Không học sinh nào bị bỏ rơi
Tùy theo tình hình số ca nhiễm F0 của giáo viên và học sinh, các trường THPT sẽ linh hoạt chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến để duy trì dạy – học trong điều kiện bình thường mới.
Ảnh minh họa/INT
Với riêng khối lớp 12, các trường đều ưu tiên bố trí giáo viên đứng lớp trực tiếp theo phương châm học đến đâu, ôn tập đến đấy để bảo đảm chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Duy trì lớp trực tuyến với thời khóa biểu ổn định như một lớp học trực tiếp là cách mà các trường THPT ở nhiều địa phương đã thực hiện kể từ khi học sinh trở lại trường học cho đến nay. Với cách làm này, học sinh không bị phụ thuộc vào giờ giấc của giáo viên, chất lượng tiết học cũng được đảm bảo. Trường THPT Trần Phú (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) xây dựng 3 nhóm, trong đó có nhóm giữa học sinh và giáo viên bộ môn các lớp trực tuyến để học sinh là F0, F1 chủ động vào các lớp mà không cần giáo viên chủ nhiệm báo với giáo viên phụ trách lớp như trước kia.
Trong điều kiện số giáo viên là F0, F1 tăng mỗi ngày, các trường THPT đều ưu tiên bố trí giáo viên dạy thay để khối lớp 12 vẫn duy trì dạy học trực tiếp ở mức cao nhất. Như Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đã xây dựng lại thời khóa biểu khi giáo viên dạy môn Giáo dục công dân là F0. Với 15 lớp học ở bậc THPT, nhà trường chỉ có một giáo viên đảm nhận dạy bộ môn này. Vì vậy, khi không thể bố trí giáo viên dạy thay, thời khóa biểu của lớp 12 được thiết kế lại, đôn các bộ môn khác lên để không trống tiết.
Video đang HOT
Dạy học bám sát, dạy đến đâu ôn tập đến đó là cách mà các trường THPT quán triệt đến giáo viên các môn liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong giai đoạn này. Tăng cường chuyển bài tập, tài liệu ôn tập, tranh thủ thời gian vàng dạy – học trực tuyến để rèn kiến thức – kỹ năng cho học sinh. Trong điều kiện không thể chủ động được hình thức dạy học trực tiếp hay trực tuyến do phụ thuộc vào diễn biến thực tế của dịch bệnh, đây là cách để các trường nâng cao chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Nhiều cán bộ quản lý trường THPT đều cho rằng, một bộ phận học sinh có tâm lý chủ quan với Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới do đã sử dụng kết quả học bạ hoặc các kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển sinh. Thế nên, với học sinh giỏi hay học sinh trung bình yếu, giáo viên bộ môn đều phải dạy học bám sát. Dự kiến, các trường sẽ tổ chức kiểm tra giữa kỳ II theo hình thức trực tiếp để vừa đánh giá chất lượng dạy – học, vừa là căn cứ để định hướng nội dung và cách thức ôn tập phù hợp trong giai đoạn còn lại của năm học.
Ngoài củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, sử dụng các tiết học tự chọn để ôn tập cho học sinh khối 12, trong điều kiện dịch bệnh, các trường học còn phải làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Cô Trần Thị Kim Huệ – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền (Đà Nẵng) – chia sẻ: “Không tránh khỏi có trường hợp, học sinh giấu thông tin dịch tễ vì sợ mất bài học khi không thể học trực tiếp.
Vì vậy, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh là ưu tiên tối đa trong tổ chức dạy – học, nhất là giai đoạn ôn tập nước rút cho khối lớp 12. Có như vậy, học sinh dù ở trong điều kiện sức khỏe như thế nào cũng yên tâm không bị mất bài”. Ban giám hiệu Trường THPT Đức Phổ 2 (Quảng Ngãi) cũng tính đến phương án chi trả cho giáo viên tiền vượt giờ trong điều kiện duy trì lớp học trực tuyến dành cho những học sinh là F0, F1. Trường đã huy động được một số lượng sim 4G để trang bị cho học sinh không đủ điều kiện tiếp cận việc dạy – học trực tuyến.
Ưu tiên tối đa nguồn lực để đảm bảo chất lượng dạy – học, ôn tập cho khối lớp 12 trong một năm học đặc biệt để học sinh có tâm thế vững chắc khi bước vào phòng thi là điều dễ nhận thấy ở các trường phổ thông hiện nay.
Bà Rịa-Vũng Tàu chuẩn bị đón học sinh trở lại trường vào đầu học kỳ II
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trần Thị Ngọc Châu cho biết, ngành Giáo dục tỉnh dự kiến đón học sinh trở lại học trực tiếp đối với các địa phương có cấp độ dịch cấp 1, cấp 2 theo hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 từ ngày 10 - 22/1/2022; giai đoạn 2 từ ngày 7 - 12/2/2022.
Việc trở lại trường học trực tiếp sẽ bắt đầu với khối lớp 9, khối lớp 12 và mở dần đến các khối khác.
Đến hết ngày 8/12/2021, các học sinh bậc Trung học phổ thông đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19; trong đó, tiêm vaccine mũi 1 cho trẻ em từ 12-17 tuổi đạt gần 96%, mũi 2 đạt 27%. Ngành Y tế dự kiến tiếp tục triển khai tiêm vaccine mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi từ ngày 5-21/12/2021.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1 tại điểm thi THPT Vũng Tàu (TP Vũng Tàu). Ảnh minh họa: baobariavungtau.com.vn
Theo bà Trần Thị Ngọc Châu, để chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại trực tiếp, Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng, lấy ý kiến và ban hành bộ tiêu chí an toàn trường học; kế hoạch xây dựng các phương án cụ thể về việc đi học trở lại để gửi các trường lấy ý kiến. Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND huyện, thị xã, thành phố sẽ phối hợp cùng Sở Y tế kiểm tra, đánh giá trường học an toàn về phòng, chống dịch COVID-19 trước khi cho các trường tổ chức học trực tiếp. Trong các phương án có đặt ra và hướng dẫn xử lý những tình huống khi phát hiện các trường hợp có nghi ngờ mắc COVID-19 tại trường hoặc khi học sinh đã ra về, trường sẽ xử lý như thế nào. Hiện, Sở đang trình UBND tỉnh kế hoạch để sớm ban hành cho các trường thực hiện, chuẩn bị cho tiếp nhận học sinh đi học trở lại trường học.
Trên địa bàn tỉnh còn 20 trường học đang được trưng dụng để làm cơ sở cách ly. Các địa phương đang dần bàn giao lại cho ngành Giáo dục để chuẩn bị sửa chữa đón học sinh đi học trở lại. Dự kiến, các cơ sở giáo dục sẽ được bàn giao lại cho ngành Giáo dục vào ngày 15/12 để thực hiện công tác hoàn thiện cơ sở vật chất đón các em đến trường.
Dựa trên Kế hoạch số 202/KH-UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết 128 của Chính phủ, Sở Giáo dục và Đào tạo dự kiến thời gian đi học trở lại của học sinh các cấp bắt đầu từ ngày 10/1/2022 (học kỳ II). Thời điểm này, học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn đã tiêm mũi 2, hơn 14 ngày.
Theo đó, Sở dự kiến đối với bậc Trung học phổ thông thí điểm cho học sinh lớp 12 được đi học trực tiếp tại trường trong tuần đầu từ 10/1/2022. Tuần tiếp theo thí điểm cho học sinh lớp 10 đi học buổi chiều từ 22/1/2022.
Đối với bậc Trung học cơ sở cho học sinh lớp 9 đi học từ ngày 10/1/2022; học sinh lớp 6 đi học từ ngày 22/1/2022; cấp Tiểu học học trực tuyến và qua truyền hình; Mầm non tiếp tục hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
Qua hai tuần thí điểm, học sinh sẽ nghỉ Tết Nguyên đán. Lúc này, ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Y tế, các địa phương, trường học sẽ rà soát, đánh giá lại việc cho học sinh đi học trực tiếp. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (từ ngày 7/2/2022), ngành sẽ duy trì việc học thí điểm như trên trong một tuần, sau đó đánh giá và cho học sinh ở các khối học còn lại đi học.
Đối với khối Tiểu học và Mầm non do chưa được tiêm vaccine nên Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất qua Tết Nguyên đán mới tiến hành thí điểm việc đi học trực tiếp. "Việc thí điểm đi học trực tiếp cũng chỉ thực hiện ở khối lớp 1, khối lớp 2 và lớp 5 tuổi, sau đó đánh giá lại mới cho các lớp, độ tuổi khác đi học. Dự kiến tổ chức học trực tiếp cho các khối còn lại của Tiểu học và Mầm non từ ngày 21/2/2022" - bà Trần Thị Ngọc Châu cho biết thêm.
Đối với cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm ngoại ngữ - Tin học tổ chức dạy học trực tiếp theo cấp độ dịch tại địa bàn. Học sinh, sinh viên ở các cơ sở trên phải đáp ứng đủ các điều kiện như đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng, thực hiện đầy đủ và đảm bảo các biện pháp an toàn, phòng chống dịch.
Thầy hiệu trưởng "gỡ rối" cho giáo viên Hà Nội trước phương án tiết này dạy trực tiếp tiết sau đã online Sở GD&ĐT Hà Nội mới thay đổi phương án cho học sinh trở lại trường. Theo đó, học sinh khối lớp 12 sẽ chia đôi, học luân phiên trực tiếp và trực tuyến vào các ngày chẵn/ lẻ khác nhau. Điều này gây ra thế khó cho giáo viên? Cụ thể, các trường THPT, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên trên địa bàn...