Không đứng lớp vẫn được bằng khen… dạy giỏi toàn quốc
Hai ngày qua, các giáo viên tỉnh Bình Phước râm ran chuyện ông Nguyễn Ngọc Tỉnh, Phó trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính (Sở GD – ĐT) không đứng lớp, không nằm trong danh sách đội tuyển thi giáo viên dạy giỏi nhưng vẫn được tặng bằng khen… giáo viên dạy giỏi!
Lễ kỷ niệm 31 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 đến 20/11/2013) và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu ngành giáo dục tỉnh Bình Phước lần thứ I (giai đoạn 2008-2013) được tổ chức vào sáng 15/11, tại hội trường UBND tỉnh Bình Phước. Sau phần ôn lại truyền thống của nghề giáo, 98 cá nhân đại điện cho các cấp học và các đơn vị, trường học trên tỉnh Bình Phước được vinh danh tại buổi lễ này.
Danh sách 6 giáo viên thuộc 6 trường THPT và trường PT cấp 2-3 của tỉnh Bình Phước.
Video đang HOT
Trong hàng trăm cá nhân và tập thể được trao tặng các danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, bằng khen đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi”…, đáng chú ý là trường hợp ông Nguyễn Ngọc Tỉnh, Phó trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính Sở GD – ĐT tỉnh Bình Phước. Nhiều giáo viên và cán bộ đang công tác tại Sở GD – ĐT tỉnh Bình Phước cho biết ông Tỉnh trước đây học kế toán rồi xin vào làm việc tại một trường cấp 3, sau đó được điều chuyển về Sở GD-ĐT làm cán bộ quản lý.
Ông Tỉnh được tặng bằng khen vì thành tích “Giáo viên dạy giỏi môn GDQP-AN cấp THPT toàn quốc lần I – năm 2013″, nhưng nhiều giáo viên lẫn cán bộ ngành giáo dục khẳng định ông Tỉnh không ngày nào đứng lớp dạy môn này!
Ông Tỉnh không đứng lớp dạy môn giáo dục QP-AN và cũng không nằm trong danh sách đội tuyển (gồm 6 giáo viên dạy giỏi môn GDQP – AN cấp THPT của tỉnh năm 2013, thuộc 6 trường THPT và trường PT cấp 2-3 trên địa bàn tỉnh – PV) tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi giáo dục quốc phòng – an ninh cấp THPT toàn quốc năm 2013, tại thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội vào tháng 7. Thế nhưng, không hiểu vì sao, ông Tỉnh vẫn được Sở GD – ĐT ký tờ trình để Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước ban hành quyết định tặng bằng khen với thành tích đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục quốc phòng – an ninh cấp Trung học phổ thông toàn quốc lần I – năm 2013.
Ông Tỉnh (thứ 3 từ trái sang) nhận bằng khen tại lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức sáng 15-11 tại UBND tỉnh Bình Phước.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước cho biết: “Theo lý giải của Giám đốc Sở GD-ĐT, ông Tỉnh là trưởng đoàn đưa 6 giáo viên đi thi chứ không trực tiếp thi. Việc UBND tỉnh có ghi tặng bằng khen cho ông Tỉnh về thành tích đạt danh hiệu “giáo viên dạy giỏi toàn quốc” hay không sẽ yêu cầu kiểm tra lại trường hợp này. Có thể, ông Tỉnh được tặng bằng khen thành tích khác nhưng trong quyết định của UBND tỉnh lại gộp chung với danh sách 6 giáo viên dạy giỏi”.
Theo VNE
Nhiều trường THPT trước nguy cơ giải thể
Bên cạnh các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, các trường THPT ngoài công lập tại Hà Nội trong những năm gần đây cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh do không đủ sức cạnh tranh với các trường công lập. Không tuyển đủ chỉ tiêu, nhiều trường đã buộc phải tạm ngừng hoạt động.
Sau 20 năm hoạt động, các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều tồn tại: Chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo những công tác liên quan trực tiếp của nhà trường như tuyển sinh, thi tốt nghiệp, chuyên môn. Đội ngũ cán bộ quản lí ở một số trường còn thiếu, quá thời hạn. Đội ngũ giáo viên cơ hữu vào năm học không đảm bảo, trong đó, nhiều giáo viên đã cao tuổi không đáp ứng được công việc giảng dạy hiện nay.
Tại hội nghị Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập do Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức, lãnh đạo nhiều trường đã bày tỏ sự lo lắng về công tác tuyển sinh do khó cạnh tranh với các trường công lập. Hiện nay, toàn thành phố có 102 trường ngoài, chỉ tuyển được trên 10.000 học sinh, mỗi trường chỉ tuyển được gần 120 em. Ở vùng ngoại thành, học phí trường ngoài công lập cao gấp khoảng 20 lần trường công lập nên rất khó thu hút học sinh.
Theo lãnh đạo một số trường, do không tuyển sinh đủ học sinh nên dẫn đến tình trạng không đủ kinh phí hoạt động, trả lương giáo viên, khó thu hút được giáo viên dạy giỏi. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện thành phố có 102 trường THPT ngoài công lập, trong đó có 92 trường đang hoạt động, 8 trường tạm dừng hoạt động và 2 trường chưa hoạt động. Sở GD&ĐT Hà Nội đang thực hiện rà soát điều kiện tuyển sinh năm 2013 đối với các trường THPT ngoài công lập.
Nhiều trường THPT ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu (Ảnh minh họa)
Trường ngoài công lập rất quan trọng bởi Hà Nội mới chỉ có thể đáp ứng chỗ học cho khoảng 70% học sinh THPT vào các trường công lập trong bối cảnh đa phần nguyện vọng của học sinh là được tiếp tục học THPT thay vì học nghề. Tuy nhiên, hiện nay các trường này lại chỉ thu hút được 16,4% số học sinh THPT do cơ sở vật chất của các trường quá thiếu thốn. Hiện mới có khoảng 20% số trường THPT ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội có cơ ngơi ổn định và xây dựng kiên cố. Số còn lại phải đi thuê, mượn địa điểm.
Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Trong giai đoạn hiện nay, các trường cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học. Trường nào mà đầu tư thỏa đáng, có hướng đi phù hợp sẽ phát triển tốt. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng đầu ra, có như thế mới giải được bài toán tuyển sinh.
Lãnh đạo một số trường đã có kiến nghị Sở GD&ĐT Hà Nội những giải pháp cứu các trường như: giảm số học sinh, số lớp học trong trường công lập, tạo nguồn tuyển cho các trường ngoài công lập... Tuy nhiên, theo Sở GD&ĐT Hà Nội, khó khăn của các trường chủ yếu bắt nguồn từ chính cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa đảm bảo.
Theo Lan Anh (Giáo dục & Thời đại)
Cô giáo 82 tuổi: 'Không cần giấu nước mắt khi nghe giảng' Theo cô Đàm Lê Đức, những giọt nước mắt rơi khi nghe cô giảng bài là những giọt nước mắt nhận thức và thấu hiểu nên nó vô cùng quý giá. Dù đã 82 tuổi, cô Đàm Lê Đức vẫn bận rộn với công tác giảng dạy của mình. Đặc biệt hơn hết, đó là những bài học về đạo đức khiến nhiều...