Không được ép buộc học sinh học thêm
Ngày 30/12, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư điều lệ trường tiểu học. Theo đó quy định giáo viên không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Điều lệ trường tiểu học quy định, giáo viên không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.
Các giáo viên không được xuyên tạc nội dung giáo dục, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh hay ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Ngoài ra, các giáo viên cũng không được có các hành động như uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Video đang HOT
Trong điều lệ trường tiểu học cũng quy định diện tích mặt bằng xây dựng bình quân tối thiểu 10m2 cho một HS đối với khu vực nông thôn, miền núi; 6m2 cho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã. Đối với trường học 2 buổi trong ngày được tăng thêm diện tích để phục vụ các hoạt động giáo dục toàn diện.
Trong trường học, học được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp có không quá 35 học sinh. Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Số lượng học sinh và số lớp trình độ trong một lớp ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/2/2011.
24H.COM.VN (Theo VTC)
Hậu học kì I, nhiều teen 12 bắt đầu nản
Cầm trên tay tấm bảng điểm, không phải ai cũng hồ hởi, phấn khởi vì kết quả đúng như mình mong đợi.
Học kì I khép lại, kết quả học tập vất vả của cả kì được in rõ trên giấy báo điểm. Trong khi nhiều teen khấp khởi mừng vì công lao bấy lâu đèn sách được đáp lại một cách xứng đáng thì cũng có không ít người thất vọng vì thành tích quá kém.
Vậy là chỉ còn 1 học kì nữa là teen 12 phải đối mặt với kì thi tử thần: thi Đại học. Đặt chân được vào ngưỡng cửa đại học là niềm mơ ước của tất cả các sĩ tử 12 năm đèn sách, tuy nhiên không phải ai cũng có được may mắn đó. Kết quả học tập năm cuối cấp này có thể coi là bước đệm hướng tới thành công và cũng là để đánh giá sức học của bản thân. Tuy không phải là tất cả nhưng thành tích học tập sẽ giúp teen 12 định hướng trường cho phù hợp với sức mình.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Cầm trên tay tấm bảng điểm, không phải ai cũng hồ hởi, phấn khởi vì kết quả đúng như mình mong đợi. Bên cạnh những nụ cười, vẫn có những giọt nước mắt và những cái thở dài chán nản. Lý do thì có rất nhiều nhưng đa số là thất vọng vì kết quả không như ý muốn, cố gắng nhiều nhưng vẫn không tiến bộ, thậm chí là lo sợ khả năng vào đại học của mình...
Nhiều teen vì quá sốc, sợ hãi với bảng thành tích kém như vậy nên đã có những hành động quá khích như bỏ mặc tất cả, không cố gắng nữa, chạy trốn hiện thực hay xé nát bảng điểm. Tất cả những hành động đó chỉ chứng tỏ bạn đang trở nên yếu đuối hơn. Càng như vậy thì thành tích sẽ càng kém hơn.
Để vượt qua được cảm giác đó, teen 12 hãy tự F5 bản thân bằng một tuần nghỉ ngơi sau khi kết thúc học kì. Đừng tự tạo áp lực cho mình bằng cách học ngày học đêm bù lại, điều đó chỉ khiến bạn thêm căng thẳng. Hãy nghỉ ngơi và loại bỏ khỏi đầu những con số không đáng mong đợi đó. Điểm số không nói lên tất cả. Mọi thứ vẫn có thể thay đổi khi bạn cố gắng. Vì thế, sau tuần nghỉ ngơi hãy dành 1 tuần nữa để nhìn lại chính mình xem thiếu sót ở môn nào và lập kế hoạch học tập phù hợp hơn ở học kì 2.
Mai Anh (trường ĐĐ) nói: "Mình thấy rất buồn vì mình đã cố gắng rất nhiều mà kết quả không như mình mong đợi. Mình muốn vào đại học Kinh tế Quốc dân nhưng với điểm số như thế này thì chắc là không được rồi. Giờ thấy chán nản, chẳng muốn làm gì cả. Bố mẹ sẽ nói gì với bảng điểm này nhỉ...".
Áp lực bị bố mẹ mắng cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý teen 12. Đừng quá chú tâm đến điều đó, cũng đừng sợ hãi trước những lời hù dọa như "Trượt thì ở nhà lấy chồng"... mà hãy lấy đó làm động lực để bắt đầu lại. Vẫn còn nửa học kì nữa để các bạn cố gắng. Với tâm lý thoải mái cộng với phương pháp học hợp lý và sự quyết tâm cao thì không gì là không thể. Tự tin vào bản thân và cánh cửa đại học đang chào đón các bạn phía trước.
Theo PLXH
Học sinh nông thôn bị bỏ lại phía sau Các chuyên gia giáo dục Trung Quốc đang lên tiếng cảnh báo sự mất cân bằng trong nguồn tài liệu nghiên cứu học tập khiến các học sinh nông thôn rất khó khăn trong việc đạt được kết quả học tập cao và thi được vào những trường đại học mơ ước. Xu hướng này có thể thấy rõ tại hai trường đại...