Không được vào khu phong tỏa lấy đồ, một người dùng sắt đập phá chốt bảo vệ
Một người đàn ông bị công an tạm giữ để xử lý hành vi “chống người thi hành công vụ” và “cố ý làm hư hỏng tài sản” khi đánh người, đập phá chốt bảo vệ khu phong tỏa COVID-19.
Một khu phong tỏa, cách ly y tế tại Bình Dương – Ảnh: BÁ SƠN
Ngày 4-7, Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết đã tạm giữ một người đàn ông để củng cố hồ sơ, xử lý hành vi “chống người thi hành công vụ” và “cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Theo công an, do có liên quan tới ca COVID-19 nên lực lượng chức năng đã thực hiện phong tỏa, cách ly y tế một phần phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một. Người dân trong khu phong tỏa phải “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Khoảng 6h ngày 3-7, Bùi Thanh Sơn (46 tuổi, có nhà trong khu phong tỏa) tới chốt trực tại đầu hẻm 385 đường Bùi Quốc Khánh đòi vào bên trong khu phong tỏa để lấy đồ rồi sẽ trở ra ngoài.
Không được lực lượng tại chốt trực cho vào, Sơn đã bực tức đánh một bảo vệ dân phố và dùng thanh sắt dài gần 2m đập phá tài sản, đồ đạc tại chốt cách ly gây thiệt hại trên 21 triệu đồng.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng Bình Dương kêu gọi người dân cần bình tĩnh, chấp hành quy định để cùng góp phần phòng chống COVID-19.
Từ đợt bùng phát dịch thứ tư tới nay, Bình Dương đã có tới 635 ca mắc COVID-19 và đang tiếp tục có nguy cơ tăng cao. Bình Dương đã phải nâng mức cảnh báo cao nhất để tập trung nguồn lực phòng chống dịch.
TP HCM khuyến khích doanh nghiệp test nhanh người lao động hàng tuần
UBND TP HCM khuyến khích các doanh nghiệp tự chi trả chi phí mua test nhanh và xét nghiệm cho người lao động một lần mỗi tuần.
Ban quản lý khu công nghệ cao chọn và vận động doanh nghiệp thực hiện, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), hoàn thành trước ngày 4/7.
Nội dung này nằm trong kế hoạch tổ chức đợt cao điểm kiểm soát Covid-19 trên địa bàn thành phố từ ngày 29/6 đến 10/7, với 9 nội dung cần triển khai trên tinh thần "chống dịch như chống giặc", của UBND TP HCM.
Thành phố cũng lên kế hoạch tăng cường lấy mẫu và xét nghiệm sàng lọc ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đảm bảo trả kết quả nhanh, dưới 12 giờ. Đồng thời, đẩy nhanh lấy mẫu sàng lọc người dân, người lao động tại các quận, huyện, thành.
Ngành y tế chủ động tấn công bằng cách nâng cao năng lực xét nghiệm, tại các khu cách ly, khu phong tỏa, tố chức lấy mẫu xét nghiệm hàng ngày, phân tích tình hình các ca F0 và các F1 để xác định nguyên nhân do ủ bệnh hay do lây nhiễm chéo, từ đó có giải pháp phòng chống dịch phù hợp.
Trường hợp test nhanh âm tính thì tiến hành xét nghiệm mẫu gộp 5, 10 bằng Realtime-PCR, phấn đấu thực hiện một triệu mẫu gộp mỗi ngày.
Việc thí điểm test nhanh kháng nguyên tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các ổ dịch, chuỗi lây nhiễm phức tạp, tầm soát diện rộng quanh các khu cách ly, phong tỏa, các điểm có nguy cơ cao, được TP HCM đặt ra từ ngày 28/6, nhằm tăng tốc độ xét nghiệm.
Test nhanh kháng nguyên ưu điểm là thuận tiện khi sử dụng, cho kết quả nhanh trong vòng 30 phút và có thể sử dụng ở ngoài phòng xét nghiệm, nhưng khả năng chính xác thì không bằng phương pháp RT-PCR.
Ngược lại, RT-PCR độ chính xác rất cao, là kết quả khẳng định, nhưng cần 4 đến 6 giờ mới có kết quả. Phương pháp test nhanh không phải là xét nghiệm khẳng định nhưng nó góp phần hỗ trợ nhanh trong việc giám sát, phát hiện trường hợp nghi ngờ.
Trong kế hoạch vừa ban hành, UBND TP HCM cũng yêu cầu ngành y tế xác định khu vực khoanh vùng trong vòng một giờ hoặc sớm hơn, sau khi có xét nghiệm khẳng định nhiễm Covid-19. Nguyên tắc khoanh vùng nhanh để lấy mẫu xét nghiệm diện rộng và phong tỏa hẹp, có kết quả xét nghiệm trong vòng 12 giờ để nhanh chóng tầm soát các ca nhiễm.
Trước tình hình xuất hiện các ca phơi nhiễm gần đây, cán bộ y tế được yêu cầu thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc người bệnh. Thực hiện nghiêm kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiêm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thành phố tiếp tục rà soát năng lực các khu cách ly tập trung hiện tại để xây dựng kế hoạch khảo sát, mở rộng các khu cách ly tập trung, đáp ứng nhu cầu khi có số lượng các ca F1 tăng nhanh. Vận động các khách sạn đủ điều kiện trên địa bàn tô chức cách ly cho các trường họp F1 có nhu cầu trả phí. Tổ chức thí điểm cách ly y tế tại nhà cho các trường họp F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chủ động sẵn sàng các phương án, nguồn lực để mở rộng khả năng thu dung người bệnh, sẵn sàng kịch bản ứng phó của khối điều trị trong tình huống TP HCM có 10.000 ca nhiễm. Rà soát, thống kê lượng oxy dự trữ, trang thiết bị y tế và mua sắm bổ sung một số trang thiết bị phục vụ cho việc điều trị Covid-19.
Tổ công tác đàm phán và mua vaccine thành phố khẩn trương làm việc với các đối tác, đàm phán với nhà sản xuất để đẩy nhanh tiến độ mua và nhập khẩu vaccine. Dự kiến, chậm nhất trong cuối quý ba năm nay phải tiếp nhận lô vaccine đầu tiên, để khoảng 2/3 người dân thành phố được tiêm vaccine trong năm nay.
Ngoài việc giám sát phòng chống dịch tại các siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống, thành phố sẽ cương quyết đóng cửa tạm thời đối với các chợ đầu mối và chợ truyền thống không đảm bảo an toàn.
TP HCM đang trong đợt bùng phát Covid-19 cộng đồng lớn nhất từ trước đến nay, số ca nhiễm vẫn tăng nhanh dù thành phố giãn cách xã hội nhiều tuần qua, trong đó nhiều ca phát hiện qua sàng lọc, chưa rõ nguồn lây. Khoảng hai tuần nay, số ca nhiễm ở TP HCM chiếm phần lớn số ca cộng đồng công bố trong ngày của cả nước.
Nhân viên y tế kiểm tra thông tin công nhân lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại công ty thuộc Khu công nghệ cao TP HCM, đầu tháng 6. Ảnh: Hữu Khoa.
Hải Phòng xem xét thay thế 2 điểm thi THPT tại huyện Vĩnh Bảo nếu dịch phức tạp Điểm thi tại Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học), Trường THPT Cộng Hiền (xã Cộng Hiền) sẽ được thay thế bằng 2 điểm thi khác nếu tình hình dịch bệnh phức tạp. Nếu tình dịch hình dịch bệnh phức tạp, 2 điểm thi tại Trường THPT Cộng Hiền và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ được thay thế (ảnh minh họa) Ngay...