Không đủ điểm đỗ đại học có được công nhận tốt nghiệp?
Đó là một trong số nhiều câu hỏi bạn đọc gửi về tòa soạn nhờ tư vấn về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017.
- Bạn Bùi khánh hỏi: Nếu đăng ký nguyện vọng 1 ở ngành A của trường 1 mà không đậu, thì nguyện vọng 2 của em ở ngành A của trường 2 có bị xếp sau nguyện vọng 1 của trường 2 không?
- Trả lời:
Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ (các trường CĐ sư phạm) năm 2017, thí sinh đăng đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 cao nhất).
Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký (trừ trường hợp các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn).
Nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều trường/ngành, việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách nguyện vọng đã đăng ký.
Như vậy, theo quy chế, nếu đăng ký nguyện vọng 1 ở ngành A của trường 1 không đậu, nguyện vọng 2 của bạn ở ngành A của trường 2 được xếp bình đẳng với các nguyện vọng 1 của trường 2.
Thí sinh xem lại bài sau giờ thi đại học. Ảnh: Anh Tuấn.
- Bạn Minh hỏi: Dự thi THPT quốc gia 2017 không đủ điểm xét vào trường đăng ký dự tuyển thì có được công nhận tốt nghiệp?
- Trả lời: Nếu kết quả thi của em đủ điều kiện để xét tốt nghiệp thì vẫn được công nhận tốt nghiệp.
- Bạn Linh hỏi: Em đoạt giải ba môn Ngữ văn quốc gia có chắc chắn được tuyển thẳng vào khoa Tiếng Anh thương mại của ĐH Ngoại thương không?
Video đang HOT
- Trả lời:
ĐH Ngoại thương chưa công bố điều kiện tuyển thẳng năm 2017. Tuy nhiên, theo quy định của trường tại mùa tuyển sinh 2016, bạn không đủ điều kiện để tuyển thẳng vào bất cứ ngành nào, mà chỉ thuộc diện được cộng điểm ưu tiên khuyến khích.
Bạn có thể tham khảo danh sách 68 thí sinh được tuyển thẳng và 22 thí sinh được xét tuyển thẳng vào hệ đại học chính quy năm 2016 của trường.
- Bạn Huỳnh Phát hỏi: Có phải tất cả môn thi THPT quốc gia 2017 đều là trắc nghiệm, chỉ Ngữ văn là tự luận?
- Trả lời:
Theo quy chế thi THPT quốc gia 2017 và xét tốt nghiệp THPT 2017, tất cả môn thi đều theo hình thức trắc nghiệm, riêng môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Bạn có thể xem thêm thông tin về đề thi tại đây.
- Bạn Huỳnh Tiến hỏi: Em là thí sinh tự do ở tỉnh Bến Tre thì phải thi ở đâu?
- Trả lời:
Theo quy chế thi THPT quốc gia 2017, bạn là thí sinh tự do nên có thể thi bất cứ tại đâu thấy thuận tiện nhất.
- Bạn Trịnh Trung hỏi: Em là thí sinh tự do, muốn thi vào ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì mua và nộp hồ sơ ở đâu? Em quê Thái Bình, hiện sống ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), có thể thi ở Hà Nội không?
- Trả lời:
Theo quy chế năm nay, em có thể đăng ký dự thi tại Hà Nội. Vì em thuộc đối tượng thí sinh tự do nên có thể mua hồ sơ, đăng ký dự thi tại các điểm thu hồ sơ của thí sinh tự do do Sở GD&ĐT Hà Nội quy định.
Sau khi em đăng ký dự thi, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ phát giấy dự thi. Địa điểm thi ở đâu do sở GD&ĐT Hà Nội quyết định và thông báo trong giấy dự thi cho em!
Theo Zing
Bộ trưởng GD&ĐT: Các trường sẽ tự quyết tuyển sinh
Trước đề xuất của chuyên gia về việc Bộ GD&ĐT không quá sa đà vào công việc thi cử, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định thời gian tới, công tác tuyển sinh do các trường tự quyết.
Tại hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục đại học (ĐH) vừa được tổ chức, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn khẳng định sắp tới, bộ sẽ không mất nhiều thời gian về tuyển sinh như những năm qua. Thay vào đó, Bộ GD&ĐT sẽ dành thời gian và sức lực cho công tác nâng cao chất lượng.
Nâng cao chất lượng giáo dục ĐH
Xét về tổng thể, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu đồng đều giữa các cơ sở giáo dục ĐH. Đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất nhiều trường còn yếu; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ mới đạt ở mức thấp (chưa đến 19%); suất đầu tư cho mỗi sinh viên/năm còn quá thấp so với các nước trong khu vực và thế giới; năng lực quản trị đại học của các trường còn nhiều hạn chế...
Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến chất lượng đào tạo của các trường đại học nước ta chậm được cải thiện.
Trước thực trạng đó, bộ cần phải có những giải pháp đồng bộ, thực tế và hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW của Trung ương.
Bắt đầu từ 2017, các cơ sở giáo dục ĐH phải công khai tỷ lệ có việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp. Ảnh: Tiền Phong.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng khẳng định thời gian tới, công tác tuyển sinh do các trường ĐH tự quyết.
"Bộ sẽ tập trung quy hoạch mạng lưới, xây dựng đường lối chính sách giáo dục, hỗ trợ, động viên và đứng ra bảo vệ các trường và sẽ xử lý nghiêm nếu ai đi chệch đường. Bộ sẽ không mất quá nhiều thời gian cho thi, kỳ thi này chưa qua kỳ thi khác đã đến, rồi có điểm sàn hay không điểm sàn", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.
ĐH được chủ động tự chủ
Để khẳng định quyết tâm "xóa" hình ảnh "Bộ thi", thời gian tới, theo Bộ trưởng, Phùng Xuân Nhạ, Bộ GD&ĐT đưa ra các giải pháp phù hợp tình hình thực tế. Trong đó, bộ trưởng khẳng định sẽ đẩy mạnh quản trị ĐH theo hướng tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin của các cơ sở giáo dục ĐH.
Các cơ sở giáo dục ĐH được chủ động thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và học thuật để nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải trình các hoạt động thực hiện quyền tự chủ.
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định tới đây, các trường ĐH tự chủ trong việc tuyển sinh. Ảnh: Tiền Phong.
Bắt đầu từ năm 2017, các cơ sở giáo dục ĐH phải công khai trên trang thông tin điện tử của trường đầy đủ thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng và chất lượng thực tế như: Đội ngũ giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất, chỉ tiêu tuyển sinh, kết quả tuyển sinh, điểm trúng tuyển của các ngành đào tạo, tỷ lệ việc làm sinh viên tốt nghiệp của tối thiểu hai năm trước liền kề (nếu có) và phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo.
Các cơ sở đào tạo chưa thực hiện yêu cầu trên sẽ tạm thời chưa được thông báo tuyển sinh cho đến khi công khai thông tin đầy đủ theo quy định.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát hệ thống chính sách, pháp luật liên quan giáo dục ĐH, sửa đổi bổ sung quy định không phù hợp thực tế, tạo cơ chế để thực hiện hiệu quả những giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH.
Bộ giao các vụ, cục chức năng phối hợp cơ sở giáo dục ĐH để rà soát, đề xuất sửa đổi Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học.
Bộ trưởng Nhạ cho biết trong năm 2017, các cơ sở giáo dục ĐH tiếp tục đăng ký kiểm định theo bộ tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục trường ĐH hiện hành. Từ tháng 1/2018, các cơ sở giáo dục ĐH sẽ đăng ký kiểm định theo bộ tiêu chí mới, tiệm cận chuẩn đánh giá trường ĐH của tổ chức AUN-QA.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Sẽ xử nghiêm cô giáo đánh hàng loạt học sinh Chỉ vì con bị bệnh, mất tiền và học sinh không đam mê môn học, cô Lê Thị Thu Thảo đã ra tay đánh hàng loạt học trò. Ngày 19/2, ông Trần Văn Đốc, Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết phòng GD&ĐT huyện này đang phối hợp Ban giám hiệu trường Tiểu học Võ Văn Mùi tiến hành...