Không học vẫn làm giàu là ảo tưởng
Nếu tổ chức hội thảo về làm giàu có thể sinh viên ngồi kín hội trường, không cần quảng cáo. Nhưng nếu có hội thảo nói chuyện học đại học hiệu quả, sinh viên tơi rât thưa thớt.
Thạc sĩ Vũ Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Viện Quản lý Việt Nam, nhận định như vậy tại hội thảo “Xây dựng mô hình dịch vụ công tác xã hội trong nhà trường, nhằm nâng cao kỹ năng xã hội của sinh viên khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”, do Bộ GD&ĐT tổ chức tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM) sáng 26/11.
Tại sao sinh viên tốt nghiệp rồi thất nghiệp?
“Các bạn cần biết rằng làm giàu chân chính đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều. Vì vậy, các bạn trẻ cần làm giàu kiến thức, kỹ năng cho mình trước khi nghĩ đến chuyện làm giàu tiền bạc” – ông Tuấn Anh khuyên.
Theo ông Tuấn Anh, các doanh nghiệp đều cần những người chăm chỉ, cẩn thận… trong khi rất nhiều sinh viên thiếu những tố chất này.
Thạc sĩ Vũ Tuấn Anh phát biểu tại hội thảo sáng 26/11. Ảnh: Tuổi Trẻ.
“Cái sinh viên cần là niềm tin. Các bạn phải tin mình là người làm việc chăm chỉ, chu đáo thì sẽ thành công. Tuy nhiên, hình như niềm tin ấy của sinh viên bị bào mòn theo thời gian” – ông Tuấn Anh nói.
Trong vòng bốn năm học ĐH sinh viên phải giải quyết được các vấn đề: Thứ nhất là quy trình hướng nghiệp chuẩn, thứ hai là hướng dẫn để học và nghiên cứu ĐH, thứ ba phải có kỹ năng mềm, thứ tư quản trị cuộc đời và thứ năm là quản trị nghề nghiệp.
Ông Tuấn Anh nhận định, nhìn chung hệ thống giáo dục đào tạo của chúng ta là ổn. Việc sinh viên ra trường có việc làm hay thất nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sinh viên chứ không phải do nhà trường.
“Việc học ĐH cực kỳ quan trọng. Tại sao sinh viên tốt nghiệp rồi thất nghiệp? Điều này là do sinh viên học ĐH không đàng hoàng. Gần đây nhiều bạn trẻ ảo tưởng không học ĐH vẫn thành công. Xu hướng này đang lan rộng trong giới trẻ. Chúng ta phải học ĐH một cách đàng hoàng” – ông Tuấn Anh nhắn nhủ.
“Chưa hề học lớp kỹ năng nào”
Theo ông Tuấn Anh, việc học kỹ năng mềm sinh viên phải tự học. Người tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy kỹ năng mềm của ứng viên trong hành động, lúc triển khai công việc, chứ không phải mấy tấm bằng chứng nhận học vài chục kỹ năng mềm. Đối với nhà tuyển dụng, những tấm bằng đó là vô nghĩa!
TS Tăng Hữu Tân, giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết, sinh viên đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với công việc về sau và chủ động tìm hiểu nhưng chưa đầu tư một cách có hệ thống. Hầu hết sinh viên đã tốt nghiệp hiện làm việc tại các doanh nghiệp, khi được hỏi đã từng tham gia lớp học kỹ năng nào ở trung tâm hay trực tuyến trên mạng chưa thì các bạn đều trả lời “chưa hề học lớp nào hết”!
Trong khi đó, hiện nay, các nhà tuyển dụng đều đánh giá sinh viên ra trường thiếu kỹ năng mềm, chưa đáp ứng được yêu cầu vị trí công việc nhà tuyển dụng đưa ra.
Ông Tân cho rằng, những yếu tố tác động đến việc trang bị và rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên bao gồm: yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân sinh viên – đây là yếu tố quan trọng nhất; yếu tố khách quan đến từ nhà trường, gia đình và xã hội.
Video đang HOT
Trong đó, gia đình chính là nơi sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm thực tế nhất; nhà trường đóng vai trò định hướng, giảng viên là nguồn lực lớn thúc đẩy quá trình nhận thức của sinh viên, về tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng mềm; và xã hội chính là chất xúc tác.
“Trong xu thế hội nhập AEC và TPP, nguồn nhân lực tri thức phải được trang bị một cách toàn diện: Trình độ chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất và tiềm năng vốn có. Trong đó, những kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với ứng viên là rất cụ thể, và mỗi kỹ năng phải chứa đựng được những mong đợi, kỳ vọng riêng của từng nhà tuyển dụng.
Những kỹ năng này không hẳn đều xuất phát từ tố chất, tính cách của từng người, mà còn đòi hỏi sự nỗ lực rèn luyện, tích lũy qua một quá trình lâu dài” – ông Tân nói.
Theo Trần Huỳnh/Tuổi Trẻ
Bài học làm giàu của một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới
Tỷ phú Warren Buffett đã gây dựng khối tài sản qua nhiều năm. Ngày nay, tỷ phú 85 tuổi là một trong những người giàu nhất thế giới, với tài sản 64 tỷ USD.
Nhà đầu tư huyền thoại, tỷ phú Warren Buffett, đã giàu có ra sao và bằng cách nào khi ở mỗi độ tuổi khác nhau?
Tỷ phú Warren Buffett được biết đến như một trong những nhà đầu tư giàu nhất thế giới, với khối tài sản ròng dường như không ngừng tăng lên từng ngày.
Theo báo cáo của Business Insider, trên thực tế, 99% sự giàu có mà nhà tài phiệt này có được chỉ thực sự bắt đầu từ sau sinh nhật thứ 50 của ông.
Tuy nhiên, trước đó và kể cả cho tới bây giờ, khi đã ở tuổi 84, Buffett vẫn cần mẫn góp nhặt từng viên gạch để xây nên con đường tài chính của mình, cũng như kiên nhẫn bồi đắp khối tài sản ngày càng thêm đồ sộ suốt từ năm này qua năm khác, từ thập kỷ trước cho tới thập kỷ sau.
Tất cả mọi người đều phải có điểm bắt đầu, kể cả là những người giàu nhất, thành công nhất. Huyền thoại đầu tư Mỹ - Warren Buffett cũng từng không giàu như ngày nay. Thực tế là 99% tài sản của ông có được sau năm 50 tuổi.
Buffett đã gây dựng khối tài sản qua nhiều năm, Business Insider cho biết. Ngày nay, tỷ phú 85 tuổi là một trong những người giàu nhất thế giới, với tài sản 64 tỷ USD.
Tỷ phú Warren Buffett đã gây dựng khối tài sản qua nhiều năm. Ngày nay, tỷ phú 85 tuổi là một trong những người giàu nhất thế giới, với tài sản 64 tỷ USD.
Tony Robbins - diễn giả nổi tiếng tại Mỹ, kiêm đồng tác giả cuốn "Tiền bạc: Cách nắm vững cuộc chơi" đã quyết định hỏi bí quyết làm giàu của tỷ phú. "Tôi đã hỏi Warren Buffett: Điều gì đã giúp ông trở thành người giàu bậc nhất thế giới vậy?", ông kể lại với chuyên gia huấn luyện doanh nhân - Lewis Howes trong chương trình The School of Greatness.
"Ông ấy chỉ cười và bảo. Có 3 việc. Một là sống ở Mỹ giúp tôi có nhiều cơ hội tuyệt vời, hai là có gene tốt nên sống lâu, và ba là lãi gộp", Robbins nhớ lại.
Buffett là người nổi tiếng ủng hộ đơn giản hóa tất cả mọi thứ và tập trung vào dài hạn. Đó là lý do ông luôn khuyên mọi người đổ tiền vào các quỹ đầu tư theo chỉ số với mức phí rẻ.
Và một trong 3 chìa khóa làm giàu của Buffett cũng rất đơn giản: Hơn 60 năm đầu tư thông minh đã cho phép ông hưởng lợi lớn từ lãi gộp. Đây là hình thức mà phần lãi nhận được sẽ được cộng dồn vào tiền gốc, và lãi mới sẽ được tính dựa trên khoản tiền tổng này. Đây chính là lý do tài sản của Buffett không ngừng tăng lên.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đây, khi được hỏi về bí quyết thành công, Buffett cũng nhấn mạnh bạn phải sống một cuộc sống ngay thẳng. Vì sự dối trá, tham lam và vô đạo đức sẽ theo bạn đi suốt sự nghiệp, và nó khó rũ bỏ hơn bất kỳ sai lầm nào bạn từng mắc phải.
Câu "thần chú" mà Buffett dành cho tất cả mọi người nếu muốn thành công cả trong đời sống cá nhân lẫn công việc là: "Đừng bao giờ làm việc gì khiến bạn cảm thấy xấu hổ nếu người thân và bạn bè đọc được chúng trên báo".
Dưới đây là 12 bài học mọi người có thể học hỏi từ nhà đầu tư huyền thoại này.
1. Đầu tư khôn ngoan
Buffett lựa chọn để đầu tư vào các ý tưởng chứ không phải người đứng sau ý tưởng đó. Ông từng nói rằng ông chọn mua cổ phiếu của các công ty vì bản thân chúng tuyệt vời kể cả khi có một kẻ ngốc đang điều hành.
2. Không quên cội nguồn
Khi còn là học sinh trung học, Buffett từng làm công việc giao báo cho tờ Washington Post. Ông đã mở rộng công việc ban đầu thành mối quan hệ lâu dài với tờ báo. Hiện nay, công ty của Buffett là cổ đông lớn nhất của tờ báo này.
3. Sống dưới mức thu nhập
Dù có tài sản trị giá 39 tỷ USD, song Buffett vẫn sống trong một ngôi nhà khiêm tốn một cách đáng ngạc nhiên. Ông mua ngôi nhà này tại Omaha, Nebrask năm 1959 với giá 31.500 USD và ngày nay ông vẫn thường gọi đây là khoản đầu tư tốt nhất của mình.
Thay vì đối mặt với nguy cơ phá sản do tiêu tất cả những gì kiếm được, nhà đầu tư huyền thoại lựa chọn cuộc sống thanh đạm và đã nhận được những phần thưởng xứng đáng.
4. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau
Nhiều người có thói quen chỉ tiết kiệm những gì còn lại sau khi đã thanh toán mọi khoản chi tiêu. Tuy nhiên, Buffett khuyên bạn nên trích ra một số tiền nhất định để tiết kiệm hàng tháng, sau đó chỉ tiêu số tiền còn lại.
5. Nghiên cứu các khoản đầu tư
Buffett khuyên mọi người nên cẩn thận nghiên cứu cổ phiếu trước khi đổ tiền ra mua. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, nhà đầu tư không nên sợ hãi khi đầu tư vào những cổ phiếu mạnh.
6. Rèn luyện kỹ năng nói
Trong những ngày đầu tiên của sự nghiệp, Buffett cực kỳ sợ hãi khi phải nói chuyện trước công chúng. Tuy nhiên, nhận thấy rằng kỹ năng giao tiếp tốt là yếu tố cần thiết giúp ông đạt được mục tiêu, Buffett đã đăng ký một khóa học nổi tiếng do Dale Carnegie giảng dạy. Hiện nay, ông thường chia sẻ với các doanh nhân trẻ rằng khả năng giao tiếp hiệu quả chính là chìa khóa dẫn tới thành công.
7. Bảo vệ danh tiếng
Tiền có thể đến rồi đi nhưng những thiệt hại về danh tiếng là khó lòng cứu vãn được. Buffett luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ uy tín cá nhân và doanh nghiệp của mình.
8. Kết giao với những người bạn tốt
Các bậc cha mẹ thường xuyên cảnh báo con cái rằng chúng sẽ được đánh giá qua những người bạn mà chúng tiếp xúc. Nhà hiền triết xứ Omaha khuyên mọi người nên giao du với những người giỏi hơn mình, nhờ đó bạn sẽ có động lực để trở nên tốt hơn.
9. Không chạy theo xu hướng nhất thời
Bạn sẽ không bao giờ thấy Buffett đầu tư vào những cổ phiếu theo xu hướng như các trang web truyền thông xã hội hay các công nghệ đang thịnh hàng. Mặc dù Facebook hiện nay đang rất &'hot' nhưng Buffett không biết liệu 5 năm tới, nó còn &'nóng' nữa hay không.
10. Tối thiểu hóa các cuộc họp
Thay vì thường xuyên tổ chức các cuộc họp, Buffett chọn cách gửi thư mỗi năm cho cổ đông của công ty. Ông sẽ điểm lại những thành công trong năm cũ và phác thảo những mục tiêu trong năm tới. Chủ tịch của Berkshire Hathaway không muốn mọi người lãng phí thời gian làm việc vào các cuộc họp dài lê thê hay những cuộc điện thoại không cần thiết.
11. Không bỏ cuộc
Khi Buffett mua lại Berkshire Hathaway, công ty chuyên sản xuất vải may com-lê nam này đang làm ăn bết bát. Tuy nhiên, Buffett lại nhìn thấy tiềm năng hứa hẹn của nó. Với sự lãnh đạo tài tình của ông, giờ đây Berkshire Hathaway đã phát triển thành một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới.
12. Yêu thích công việc
Buffett từng bày tỏ sự hoài nghi với thực tế rằng có những người làm công việc mà mình không hề yêu thích để thúc đẩy sự nghiệp của họ. Ông tin rằng cuộc sống này rất ngắn ngủi, vì vậy chúng ta nên dành nhiều thời gian và nỗ lực để làm những điều mà mình yêu thích.
Warren Buffett là minh chứng cho thấy khi một người chuyên nghiệp có mục đích cụ thể, anh ta có thể đạt được bất kỳ điều gì mong muốn. Bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng cuộc đời Buffett, những người chuyên nghiệp có thể học được nhiều bài học giúp họ xây dựng doanh nghiệp của riêng mình và có được những khoản thu nhập xứng đáng.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lấy chồng để giúp làm giàu cho bố mẹ đẻ Anh khá bất ngờ khi biết vợ lập quỹ đen, càng sốc hơn khi cô ấy mang hết về cho bố mẹ đẻ. Ngày anh và cô lấy nhau, gia đình nhà cô nghèo lắm, tới mức định không tổ chức cưới xin mà chỉ làm vài mâm cỗ thông báo với họ hàng. Gia đìnhanh không thuộc dạng có điều kiện nhưng...