Không đồng ý thì chuyển trường: Trẻ con biết học ở đâu?
Chị Đào Hương Giang cho rằng điều phụ huynh mong muốn là sự thống nhất và thấu hiểu giữa thầy cô và cha mẹ, chứ không phải cứ đẩy các con đi cho xong chuyện.
Hai ngày trước, mạng xã hội truyền tay nhau bài chia sẻ mang tên “Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh – chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt” của một phụ huynh có con từng theo học ngôi trường tư nổi tiếng tại Hà Nội.
Theo lời kể của người mẹ, khi mang những bức xúc vì chứng kiến con gái gặp áp lực tại trường chia sẻ với cô hiệu phó, chị nhận được câu trả lời: “Nếu tiếp tục học ở môi trường này, phụ huynh coi như ngậm đắng nuốt cay, chúng tôi không bắt buộc con chị phải học ở đây. Chị hoàn toàn có thể chuyển cho con sang môi trường khác”.
Cách đây vài ngày, báo chí dẫn lời ông Triệu Văn Thịnh – Hiệu trưởng trường THPT thực hành Cao Nguyên (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk): “Phụ huynh nào không đồng ý thì khỏi học” và “thấy không phù hợp cứ chuyển trường, không sao hết” đơn giản vì “chúng tôi có yêu cầu học đây đâu”.
Ông Thịnh nói với phụ huynh như vậy khi nhận được thắc mắc về khoản đóng góp đầu năm quá cao.
Điệp khúc “Chúng tôi không quan tâm”, “Không đồng thuận có thể chuyển trường” không phải xuất hiện lần đầu ở một trường nhất định. Nhiều lời nói của “người lái đò thầm lặng” đã gây bức xúc cho dư luận và làm tổn thương nhiều bậc cha mẹ học sinh.
Phải chuyển trường cho con vào giữa năm học là việc cực chẳng đã với hàng loạt thủ tục giấy tờ, cũng như phải bắt tay lại từ đầu tìm kiếm môi trường phù hợp sức học, tính cách của con, tiềm lực kinh tế của bố mẹ, địa điểm sống của gia đình.
Không những ảnh hưởng tâm lý và việc học của trẻ, chính người lớn cũng gặp khó khăn khi phải chạy theo sự thay đổi giờ giấc và thói quen đi học của con em mình.
Chị Đào Hương Giang (Phương Mai, Hà Nội) có con gái đang học lớp 4 một trường ngoài công lập khẳng định việc chuyển trường cho con không đơn giản. Nó là phương án bất đắc dĩ. Việc những người làm giáo dục có phát ngôn chưa hay như vậy là không tôn trọng phụ huynh và học trò.
“Cái chúng tôi muốn là sự thống nhất và thấu hiểu giữa thầy cô và cha mẹ, chứ không phải cứ đẩy các con đi là xong chuyện. Nếu trường nào cũng đuổi học trò, con chúng tôi sẽ học ở đâu?”, người mẹ thằng thắn đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Đoạn chia sẻ của phụ huynh một em học sinh trường Lương Thế Vinh khiến nhiều người xôn xao. Ảnh chụp màn hình.
Cô Lê Mỹ Thương (giáo viên THCS Lê Văn Tám, Quảng Ninh) cho biết việc đẩy những học sinh ra khỏi trường khi giữa người lớn không có sự đồng cảm là tàn nhẫn.
Cô giáo có 20 năm công tác trong ngành nêu vấn đề: Liệu khi đã chuyển trường, những đứa trẻ này có hay không cảm xúc tiêu cực, ác cảm với việc học, thậm chí với cha mẹ, thầy cô, những người đã buộc chúng phải đột ngột chuyển tới một môi trường xa lạ, không còn bạn bè mà chúng đã quen.
Thầy Nguyễn Văn Dũng (Hiệu phó THPT Trương Định, Hà Nội) cho rằng việc sẵn sàng mời học trò và phụ huynh “bước ra khỏi cổng trường” khi nhận được ý kiến phản hồi là hành động thách thức.
“Về bản chất, đây là sự bất lực trong giáo dục. Dù là công lập hay tư thục, việc sẵn sàng ‘đuổi khéo’ học trò như vậy đã gây tổn thương con trẻ. Trường là nơi dạy học, chứ không phải thương trường với những bản hợp đồng kinh tế lạnh lẽo, chiêu trò để có thể lạnh lùng ‘tôi không thích anh thì tôi đuổi’”, thầy Dũng khẳng định.
Theo Zing
Tường trình của cô giáo bị tố 'giáo dục không có tình người'
Giáo viên chủ nhiệm bị tố "chỉ có kỷ luật và nước mắt" cho biết sau 20 năm công tác trong ngành giáo dục, cô rất sốc trước tâm thư tố cáo của phụ huynh.
Ngày 25/9, Facebook Giáng Hương chia sẻ bài viết "Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh - chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt" nhận được ý kiến trái chiều từ dư luận.
Phụ huynh này tố cô giáo chủ nhiệm trường THPT dân lập Lương Thế Vinh giáo dục "không có tình người"
Yêu cầu giải quyết sự việc để thanh thản
Theo bản tường trình, giáo viên chủ nhiệm là cô Nguyễn Thị Thu, dạy môn Ngữ văn, đồng thời chủ nhiệm lớp 11A1.1 và 12A1 trường THPT Lương Thế Vinh. Cô Thu dạy ở trường Lương Thế Vinh từ năm 2010, đảm nhiệm công việc từ lớp 10 đến lớp 12.
Đơn trình bày sự việc của cô giáo chủ nhiệm. Ảnh: Quyên Quyên.
Trong đơn trình bày sự việc ngày 3/7, cô Thu cho biết nữ giáo viên được hiệu phó mời vào phòng làm việc để trả lời một số câu hỏi: Trong thời gian chủ nhiệm lớp 10A1.1 có những khó khăn gì không? Đối với học sinh vi phạm nội quy học tập và kỷ luật của nhà trường, cô đã có biện pháp xử lý như thế nào? Sau đó, học sinh có tiến bộ không? Có được tiếp nhận thường xuyên thông tin phản ánh từ giáo viên bộ môn về tình hình học tập và kỷ luật của học sinh không? Họp phụ huynh có lấy ý kiến đóng góp từ tập thể phụ huynh không?
Sau khi hoàn thiện các câu hỏi trên, cô Thu được hiệu phó Văn Thùy Dương thông tin trường nhận được một bức thư của phụ huynh có con học lớp 10A1.1 phàn nàn về việc giáo viên chủ nhiệm duy trì một lối giáo dục "hà khắc, không có tình người, chỉ có kỷ luật và nước mắt". Phụ huynh đề xuất xin đổi giáo viên.
"Tôi không trực tiếp đọc bức thư nên không biết phụ huynh là ai. Sau khi tiếp xúc thông tin, tôi thực sự sốc. Gần 20 năm ra trường đứng trên bục giảng, tôi trải qua nhiều môi trường giáo dục khác nhau, công lập và ngoài công lập, nhưng chưa nhận được sự quy kết như thế này bao giờ", cô Thu cho biết.
Nữ giáo viên này đề nghị hiệu phó giải quyết sự việc để có sự thanh thản, tâm thế chuẩn bị năm học mới.
Đơn đề nghị của phụ huynh về việc không đổi giáo viên chủ nhiệm. Ảnh: Quyên Quyên.
Cô giáo thừa nhận nghiêm khắc vì học sinh
Theo lời kể của cô Thu, lãnh đạo nhà trường đã yêu cầu cô mời ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 10A1.1 cùng một số phụ huynh có con nhiều lần bị vi phạm đến trường để trao đổi về học tập và kỷ luật của học sinh.
Cũng trong bản tường trình, nữ giáo viên khẳng định chưa bao giờ coi Lương Thế Vinh là công việc tay ngang, chưa bao giờ coi học sinh ở đây chỉ là "con nuôi" vì đã dạy ở trường từ lâu và làm việc vì tình yêu thương, trách nhiệm.
"Tôi tự hỏi khi phụ huynh viết điều này đã bao giờ tìm hiểu kỹ về môi trường giáo dục của Lương Thế Vinh? Đã bao giờ đặt câu hỏi làm là vì ai ? Đã bao giờ tự trăn trở vì sao 10A1.1 đã hơn 2 lần bị giáo viên bộ môn trả lớp và từ chối không dạy?", nữ giáo viên chủ nhiệm chia sẻ.
Bà Văn Thùy Dương cho hay toàn bộ sự việc đã được làm đúng quy trình. Ảnh: Quyên Quyên.
Theo cô Thu, tất cả biện pháp giáo dục như (viết bản kiểm điểm, tường trình, cam kết, mời phụ huynh lên trao đổi để tìm cách phối hợp giúp các con nhận lỗi, và tiến bộ dần lên, phạt học sinh lao động công ích) nhằm mục đích cho các con trưởng thành, ngoan hơn và nâng cao kết quả học tập.
Tất cả biện pháp này đã được đưa ra từ đầu năm trong cuộc họp phụ huynh và được 100% phụ huynh đồng ý. Đây là cách làm phù hợp môi trường Lương Thế Vinh, có trách nhiệm và sát sao của đội ngũ giáo viên.
"Tôi thật buồn khi phụ huynh nói đó là giáo dục không có tình người. Đó là những câu nói đầy ác cảm, có tính chất vu khống. Nếu thiếu trách nhiệm, tôi đã hoàn toàn buông lỏng học sinh, không để các con muốn học thì học, muốn chơi thì chơi, không cần trao đổi với phụ huynh để cuối năm các vị có thể bất ngờ với kết quả học tập và đạo đức của các con", cô Thu bày tỏ.
Nữ giáo viên cho rằng trong các cuộc họp phụ huynh, cô đều ra nêu ra những hiện tượng còn tồn tại và phân tích nguyên nhân, cùng trao đổi cách khắc phục, không chê bai học sinh. Khi nêu hiện tượng, cô luôn đề nghị phụ huynh nghiên cứu kỹ lời nhận xét của giáo viên trong phiếu điểm và hoàn toàn không nêu tên học sinh để giữ sĩ diện.
Phụ huynh lên mạng tố giáo viên hà khắc
Trong bức tâm thư gửi hiệu phó Văn Thùy Dương, nữ phụ huynh khẳng định: "Cô chủ nhiệm đang duy trì lối giáo dục hà khắc, không có tình người, chỉ có kỷ luật và nước mắt.
Bản thân tôi đã dự 3 cuộc họp phụ huynh của lớp và chưa bao giờ chứng kiến một nụ cười trên môi cô giáo chủ nhiệm, huống chi các con phải học cô hết tiết này đến tiết khác, hết ngày này sang ngày khác. Rồi cô gọi bố mẹ đến trường, các con cúi gằm mặt để xin lỗi, để hứa".
Thậm chí, phụ huynh này còn so sánh: "Tôi từng đi đến nhà tù, đến trường giáo dưỡng dành cho những đứa con hư. Trong cách giáo dục của họ để đưa những đứa trẻ trở về với cộng đồng, họ cũng phát huy cao độ cách giáo dục tình người, động vào lòng trắc ẩn của từng đứa trẻ chứ không chỉ có sự trừng trị nghiêm khắc".
Phu huynh nêu: Cô giáo chủ nhiệm lớp 10A1.1, đã khi nào nói chuyện với các con như một người mẹ chưa? Đã bao giờ tâm sự để nghe chúng trải lòng chưa hay chỉ phạt, phạt, kiểm điểm và yêu cầu gia đình chuẩn bị tinh thần rút hồ sơ để chuyển trường cho con.
Theo Zing
Vinschool đề xuất tăng học phí, nhiều phụ huynh phản ứng Thông tin Hệ thống giáo dục Vinschool tăng học phí từ năm học 2017-2018 nhận được ý kiến của nhiều phụ huynh. Trường khẳng định tăng học phí để cải cách, nâng tầm 3 lĩnh vực. Ngày 22/9, Vinschool gửi đến phụ huynh định hướng và phát triển nâng tầm giáo dục. Trong đó, thông tin trường sẽ tăng học phí từ năm...