 giờ 15 ngày 14-11). Sóng biển ngoài khơi Đông Nam bộ cao 1,5-2,5m. Đồng thời, vùng biển Đông Nam bộ có gió Đông Bắc đạt cấp 2-3 (số liệu đo tại trạm Vũng Tàu).
Dự báo trong 24 giờ tới, gió Đông Bắc sẽ đạt tới cấp 4-5 do không khí lạnh tăng cường xuống. Mực nước ven biển Đông Nam bộ có xu hướng tăng, độ cao lớn nhất tại trạm Vũng Tàu có thể đạt 4m.
Trong 24 đến 48 giờ tới, gió Đông Bắc có thể đạt cấp 5-6, sóng biển cao 2-3m, mực nước dâng cao nhất tại trạm Vũng Tàu có thể đạt 4,05-4,1m. Triều cường sẽ gây ngập nhiều nơi ở ven biển Đông Nam bộ (chiều và sáng sớm).
Cơn bão mới Khanun có thể ảnh hưởng Trung Quốc và Philippines
Chính quyền tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, đã kích hoạt ứng phó khẩn cấp mức độ 4 đối với bão và lũ lụt, khi cơn bão mới hình thành mang tên Khanun tiến sát vào khu vực ven biển miền Đông Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, Cơ quan kiểm soát lũ lụt và cứu trợ hạn hán của tỉnh đã đưa ra mức cảnh báo trên vào lúc 18h00 ngày 30/7 (giờ địa phương).
Theo các chuyên gia khí tượng, nước biển dâng do bão Khanun sẽ ảnh hưởng đến các khu vực duyên hải của tỉnh Chiết Giang từ ngày 31/7 đến ngày 3/8. Trong đó, một số khu vực sẽ chứng kiến tình trạng nước biển dâng cao hơn so với cấp độ cảnh báo. Cấp độ 4 là cấp độ thấp nhất trong thang cảnh báo khẩn cấp 4 cấp của Trung Quốc.
Khanun đã mạnh lên thành bão vào chiều 30/7. Dự kiến, bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Bắc vào ngày 31/7 và sẽ ngày càng mạnh hơn khi tiến đến khu vực ven biển của tỉnh Chiết Giang.
Trang dự báo thời tiết weather.com.cn ngày 30/7 dẫn lời chuyên gia thời tiết Zhang Juan cho biết Khanun - cơn bão thứ 6 trong năm nay - đã mạnh dần lên và mắt bão đã rõ ràng hơn. Nhiều khả năng, bão Khanun sẽ gây ra sạt lở đất ở các khu vực duyên hải tỉnh Chiết Giang từ trưa đến đêm 2/8.
Do diễn biến của bão, cơ quan an toàn hàng hải của thành phố Ninh Ba của tỉnh Chiết Giang quyết định đưa ra ứng phó khẩn cấp mức độ 3 đối với thành phố này kể từ 15h00 ngày 30/7. Theo đó, 11 tuyến vận chuyển bằng phà trong tổng số 29 tuyến của thành phố này đã tạm ngừng hoạt động kể từ 14h00 ngày 30/7. Các biện pháp phòng tránh và bảo vệ hoa màu tại tỉnh Chiết Giang cũng được triển khai.
Trước đó, do ảnh hưởng của bão Doksuri, Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC) cho biết nhiều tỉnh thành của Trung Quốc chứng kiến mưa bão từ 14h00 ngày 30/7 đến 14h00 ngày 1/8 (giờ địa phương). Các tỉnh thành này gồm Hà Bắc, Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Tây, Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hắc Long Giang, Cát Lâm...
Cảnh ngập lụt tại Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 29/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Liên quan đến cơn bão mới hình thành này, báo Manila Times cho biết bão Khanun đang di chuyển theo hướng Tây Bắc với sức gió mạnh nhất ở tâm bão là 95 km/giờ và gió giật 115 km/giờ.
Ngày 30/7, Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines cũng đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất ở những khu vực miền núi của Philippines.
Dự báo, bão Khanun sẽ đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Bắc, đi qua gần đảo Okinawa của Nhật Bản vào sáng 2/8.
Do ảnh hưởng của bão Khanun, hãng hàng không Hong Kong Airlines ngày 30/7 đã thông báo hủy 2 chuyến bay dự kiến cho ngày 31/7 từ Hong Kong (Trung Quốc) đến tỉnh Okinawa của Nhật Bản.
Tại sao nước Mỹ lại hứng chịu nhiều thảm họa thời tiết hơn mọi nơi trên thế giới? Hãng AP đưa tin nước Mỹ là nơi xảy ra nhiều thảm họa thời tiết khắc nghiệt hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Cảnh tàn phá sau trận lốc xoáy tại Arkansas, Mỹ, ngày 1/4/2023. Ảnh: AP/TTXVN Cuối tuần qua, một trận bão dữ dội kéo theo nhiều cơn lốc xoáy ở miền Nam và Trung Tây Mỹ đã khiến...