Không đua thành tích, điểm số để học sinh nên người
Quan niệm lấy điểm số để đánh giá người học, để khoe thành tích, lấy hạng nhất, nhì, để phân biệt học sinh này với học sinh khác không còn phù hợp.
Dạy chữ, dạy tri thức vẫn rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, nó là nền tảng, tiền đề để khẳng định trí tuệ vô hạn của con người và khẳng định nền giáo dục của ta với các nước trên thế giới.
Học trò Hà Nội
Nhưng nếu người học chỉ thiên về kiến thức mà thiếu đạo đức, nhân cách… dễ dẫn đến việc lợi dụng tri thức để làm điều xấu, có hại cho đất nước, phản bội đất nước, vi phạm pháp luật, đạo đức, bạo lực học đường…
Không thể khoán trắng việc dạy làm người cho giáo viên môn Giáo dục công dân hay Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp… Đó phải là trách nhiệm chung của tất cả bộ môn, nhà trường, xã hội.
Không còn giả dối, dạy thật, thi thật
Một nguyên nhân cản trở quá trình dạy thật, dạy làm người tốt đó chính là việc nhà trường, giáo viên chưa trung thực trong đánh giá người học.
Những việc giao chỉ tiêu chất lượng bộ môn, học sinh giỏi cao ngất ngưởng gần 100%… đã biến giáo viên thành người “gian dối” bất đắc dĩ dù lòng không mong muốn.
Nhà trường, giáo viên đã không trung thực thì làm sao có thể giáo dục học sinh trung thực, giáo dục học sinh hướng đến “chân, thiện, mỹ”?
Giải quyết gốc rễ của việc bắt đầu dạy thật, học thật và dạy học sinh “nên người” chính là giáo viên phải là người nghiêm túc, trung thực, dạy hết mình, yêu thương học sinh.
Không có giải pháp giáo dục bằng lời nói, giải pháp nào bằng giáo dục bằng chính hành động, nhân cách của người thầy, thầy phải thật.
Tất nhiên, việc đánh giá học sinh 0 điểm, 1 điểm, cho học sinh ở lại hàng loạt để làm trong sạch nền giáo dục, khiến học sinh “sợ hãi” điểm số để ráng học… là không còn phù hợp, nó trái với mục tiêu phổ cập, trái với nguyên tắc quyền được học là quyền cao cả của con người, nó cũng chính là một phần nguyên nhân gây o ép dạy thêm học thêm tràn lan gây bức xúc cho xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã từng dạy: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
Video đang HOT
Giáo dục muốn hướng đến dạy học sinh nên người, có đạo đức lẫn tri thức phải hướng đến việc tạo mọi điều kiện cho học sinh được đi học, được đến trường và quan trọng là phải tạo động lực cho học sinh trong việc cố gắng học tập, cố gắng làm người tốt, có ích.
Do đó, tôi cho rằng, giải pháp tốt, khả thi là Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu cách làm của một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Na Uy, Phần Lan, Úc, trong đó có việc giáo dục không thành tích, điểm số. Điều này hướng đến cởi trói áp lực cho cả người dạy, người học, giúp giáo viên tập trung vào việc nâng cao chất lượng của người học và tạo điều kiện cho mọi học sinh được đến lớp.
Không thành tích, điểm số… hướng giáo dục đến không còn giả dối, hướng đến dạy thật, thi thật và giúp nhà trường, giáo viên chú tâm hơn vào việc dạy học sinh nên người tốt, có ích cho xã hội.
Quan niệm lấy điểm số để đánh giá người học, để khoe thành tích, để lấy hạng nhất, nhì, để phân biệt học sinh này với học sinh khác không còn phù hợp.
Học sinh muốn vào các trường đại học danh tiếng như Y dược, Sư phạm, Bách khoa… sẽ tự trao dồi, cố gắng.
Các em có năng khiếu sẽ thi vào các trường Kiến trúc, Mĩ thuật, Văn nghệ, Thể dục thể thao… theo đúng sở trưởng, đam mê, sở thích.
Việc tạo động lực cho học sinh tự học, tự cố gắng sẽ có giá trị hơn gấp nhiều lần việc dạy học theo điểm số, o ép các em học tập, khiến các em ngao ngán, chán nản.
Đã đến lúc Bộ GD-ĐT nên có những buổi hội thảo với các chuyên gia, nhà giáo cả nước, xem xét việc đánh giá chạy theo điểm số, thành tích hiện nay và sớm có giải pháp phù hợp để tiến đến dạy thật, học thật, dạy học sinh nên người theo đúng tinh thần chương trình mới hướng đến giáo dục năng lực, phẩm chất người học.
Thanh An (giáo viên THCS)
Những năm vừa qua, đặc biệt là thời gian gần đây, những biểu hiện lệch lạc về hành vi, đạo đức trong học sinh, giáo viên và cả phụ huynh thể hiện ngày càng nhiều. Xã hội đã dần nhận ra kết quả học tập hay điểm các cuộc thi cao ngất ngưởng dù đem lại sự tự hào và được coi trọng trong nhà trường nhưng thực ra không có giá trị bền vững, không đem lại cho học sinh những phẩm chất, kỹ năng cần thiết trong “trường đời” sau này. Trong khi đó, đạo đức, tình yêu thương, sự trung thực, khả năng sáng tạo, phản biện và nhiều kỹ năng mềm khác lại thực sự thiếu vắng trong môi trường học đường hiện nay.
Ban Giáo dục Báo VietNamNet xin được mở diễn đàn “Dạy ‘làm người’ trong trường học”, mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả, nhằm giúp cho trẻ khi đến trường không chỉ thu nhận được kiến thức mà còn học được cách sống tự lập, đối nhân xử thế, cách làm việc chung… trong đời sống trưởng thành sau này.
Ý kiến đóng góp xin gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn . Xin chân thành cảm ơn!
Khủng hoảng điểm số khi nhiều đại học bỏ ACT và SAT
Thành tích học tập của học sinh tại Mỹ sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi nhiều trường đại học không còn dùng ACT và SAT làm chuẩn đầu vào.
Thành tích của học sinh Mỹ sụt giảm trong 5 năm gần đây. Ảnh: NBC News.
Cuộc khủng hoảng giáo dục công lập tại Mỹ đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Việc quyết định từ bỏ điểm SAT và ACT của nhiều trường đại học cũng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vì yêu cầu các trường trung học ra tay xử lý vấn đề, các trường đại học lại làm ngơ.
Kịch bản ảm đạm nhất đang xảy ra với học sinh Mỹ, khi điểm thi ACT đang ở mức thấp nhất trong 30 năm. Điểm môn Toán và môn Đọc của học sinh lớp 4 và lớp 8 tại nước này cũng ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng.
Những điều này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, kêu gọi các trường phải can thiệp vào hệ thống giáo dục trung học, đồng thời kêu gọi các trường đại học khôi phục các tiêu chuẩn đầu vào như ACT và SAT.
Thành tích giảm từ năm 2018
Học online trong đại dịch là một "thảm họa" đối với học sinh ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tình trạng kết quả học tập giảm sút đã xảy ra từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
Cụ thể, kể từ năm 2018, điểm ACT trung bình tại Mỹ giảm dần theo từng năm. Tỷ lệ học sinh không đủ điều kiện để vào đại học (do điểm Tiếng Anh, Toán, Đọc, Khoa học quá thấp) đã tăng 7%.
Ngoại trừ học sinh châu Á, học sinh ở các chủng tộc khác đều có thành tích kém hơn so với học sinh năm 2018 trở về trước.
Các học sinh tốt nghiệp trung học năm 2022 có điểm ACT trung bình là 19,8/36. Đây là lần đầu tiên điểm trung bình của ACT rớt xuống dưới 20 điểm từ năm 1991.
Theo thống kê, khoảng 22% học sinh đạt đủ điểm ở thi 4 môn Tiếng Anh, Toán, Đọc, Khoa học. Tỷ lệ thí sinh có điểm thi các môn không bằng điểm chuẩn đã tăng từ 38% vào năm 2021 lên 42% vào năm 2022.
Học sinh cần được tham gia các kỳ thi để được thử thách, cọ xát nhiều hơn. Ảnh: New York Times.
Học sinh tiểu học và THCS cũng gặp tình trạng tương tự. Từ trước đại dịch, kết quả học tập của các em đã bắt đầu giảm. Đến năm 2022, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Năm nay, kết quả National Assessment of Educational Progress (NAEP - Đánh giá Tiến bộ Giáo dục Quốc gia - PV) cho thấy kết quả môn Toán của học sinh lớp 4 và lớp 8 thấp kỷ lục.
Chỉ khoảng 1/4 học sinh lớp 8 đạt điểm ở mức độ thông thạo môn toán. 3 năm trước, con số này là 1/3.
Theo ông Michael R. Bloomberg, nhà sáng lập Bloomberg, các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống trường công của Mỹ hiện không giúp học sinh trang bị kiến thức và kỹ năng để vào đại học và tìm kiếm việc làm.
Tình trạng này đang tệ dần theo thời gian nhưng các trường đại học lại làm ngơ, giả vờ không nhận thấy.
Kể từ năm 2020, số trường đại học ngừng sử dụng điểm ACT hoặc SAT làm chuẩn đầu vào đã tăng gần gấp đôi, tức là hơn 1.800 trường. Nhiều trường trong số này là những đại học danh tiếng tốp đầu như Đại học Harvard, Đại học Cornell, Đại học Yale...
Kết quả, học sinh không còn bận tâm đến việc tham gia các kỳ thi. Từ năm 2018 đến nay, số học sinh lớp 12 tham gia ACT đã giảm gần 30%, dù tổng số thí sinh nộp hồ sơ vào đại học tăng lên.
ACT và SAT cần được hồi sinh
Những người theo chủ nghĩa "bài trừ thi cử" từ lâu đã khẳng định rằng việc dừng sử dụng điểm thi SAT và ACT trong các kỳ tuyển sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những thí sinh có thu nhập thấp, những thí sinh ít được tiếp cận với các khóa học, luyện thi hoặc dạy kèm đắt tiền.
Tuy nhiên, ít bằng chứng cho thấy việc loại bỏ SAT và ACT có thể làm tăng sự đa dạng kinh tế trong môi trường đại học.
Thực tế, việc loại bỏ các loại điểm chuẩn đầu vào lại có nguy cơ mở rộng khoảng cách giữa thí sinh giàu và thí sinh nghèo. Không cần điểm SAT hay ACT, thí sinh có điều kiện vẫn có cơ hội trúng tuyển bằng cách nâng cao những chuẩn đầu vào khác như tham gia hoạt động ngoại khóa, tình nguyện... Trong khi đó, thí sinh khó khăn sẽ ít có cơ hội tham gia loại hoạt động này để làm sơ đại học.
Hơn nữa, từ bỏ các kỳ thi chuẩn đầu vào đồng nghĩa với việc các trường đại học đang giảm bớt động lực và áp lực cho các trường trung học. Chính điều này khiến thành tích học tập của trẻ giảm mạnh.
Việc hồi sinh chuẩn đầu vào bằng ACT hoặc SAT sẽ giúp việc tuyển sinh công bằng hơn, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm cho các trường trung học.
Ông Michael R. Bloomberg cho rằng loại bỏ các tiêu chuẩn SAT hay ACT không thể giúp thành tích học tập của trẻ tốt hơn. Thay vào đó, các trường phải để cho trẻ tham gia các kỳ thi để được cọ xát nhiều hơn. Đồng thời, nhà trường cũng phải chịu trách nhiệm về kết quả thi của trẻ.
Nhà sáng lập Bloomberg đề xuất các trường đại học cần tăng cường tuyển những thí sinh thu nhập thấp nhưng điểm thi cao. Ông nhận thấy nhiều em không thể nộp đơn vào trường đại học dù đủ điều kiện trúng tuyển do điều kiện kinh tế của các em không cho phép.
Trong nền kinh tế cạnh tranh và đòi hỏi nhiều kỹ năng như hiện nay, việc bỏ qua các tiêu chuẩn đầu vào đại học đang đồng nghĩa với việc học sinh bị hạn chế cơ hội nghề nghiệp. Việc này cũng khiến nhiều người phải phụ thuộc vào chính phủ để kiếm sống, nghiêm trọng hơn là bị lôi kéo vào các hoạt động tội phạm.
"Học sinh Mỹ cần những can thiệp táo bạo, chuyên sâu và bền vững nhằm đảm bảo các em được học đủ những kỹ năng cần thiết để thành công - không riêng trong các kỳ thi mà cả trong cuộc sống", ông Michael R. Bloomberg nhấn mạnh.
Không có học sinh cá biệt, chỉ có học sinh chưa ngoan Mỗi học sinh đều có những câu chuyện riêng, nếu các em có xu hướng nổi loạn, hẳn xuất phát từ nhiều lý do. Đã có hàng chục năm đứng trên bục giảng, tôi cho rằng những hành vi vi phạm về mặt đạo đức, nhân cách, lối sống của học sinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: tâm sinh lý...