Không dồn tập trung các khoản thu vào đầu năm học
Sở GD&ĐT An Giang hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ công tác tài chính năm học 2019 – 2020.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, đối với khoản thu bắt buộc (học phí, bảo hiểm y tế học sinh,…), Sở GD&ĐT yêu cầu nhà trường nghiên cứu khả năng đóng góp của người dân trong vùng để quy định thời gian đóng cho phù hợp. Đảm bảo thu đủ trong năm, nhưng không tập trung vào đầu năm học dẫn đến gây áp lực cho một số phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Đối với các khoản thu không bắt buộc (bảo hiểm tai nạn,…) nhà trường thông báo, tuyên truyền cho cha mẹ học sinh được biết, để người dân tự nguyện tham gia và lựa chọn đơn vị bảo hiểm (không được ép buộc bằng mọi hình thức).
Đối với các khoản mua đồng phục, phù hiệu,… nhà trường quy định mẫu để cha mẹ học sinh tự trang bị hoặc sử dụng lại đồ của năm trước, không bắt buộc tất cả học sinh phải đóng tiền để đặt mua mới, tránh gây áp lực đóng góp vào đầu năm học đối với phụ huynh học sinh.
Video đang HOT
Đối với kinh phí Bảo hiểm y tế (chăm sóc sức khỏe ban đầu) được trích lại cho đơn vị, phải tổng hợp báo cáo quyết toán như các nguồn kinh phí khác.
Đối với khoản mua sắm cho lớp (ghế ngồi, chổi, khăn trải bàn giáo viên, bình hoa,…) sử dụng kinh phí của trường, quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc tận dụng các thiết bị đã trang bị các năm học trước có thể sử dụng lại được. Trường hợp nhà trường thu của học sinh để trang bị các khoản này thì phải có kế hoạch và dự toán cụ thể, xin ý kiến cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước khi thực hiện.
Đối với khoản chi dạy 2 buổi/ngày, dạy 1 buổi có tăng tiết, sử dụng nguồn thu hợp pháp của đơn vị. Trường hợp đã cân đối các khoản thu mà vẫn không đủ chi thì nhà trường được thực hiện xã hội hóa theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2018/TTBGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tất cả các khoản thu mua sắm vật dụng, dụng cụ học tập, nước uống, tài liệu học tập, giấy kiểm tra học kỳ, giấy thi, vệ sinh, trang trí lớp,…. phục vụ trực tiếp cho học sinh phải có biên bản thỏa thuận với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trên tinh thần tự nguyện đóng góp và thực hiện công khai hàng tháng đối với các khoản thu, chi này.
Đối với các khoản thu hộ (đồng phục thể dục, học phẩm, phù hiệu…) nhà trường quy định mẫu để cha mẹ học sinh tự trang bị hoặc sử dụng lại đồ của năm trước, không bắt buộc phải mua.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Các trường chịu trách nhiệm nếu xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Đà Nẵng vừa chỉ đạo: Thủ trưởng các đơn vị, trường học ngoài việc phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng lạm thu và thu dồn các khoản ngay từ đầu năm học, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh (HS).
Còn tuyệt đối không được khuyến khích, động viên HS mua bảo hiểm về chăm sóc sức khỏe mang tính chất thương mại trong nhà trường như: bảo hiểm tai nạn...
Ngày 4-8, thông tin từ Sở GD-ĐT Đà Nẵng: Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Đà Nẵng đã có Công văn 2111/SGDĐT-KHTC chỉ đạo các Phòng GD-ĐT quận, huyện; Hiệu trưởng các trường THPT và trực thuộc; Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 1, 2 và 3 về việc thực hiện các khoản thu, giá dịch vụ năm học 2019 - 2020.
Ngành GD-ĐT TP. Đà Nẵng nghiêm cấm các cơ sở, trường học động viên phụ huynh, học sinh mua bảo hiểm có tính thương mại.
Theo đó, một trong những điểm đáng chú ý là về bảo hiểm y tế HS. Các đơn vị, trường học thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), mức thu theo quy định của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Đà Nẵng; phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện vận động toàn thể phụ huynh mua BHYT cho tất cả HS trong nhà trường. Việc thu BHYT thực hiện theo Công văn 1067/BHXH-QLT ngày 15-7-2019 của BHXH TP Đà Nẵng.
Đặc biệt, tiếp thu kiến nghị của cử tri đối với Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, Giám đốc Sở GDĐT Đà Nẵng lưu ý, ngoài việc vận động toàn thể HS mua BHYT; các đơn vị, trường học không được khuyến khích, động viên HS mua bảo hiểm về chăm sóc sức khỏe mang tính chất thương mại trong nhà trường như: bảo hiểm tai nạn...
Về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS, các đơn vị, trường học thực hiện theo Quyết định 22/2016/QĐ-UBND ngày 20-6-2016 của UBND TP Đà Nẵng. Tuyệt đối không vận động thu đối với gia đình HS thuộc trường hợp được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Chính phủ và UBND TP.
Theo bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng: Ngoài học phí năm học 2019 - 2020 có một số thay đổi và các khoản thu nêu trên, các đơn vị, trường học không được tự đặt ra các khoản thu trái quy định khác để thu tiền của HS và phụ huynh. Thủ trưởng các đơn vị, trường học phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng lạm thu và thu dồn các khoản ngay từ đầu năm học gây bức xúc cho phụ huynh HS tại các đơn vị, trường học do mình quản lý. Đồng thời yêu cầu Trưởng phòng GDĐT quận, huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh kịp thời tình trạng lạm thu và thu trái quy định tại các đơn vị, trường học trực thuộc.
Hoài Thu
Theo CAND
Thí điểm họp tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học tại trường mầm non Sở GD&ĐT An Giang xây dựng kế hoạch thí điểm việc họp tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (NCBH) tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Ảnh minh họa/internet Hiện có 56 trường mầm non, mẫu giáo tại An Giang đã đăng ký thực hiện thí điểm. Với các trường này, Sở GD&ĐT yêu cầu Ban giám hiệu...