Không ép trường mua sữa học đường
Vừa qua, một số trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Thanh Khê (thành phố Đà Nẵng) phản ánh về việc: Đề án sữa học đường chưa triển khai nhưng cán bộ phòng giáo dục quận này đã gọi điện thoại thông báo các trường phải mua sữa theo đề án, sữa do một hãng cung cấp. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng khẳng định tham gia đề án là tự nguyện, không có chuyện ép buộc.
Học sinh Đà Nẵng sẽ được hưởng lợi từ đề án sữa học đường
Gợi ý
Tiếp xúc với phóng viên, một đại diện của một trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Thanh Khê (xin được giấu tên), cho biết: Vào dịp đầu năm học, nhà trường nhận được điện thoại của một cán bộ Phòng Giáo dục quận Thanh Khê thông tin về đề án sữa học đường sắp được triển khai. Cán bộ này cho nhà trường biết: Thực hiện đề án sữa học đường bắt buộc nhà trường phải dùng sữa của một hãng sữa. Việc này đã được đề cập ở công văn của sở GD&ĐT Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi đại diện nhà trường hỏi về công văn thì vị cán bộ này lờ đi.
Đại diện nhà trường này cho rằng, thông báo như vậy là có ý “ép” nhà trường phải dùng sữa của hãng nào đó. Trong khi nhà trường đã hợp đồng với hãng sữa khác từ lâu nay theo nhu cầu và đề nghị của phụ huynh học sinh. Đại diện trường này tỏ ra lo lắng nếu không chấp hành sẽ bị “hành” trong quá trình hoạt động về sau.
“Gia đình phụ huynh có điều kiện nên sẽ có nhu cầu sử dụng sữa tốt hơn. Không thể ép trường phải đổi sữa và đùng một cái là phải đổi ngay. Muốn làm phải có lộ trình thay đổi và hỏi ý kiến phụ huynh”, đại diện trường này cho hay.
Video đang HOT
Ông Phạm Đình Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Khê, cho biết: Đề án sữa học đường là chương trình quốc gia, tuy nhiên đến nay vẫn chưa triển khai chưa thực hiện. Đây là đề án lớn nên không ai dám làm bậy. Hiện nay, phòng chưa nhận bất cứ văn bản nào về đề án sữa học đường”. “Khi nào thành phố có chủ trương thì cấp quận mới có triển khai cụ thể. Tất cả chỉ mới trên giấy tờ, phòng chưa có bất cứ chỉ đạo cụ thể nào về việc này”, ông Sơn nói thêm.
Trường hợp cán bộ phòng GD&ĐT gọi điện về cho các trường, ông Sơn cho biết: Sẽ kiểm tra và nghiêm túc nhắc nhở.
Không tham gia không được nhà nước hỗ trợ
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng cho biết: Ngày 15/9 này sẽ bắt đầu triển khai đề án sữa học đường từ quận Hải Châu và Thanh Khê, sau đó thực hiện trong toàn thành phố. Ngày 12/9, sở tổ chức tập huấn cho các trường trước khi triển khai thực hiện đề án này.
Theo ông Vĩnh, đây là đề án lớn, có tính nhân văn cao, có sự hỗ trợ từ Nhà nước và doanh nghiệp cung cấp sữa. Do đó, đề cao việc truyền thông, tuyên truyền, vận động các đơn vị trường học và phụ huynh học sinh quan tâm, tham gia để hưởng thụ từ đề án. Tuy nhiên, việc tham gia đề án hay không hoàn toàn là quyền của phụ huynh, chứ không phải ép buộc, cưỡng chế tham gia. Sở sẽ hướng dẫn cụ thể cho từng đơn vị trường học và phụ huynh đồng ý hay không đồng ý với đề án này.
“Không có chuyện ép buộc hay cưỡng chế phải tham gia đề án. Trường hợp trường, phụ huynh không đăng ký sở sẽ không ép. Cho là quyền của người cho nhưng nhận là quyền của người nhận”, ông Vĩnh cho biết. Cũng theo Giám đốc sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, do đây là lần đầu tiên đề án được triển khai trên địa bàn toàn thành phố nên sở sẽ vừa làm, vừa theo dõi, tìm hiểu lý do và báo cáo UBND thành phố để có điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với các trường tư thục, theo ông Vĩnh, nếu không tham gia đề án dĩ nhiên không được nhận hỗ trợ từ Nhà nước và công ty sữa cung cấp. Tại các buổi tập huấn cán bộ Sở GD&ĐT Đà Nẵng sẽ phổ biến đến các trường để nhà trường phụ huynh, học sinh biết được hưởng những gì khi tham gia đề án.
Được biết, theo kế hoạch từ tháng 1/2018, đề án sữa học đường giai đoạn 2018-2020 sẽ được thực hiện. Sau đó, đề án này được Sở GD&ĐT tham mưu UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố xin lùi tiến độ triển khai, đến 15/9 này sẽ được triển khai rộng rãi.
Theo đề án đối với trẻ mầm non thuộc diện 1, là hộ nghèo, trẻ khuyết tật, mồ côi cha hoặc mẹ, học tại các trường chuyên biệt, Trung tâm khuyết tật trực thuộc Sở GD&ĐT và các cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Sở LĐ- TB&XH, ngân sách thành phố hỗ trợ tối đa 78%, Công ty cung cấp sữa hỗ trợ tối thiểu 22% kinh phí mua sữa.
NGUYỄN THÀNH
Theo Tiền phong
TPHCM sẽ "mạnh tay" với dạy học thêm, thu chi sai quy định
Ngành giáo dục TPHCM sẽ vào cuộc, kiểm tra đột xuất về dạy thêm học thêm và các vấn đề thu chi đầu năm học.
Thực hiện công văn của Bộ GD-ĐT về thanh kiểm tra tình hình dạy học thêm, thu chi, Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các Phòng GD-ĐT tăng cường công tác kiểm tra việc dạy thêm, học thêm, thu chi các khoản kinh phí đầu năm học và các vấn đề bức xúc xã hội quan tâm như đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường. Các Phòng giáo dục công khai đường dây nóng, cử cán bộ trực tiếp nhận thông tin phản ánh tiêu cực và cử cán bộ kiểm tra đột xuất.
Học sinh tại TPHCM bước vào năm học mới
Tại đợt khảo sát về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đầu năm học này tại TPHCM, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết nhiều năm qua, Thành ủy TPHCM đều có chỉ đạo sát sao không được để xảy ra tiêu cực trong dạy thêm, học thêm gây bức xúc dư luận. Trên thực tế dạy thêm học thêm là nhu cầu có thật, ở tiểu học phụ huynh có nhu cầu gửi con rèn thêm chữ, học thêm toán. Còn bậc cao hơn thì phụ huynh có nhu cầu kèm thêm cho con các môn yếu, các môn thi.
Đối với các đơn vị trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ phải đăng ký, được Sở GD-ĐT TPHCM cấp phép, giáo viên muốn dạy thêm tại các trung tâm này phải được sự cho phép của trường. Ngoài ra, giáo viên cũng không được dạy thêm học sinh chính khóa của mình.
Lãnh đạo Sở GD- ĐT TPHCM nhấn mạnh, đối với việc dạy thêm, học thêm trong khuôn viên nhà trường, phải được cơ quan quản lý cấp phép và phải thực hiện đúng quy định nội dung giảng dạy tách biệt với nội dung chính khóa trên cơ sở học sinh tự nguyện tham gia và có quyền lựa chọn lớp học.
Với vấn đề thu chi trong nhà trường, TPHCM yêu cầu các vị trường học phải thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến từng phụ huynh học sinh, phải nêu rõ nội dung các khoản thu theo quy định, khoản theo thỏa thuận và thu hộ - chi hộ, khi thu phải cấp hóa đơn thu tiền cho từng học sinh qua bộ phận tài vụ của trường. Đặc biệt, tuyệt đối không giao cho giáo viên thu - chi các khoản tiền.
Đối với các khoản thu, các trường học thực hiện giãn thời gian thu, không tổ chức gộp nhiều khoản thu cùng một thời điểm để giảm áp lực cho phụ huynh. Sở GD-ĐT TPHCM sẽ thành lập các đoàn kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học tại các cơ sở giáo dục để kịp thời chấn chỉnh tình trạng thu các khoản không đúng quy định.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Một trường cao đẳng bị cơ sở đào tạo "chui" mạo thương hiệu Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Việt Mỹ (TPHCM) vừa lên tiếng "giải oan" trước thông tin một cơ sở đào tạo "chui" mang thương hiệu Cao đẳng Việt Mỹ tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng bị cơ quan chức năng xử lý. Theo Trường Cao đẳng Việt Mỹ, hai tháng vừa qua, các cơ quan truyền thông có đưa thông...