Không được cắt xén chương trình để ôn thi quốc gia!
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không cắt xén chương trình ngay cả trong thời gian cho học sinh nghỉ học và nhất là khi các em quay trở lại trường.
Không được cắt xén chương trình học
Ngày 3/3, qua trao đổi với báo chí, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020 về cơ bản giữ ổn định như năm 2019.
Cũng theo ông Trinh, kì thi này không gây xáo trộn đối với việc dạy học của giáo viên và học sinh lớp 12.
Việc tổ chức thi gọn nhẹ, hạn chế tốn kém, căng thẳng cho xã hội, đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan.
Và kết quả thi đủ tin cậy để sử dụng cho việc xét tốt nghiệp trung học phổ thông và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở đào tạo sử dụng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Ông Mai Văn Trinh đặc biệt lưu ý, không cắt xén chương trình ngay cả trong thời gian cho học sinh nghỉ học và nhất là khi học sinh quay trở lại trường.
Trước đó, ngày 22/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký công văn điêu chinh khung kê hoach thơi gian năm hoc 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, thời gian kết thúc năm học trước ngày 30/6/2020; xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/7/2020.
Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8/2020; thi trung học phổ thông quốc gia từ ngày 23/7/2020 đến ngày 26/7/2020.
Căn cứ vào khung chương trình này, giáo viên phải dạy bù để đảm bảo dạy đủ số tiết, nhằm mục đích giúp học sinh thi hiệu quả và có chất lượng.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không cắt xén chương trình ngay cả trong thời gian cho học sinh nghỉ học. (Ảnh minh họa: baoangiang.com.vn)
Học sinh ôn bài thế nào cho hiệu quả?
Tính đến thời điểm cuối tháng 2, học sinh nghỉ phòng dịch Covid-19 đã trễ khoảng một tháng so với khung chương trình năm học.
Tuy nhiên, theo khung thời gian mà Bộ đã ban hành thì các trường vẫn kịp hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định và đủ cho học sinh lớp 12 ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm nay.
Học sinh vẫn có thời gian gần một tháng kể từ khi kết thúc năm học vào cuối tháng 6 để ôn tập giống như năm 2019.
Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo không công bố đề minh họa cho kì thi trung học phổ thông quốc gia. Vì vậy, học sinh cần bám sát đề minh họa và đề thi chính thức của kì thi trung học phổ thông quốc gia để ôn tập cho tốt.
Kì thi năm 2019, kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, chỉ có một phần nhỏ kiến thức của nội dung lớp 11. Các câu hỏi trong đề thi được sắp xếp và phân hóa theo ma trận nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
Một số thầy cô chuyên luyện thi lớp 12 ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, học sinh muốn đạt điểm cao trong kì thi trung học phổ thông quốc gia thì phải nắm thật chắc kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa.
Học sinh cần hệ thống hóa kiến thức theo chủ đề, chuyên đề và luyện tập đề theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
Đặc biệt, học sinh phải thường xuyên luyện tập làm bài trắc nghiệm, đọc các câu hỏi từ trên xuống, làm câu dễ trước, câu khó sau để quen dần với dạng đề thi.
Riêng môn Ngữ văn (thi tự luận) – phần nghị luận văn học, học sinh cần luyện tập song song cả 2 dạng đề, đó là so sánh hai chi tiết trong một đoạn văn (cho sẵn) của tác phẩm; cảm nhận về một đoạn văn cho sẵn của một tác phẩm, từ đó nhận xét về sự phát hiện độc đáo của tác giả về một nội dung được nói đến; cảm nhận về nội dung trong một đoạn thơ (cho sẵn) và nhận xét về bút pháp nghệ thuật của tác giả…
Học sinh lớp 12 cần tranh thủ thời gian ôn tập phạm vi kiến thức ở học kì 1 cho kĩ. Bên cạnh đó, học sinh đọc trước các bài mới ở sách giáo khoa, sau đó bổ trợ thêm kiến thức bằng cách xem bài giảng của thầy cô trên mạng Internet, truyền hình…
Việc học này giúp học sinh vừa khắc sâu kiến thức bài học vừa chủ động tiếp thu thêm một lượng kiến thức mới ở học kì 2.
Năm 2020, để xét tốt nghiệp, học sinh phải hoàn thành 3 bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và tự chọn một trong hai tổ hợp, Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).
Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông phải dự thi ba bài thi, gồm hai bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn) và một trong hai bài thi tổ hợp tự chọn.
Thí sinh đã thi cả hai bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
Điểm công nhận tốt nghiệp là điểm trung bình các bài thi chiếm 70% và điểm trung bình cả năm lớp 12 chiếm 30%.
Tài liệu tham khảo:
[1] //www.sggp.org.vn/khong-cong-bo-de-minh-hoa-thi-thpt-quoc-gia-2020-648961.html
[2] //nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/ong-mai-van-trinh-noi-gi-ve-viec-nghi-hoc-keo-dai-de-thi-va-on-thi-thpt-quoc-gia-20200303150430509.htm
[3] //news.zing.vn/hoc-sinh-nen-on-tap-thi-thpt-quoc-gia-tu-khi-nghi-chong-dich-covid-19-post1054529.html
[4] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/canh-bao-cau-truc-gia-mao-de-thi-trung-hoc-pho-thong-quoc-gia-post206671.gd
Cao Nguyên
Theo giaoduc.net
Chuẩn bị các phương án bảo đảm kỳ thi THPT
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ rơi vào tháng 7, là thời điểm tại nhiều địa phương trong cả nước có khả năng diễn ra hiện tượng thời tiết, thiên tai bất thường, như nắng nóng, mưa lũ, sạt lở đất... đòi hỏi cần có những phương án chuẩn bị ứng phó tốt trong các khâu tổ chức Kỳ thi.
Nhiều trường đại học đã cho sinh viên quay trở lại
Thay vì diễn ra vào tháng 6 như mọi năm, Kỳ thi THPT năm 2020 sẽ diễn ra vào thời điểm cuối tháng 7, theo khung kế hoạch thời gian năm học đã được Bộ GD-ĐT điều chỉnh. Trước câu hỏi liên quan đến việc học sinh cả nước phải tạm nghỉ học trong thời gian dài để phòng tránh dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học, lùi thời điểm tổ chức thi THPT quốc gia 2020 sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch tổ chức cũng như các khâu chuẩn bị cho Kỳ thi.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh cho biết: Dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra là hiện tượng bất thường, tác động đến các mặt của kinh tế - xã hội, trong đó có GD-ĐT. Với việc đặt sức khoẻ, sự an toàn của học sinh, giáo viên lên hàng đầu; thời gian qua quán triệt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương cho học sinh các cấp nghỉ học để phòng chống vius Covid-19.
Căn cứ diễn biến của dịch bệnh, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020; theo đó, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc vào ngày 30-6; Kỳ thi THPT quốc gia năm học 2019-2020 sẽ tổ chức vào các ngày từ 23 đến 26-7.
"Đây là các mốc thời gian đủ để các trường hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định và đủ cho học sinh cuối cấp ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay" - Theo Cục trưởng Mai Văn Trinh, học sinh vẫn có thời gian hơn ba tuần kể từ khi kết thúc năm học để ôn tập giống như các năm trước.
Công tác chuẩn bị tổ chức cho Kỳ thi vẫn được Bộ GD-ĐT chủ động cùng các địa phương, các cơ sở giáo dục, đào tạo tiến hành như các năm trước. Các địa phương, nhà trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch năm học để vừa hoàn thành đúng kế hoạch năm học, vừa có đủ thời gian, nguồn lực để tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia 2020.
Đáng chú ý, thời điểm kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ vào cuối tháng 7, là tháng cao điểm nắng nóng của khí hậu nước ta, đồng thời là mùa mưa lũ ở miền bắc, các tỉnh miền núi phía bắc thường có hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lũ, sạt lở đất...Điều này gây ra sự lo ngại về các điều kiện bảo đảm cho kỳ thi, lo ngại đến sự an toàn của thí sinh, cán bộ làm công tác thi.
Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết: "Trước đây, chúng ta đã tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 6. Lùi xa hơn một chút thì từ 2014 về trước ta tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng vào hai tuần đầu tháng 7, là khoảng thời gian thường có hiện tượng thời tiết, thiên tai bất thường".
"Từ kinh nghiệm thực tế trước đây, để chủ động ứng phó với hiện tượng thời tiết bất thường có thể xảy ra trong các ngày thi, đề nghị các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết để có phương án phối hợp các lực lượng địa phương nhất là công an, quân đội, ngành giao thông...trong việc ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan. Các địa phương phải có phương án dự phòng trong trường hợp phải thay đổi địa điểm tổ chức thi; đồng thời, có phương án để học sinh đến trường thi và nơi cư trú an toàn trong thời gian thi; kiên quyết không để bất kỳ học sinh nào vì khó khăn mà không thể dự thi" - Cục trưởng Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
HOA LÊ
Theo Nhân dân
Không để học sinh quá tải vì học bù Theo kế hoạch điều chỉnh khung năm học đã được Bộ GDĐT công bố, từ đầu tháng 3 tới học sinh Hà Nội và nhiều tỉnh thành sẽ trở lại trường học. Ảnh minh họa Trước nhiều ý kiến lo ngại về việc học bù sẽ diễn ra như thế nào, Bộ GDĐT đã có những lưu ý cụ thể để các địa...