Không đi dã ngoại, bị điểm 0 môn lịch sử?
Dù Ban Giám Hiệu Trường THCS Đồng Khởi (Q.1) khẳng định “không bắt buộc” học sinh phải tham gia dã ngoại, nhưng nhiều học sinh khối lớp 6 trường này lại bất ngờ bị điểm 0 môn lịch sử vì… không được chấp nhận bài thu hoạch do ở nhà làm.
Phản ánh tới Dân Việt, nhiều phụ huynh Trường THCS Đồng Khởi (Q.1, TP.HCM) bức xúc: Trường buộc các em HS phải đi dã ngoại và làm bài thu hoạch thì mới có điểm; số điểm này được cộng vào môn lịch sử cuối học kỳ 1, em nào không đi mà có bài thu hoạch vẫn không được trường chấp nhận.
Cụ thể, chị T, phụ huynh một HS lớp 6 trường này cho biết: “Nhà trường ra quy định học sinh phải tham gia đợt dã ngoại tại KDL Đại Nam (tỉnh Bình Dương), sau đó về làm bài thu hoạch để lấy điểm cho môn lịch sử. Tuy nhiên, do cách đợt đi dã ngoại này mấy ngày, tôi mới cho cháu đi tham quan KDL Đại Nam cùng cơ quan tôi nên tôi đề nghị cho cháu ở nhà và tự làm bài thu hoạch. Nhà trường đã đồng ý cho phép cháu không tham gia đợt dã ngoại này”.
Tuy nhiên, bất ngờ sau đó con tôi về nhà và cho biết mình và hàng chục bạn khác cùng lớp được 0 điểm môn lịch sử. Lý do cô giáo nói là: Barem điểm môn này gồm 5 điểm tham gia dã ngoại và 5 điểm làm bài thu hoạch; nếu không tham gia dã ngoại thì sẽ bị 0 điểm vì trường cũng không nhận bài thu hoạch vì… không đi dã ngoại sao biết được gì mà viết bài thu hoạch, chắc là copy trên mạng về thôi.
HS tham gia thi vẽ tranh tại Nhà văn hóa Thiếu nhi Q.10
Bức xúc trước vụ việc, chị T đã đến trường để hỏi cho ra lẽ.
“Trường nói không bắt buộc nhưng lại cho cháu 0 điểm thì thật vô lý. Con tôi học rất tốt nhưng giờ bị 0 điểm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập cuối kỳ. Tuy nhiên, khi đến trường thì vẫn không được giải quyết “, chị T cho biết.
Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Xuân Thọ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Khởi, cho biết: “Năm nào trường củng tổ chức đi dã ngoại cho học sinh từng khối với mục đích ngoại khóa hướng nghiệp vào cuối học kỳ 1. Sau chuyến di học sinh sẽ viết bài thu hoạch và lấy điểm tùy theo nội dung của chuyến đi. Các khối học khác nhau sẽ chọn những địa điểm đến khác nhau và phụ thuộc vào đề tài mà nhà trường đã chọn”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Thọ: “Nếu học sinh nào không đi được đợt này thì có thể đăng ký đi vào đợt sau hoặc tự nghiên cứu chủ đề do nhà trường đặt ra rồi làm bài thu hoạch để lấy điểm. Bài thu hoạch không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của học sinh nên trường chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc các em tham gia chuyến đi”.
“Chuyện các em học sinh khối lớp 6 vừa qua không tham gia chuyến đi tham quan Khu Du lịch Đại Nam và bị điểm 0 là hoàn toàn không có”, ông Thọ khẳng định.
Ý kiến:
Nhập nhằng giữa ngoại khóa và du lịch
Tôi thấy các trường hiện nay đang nhập nhằng giữa hai khái niệm “ngoại khóa” và “du lịch”. Nếu là hoạt động ngoại khóa thì phải miễn phí vì học sinh đã đóng học phí rồi. Còn nếu là hoạt động dã ngoại du lịch thì phải được sự chấp thuận của hội phụ huynh học sinh, việc tham gia cũng phải là tự nguyện, nghiêm cấm ép buộc, không được lấy đó làm kết quả thi đua, học tập của các em. Anh Nguyễn Xuân Khoa (Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Hoạt động tổ chức còn “A ma tơ” lắm
Hiện nay hoạt động dã ngoại du lịch ở các trường đều do bộ phận Công đoàn trường làm để “tiết kiệm chi phí” thay vì giao cho một công ty du lịch tổ chức nguyên nghiệp. Do vậy sẽ có nhiều vấn đề xảy ra do không có đủ người giám sát để đảm bảo an toàn cho các em, không đối phó được với tình huống bất ngờ… Chính vì vậy, tôi nghĩ để chuyên nghiệp hơn thì các trường nên mời các đơn vị du lịch uy tín đảm nhiệm, số lượng giáo viên phải đi theo tính theo tỉ lệ học sinh tham gia, nếu số lượng đông bắt buộc phải thuê ít nhất một bác sĩ đi kèm… Đây là những việc không khó, chỉ sợ các trường không quan tâm tới thôi .Chị Phan Thị Trâm Anh (Q.10, TP.HCM)
Theo TNO
Kinh nghiệm để chinh phục môn Lịch sử 'khó nhằn'
Lịch sử là nỗi sợ của không ít học sinh nhưng cũng là đam mê của nhiều bạn nhờ có một phương pháp học tập hợp lý.
Cách học sử của cậu học trò đạt giải nhất Quốc gia
Phạm Văn Hưng (trái) - Một cựu sinh chuyên Biên Hòa Hà Nam
Phạm Văn Hưng được nhắc đến trong năm qua với một bảng thành tích học tập đáng nể tại ngôi trường THPT Chuyên Biên Hòa tỉnh Hà Nam. Năm cuối cùng của thời học sinh, Phạm Văn Hưng đã kịp bổ sung vào bảng thành tích học tập của mình bằng giải nhất Quốc gia môn Lịch sử.
Hưng hào hứng chia sẻ: "Lịch sử là môn có khá nhiều mốc thời gian và các sự kiện cần phải nhớ. Trong khi học, mình thường viết ra giấy nháp và xâu chuỗi các sự kiện có liên quan lại với nhau. Sau khi đã nắm được cơ bản, mình nhờ người hỏi lại mình về mốc thời gian để xem nhớ được bao nhiêu, cái nào quên thì lại học lại".
Cách học tưởng chừng như rất đơn giản lại mang đến cho Hưng những thành công trên con đường học tập. Với giải nhất Quốc gia, Hưng được xét tuyển thẳng vào một số trường Đại học, Cao đẳng nhưng cậu vẫn quyết định tự mình đi thi và em đã chính thức trở thành tân sinh viên trường Học viện Cảnh sát nhân dân.
Kinh nghiệm của thủ khoa HV Báo chí và Tuyên truyền
Hà Thùy Linh thủ khoa HV Báo chí và Tuyên truyền
Sau khi không đạt giải trong kì thi Quốc gia, cô gái chuyên Văn đất Hải Dương, Hà Thùy Linh đã rất lo lắng cho việc thi Đại học. Trước đó, Linh không dành thời gian nhiều thời gian cho hai môn Lịch sử và Địa lý.
Vượt qua nỗi sợ hãi, lo lắng của bản thân, Linh đã tập trung thời gian để ôn thi Đại học và kết quả là cô bạn xinh xắn đã trở thành thủ khoa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền với điểm số 27 với môn 9,25 môn Sử.
Ngày tháng của các sự kiện lịch sử luôn là nỗi ám ảnh với không ít bạn do có quá nhiều mốc thời gian, rất nhiều trường hợp bị nhầm lẫn ngày tháng, "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Và Hà Linh đã có một cách khá thú vị để khắc phục những khó khăn trên, cô bạn chia sẻ: "Để học được, Linh thường liên tưởng ngày tháng diễn ra sự kiện với một ngày tháng nào đó gần gũi với mình; ví dụ như: ngày sinh nhật của bạn bè, người thân; một ngày đặc biệt với em hay có quy luật riêng nào đó...".
Kinh nghiệm của thủ khoa HV Cảnh sát
Nguyễn Phương Loan - Thủ khoa xinh đẹp HV Cảnh sát
Trong khi khá nhiều thí sinh dự thi khối C năm đó đạt điểm dưới trung bình trong môn thi Lịch sử thì Loan vẫn đạt 8,5 điểm và trở thành nữ thủ khoa xinh đẹp của trường Cảnh sát năm 2011.
Để đạt được điểm môn Lịch sử cao như vậy, Loan tâm sự: "Với mỗi chiến dịch, cuộc tấn công hay hội nghị... mình đều viết theo sơ đồ cây để học; các sự kiện, ngày giờ quan trọng sẽ được viết đậm để dễ nhớ. Đối với các sự kiện tương đồng hay có thể nhóm vào thì mình lập bảng so sánh để tránh nhầm lẫn."
Có rất nhiều cách khác nhau để học tốt môn Lịch sử, điều quan trọng là nhìn thấy vai trò và có hứng thú với môn học. Cách mà Văn Hưng, Phương Loan hay Hà Linh đã làm để "chinh phục" ngọn núi mang tên Lịch sử đều đáng cho mỗi bạn học sinh, sinh viên học hỏi để không quay lưng lại với môn học ý nghĩa và thực sự cần thiết này.
Theo Trithuc
Năm 2018 toàn quốc áp dụng SGK Lịch sử mới SGK mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử xứng đáng với vị thế của môn học này trong hệ thống giáo dục phổ thông. Tại Hội thảo về sách giáo khoalịch sử ở trường phổ thông diễn ra sáng 10/5 tại Hà Nội, sau khi tập hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đến năm 2018,...