Không để ‘vùng xanh’ chuyển màu
Nhiều tỉnh, thành đang đề ra mục tiêu mở rộng và bảo vệ “vùng xanh” – được ví như “chiến hào” trong cuộc chiến chống Covid-19 – tức vùng không có ca nhiễm.
Nhiều ý kiến thiết thực cũng đề ra giải pháp giữ vững nó.
Người dân treo bảng nâng cao ý thức chống dịch tại hẻm 338 Điện Biên Phủ (P.11, Q.10, TP.HCM). Ảnh KHÁNH TRẦN
Không chỉ ở TP.HCM, nơi dịch đang diễn biến phức tạp, với số ca nhiễm Covid-19 luôn ở mức cao so với nhiều tỉnh, thành khác trong gần 1 tháng qua, mà những tỉnh khác như: Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp…cũng đã triển khai mô hình chốt kiểm soát, bảo vệ, mở rộng “vùng xanh”.
Không để “con sâu làm rầu nồi canh”
Nhiều bạn đọc (BĐ) nhấn mạnh, “vùng xanh” không chỉ là tên gọi, mà còn gợi lên ý niệm về niềm hy vọng, sự tươi sáng trong tương lai một khi vùng dân cư không xuất hiện các F0 (người nhiễm Covid-19). Nhưng hy vọng thôi chưa đủ, mà cần có những hành động thiết thực.
Theo đó, tự bản thân mỗi cư dân phải tự ý thức bảo vệ cho mình, người thân, gia đình, hàng xóm bằng cách tuân thủ quy định về giãn cách xã hội, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K. Điều cốt lõi khi áp dụng mô hình này là không để “con sâu làm rầu nồi canh”. “Khu vực nào chưa có ca mắc thì quyết tâm không để có ca mắc. Khu vực nào từng có và đã được bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng rồi thì quyết tâm không để tái nhiễm, lây lan. Chỉ cần một người dân sơ sẩy, thiếu ý thức, nguy cơ “chuyển màu” có thể xảy đến bất cứ lúc nào”, BĐ Hạnh Bảo viết.
Giải thích mình không phải là người tiêu cực, BĐ Dương Quốc Toàn cho rằng “cứ trong tâm thế xem mọi người là F0 để từ đó biết trách nhiệm với bản thân và trách nhiệm với cộng đồng”.
Bản tin Covid-19 ngày 7.8: Cả nước thêm 7.334 ca bệnh; tin mới từ vắc xin NanoCovax
Đề phòng ngoài chặt, trong lỏng
Nhiều BĐ cũng cho rằng một trong những nhu cầu thiết yếu mỗi ngày là lương thực, thực phẩm cho người dân trong “vùng xanh” để hạn chế đến mức thấp nhất việc di chuyển. BĐ Đỗ Minh đề xuất, các thành viên trực chốt kiểm soát “vùng xanh” làm chủ lực, cùng một số người dân trong vùng lập ra các gian hàng thiết yếu dựa trên nhu cầu và số lượng đơn hàng, mặt hàng của người dân trong khu vực để bán lại cho các hộ dân với mức giá phù hợp.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất hiện nay, theo nhiều BĐ, là tất cả những người dân sống trong “vùng xanh” phải được tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19. Nhưng còn một loại vắc xin khác, quan trọng không kém, đó là “vắc xin ý thức”.
“Cần đề phòng trường hợp sau một thời gian giãn cách xã hội, nhu cầu giao tiếp, mưu sinh của chính những người dân trong “vùng xanh” sẽ gia tăng. Ngoài ra, không loại trừ một số người có tâm lý đây là vùng an toàn rồi, nên tự cho phép bản thân lơ là, chủ quan với các quy định giãn cách, khuyến cáo của ngành y tế. Thực tế cho thấy thậm chí ở một số khu vực bị cách ly, phong tỏa, vẫn có những người vô ý thức tụ tập ăn nhậu, hát hò, bài bạc, ra khỏi nhà không đeo khẩu trang… Do vậy, bên cạnh việc tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên người dân, cần phải duy trì trực chốt 24/24, kiểm tra bất ngờ… và kêu gọi người dân báo ngay cho chốt kiểm soát “vùng xanh” những người có hành vi vi phạm”, BĐ Lê Việt đề nghị.
Để gia tăng tính hiệu quả ở những chốt kiểm soát “vùng xanh”, nhiều ý kiến BĐ cũng đề xuất cần có sự tham gia của đại diện công an để sẵn sàng xử lý các trường hợp chống đối, có dấu hiệu vi phạm hình sự, có nguy cơ làm sứt mẻ “chiến hào”. Và cuối cùng là sự truyền cảm hứng, lan tỏa những cách làm hay để “vùng xanh” được mở rộng. “Từng bước mở rộng “vùng xanh”, thu hẹp “vùng đỏ” nào mọi người ơi!”, BĐ Dương Quốc Toàn viết.
Dân đội mưa, thay nhau trực chốt để quyết tâm giữ vùng xanh chặn Covid-19
Tuy là cùng mục đích thiết lập “vùng xanh” nhằm từng bước loại bỏ hoặc ngăn ngừa các ca F0 trong khu dân cư, nhưng mỗi nơi lại có mỗi cách làm khác nhau. Biết rằng điều này còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương, mỗi tỉnh, thành nhưng cũng cần nêu ra những tiêu chí và nguyên tắc cơ bản để có hướng thực hiện.
Khanh Ha
Mỗi người dân trong “vùng xanh” cần phải cảnh giác cao độ, chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch… Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, tính kỷ luật, tuân thủ các quy định của cơ quan chức năng là nhân văn, bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Tối 29/7: 4.773 ca Covid-19 mới, Việt Nam tiêm hơn 5,3 triệu liều vắc xin
Trong ngày 29/7, Việt Nam ghi nhận tổng 7.594 ca mắc mới Covid-19, riêng TPHCM là 4.592 trường hợp. Cả nước cũng đã thực hiện được hơn 5,3 triệu liều vắc xin.
Tính từ 6h đến 18h30 ngày 29/7 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.773 ca mắc mới, trong đó một ca nhập cảnh và 4.772 ca ghi nhận trong nước tại TPHCM (2.877), Bình Dương (738), Long An (320), Đồng Nai (166), Đồng Tháp (142), Bà Rịa - Vũng Tàu (133), Bình Thuận (63), Hà Nội (58), Đà Nẵng (54), Phú Yên (37), Bình Phước (35), Cần Thơ (33), Trà Vinh (18), Hải Dương (10), Thừa Thiên Huế (10), Quảng Nam (10), Bình Định (8 ), Đắk Lắk (7), Vĩnh Phúc (6), Thanh Hóa (6), Hậu Giang (5), Lạng Sơn (5), Phú Thọ (4), Cà Mau (4), Hà Tĩnh (4), Kiên Giang (3), Ninh Thuận (3), Nghệ An (3), Lâm Đồng (2), Đắk Nông (2), Hà Giang (2), Bạc Liêu (2), Ninh Bình (1), Quảng Ngãi (1) trong đó có 949 ca trong cộng đồng.
Diễn biến dịch không chỉ căng thẳng tại TPHCM và các tỉnh phía nam, tại Hà Nội dịch Covid-19 cũng đang rất phức tạp (Ảnh: Đỗ Linh).
Trong ngày 29/7 cả nước ghi nhận 7.594 ca mắc mới, với 7.593 ca ghi nhận trong nước tại TPHCM (4.592), Bình Dương (1144), Long An (499), Đồng Nai (325), Bà Rịa - Vũng Tàu (185), Đồng Tháp (157), Tây Ninh (139), Bình Thuận (63), Hà Nội (59), Đà Nẵng (54), Phú Yên (52), Đắk Lắk (44), Cần Thơ (39), Bình Phước (35), Vĩnh Long (31), Kiên Giang (21), Khánh Hòa (18), Trà Vinh (18), Hậu Giang (13), Bình Định (11), An Giang (10), Hải Dương (10), Thừa Thiên Huế (10), Quảng Nam (10), Nghệ An (7), Lạng Sơn (6), Vĩnh Phúc (6), Thanh Hóa (6), Bạc Liêu (4), Đắk Nông (4), Phú Thọ (4), Cà Mau (4), Hà Tĩnh (4), Ninh Thuận (3), Lâm Đồng (2), Hà Giang (2), Ninh Bình (1), Quảng Ngãi (1) trong đó có 1.536 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều ngày 29/7, Việt Nam có 128.413 ca mắc trong đó có 2.208 ca nhập cảnh và 126.205 ca mắc trong nước.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 124.635 ca, trong đó có 29.006 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Đến nay có 5/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nam Định; 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Trị.
Trong ngày, có thêm 4.323 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 31.780 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 346 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 19 ca.
Thêm 233 ca tử vong
Trong bản tin tối 29/7, Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo có 233 ca tử vong do Covid-19 (số 631-863) từ ngày 19-26/7 tại 7 tỉnh, thành phố sau:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24-26/7: 189 ca
- Tại Tỉnh Khánh Hòa từ ngày 19-26/7: 14 ca
- Tại Tỉnh Long An từ ngày 25-26/7:10 ca
- Tại Tỉnh Đồng Nai từ ngày 23-26/7: 8 ca
- Tại Tỉnh Bến Tre từ ngày 20-25/7: 6 ca
- Tại Tỉnh Vĩnh Long từ ngày 20-26/7: 4 ca
- Tại Tỉnh Bình Dương từ ngày 20-22/7: 2 ca
Về tình hình tiêm chủng, Việt Nam đã tiêm là 5.321.839 liều vắc xin, trong đó tiêm một mũi là 4.825.209 liều, tiêm mũi 2 là 496.630 liều.
Tối 28/7: Thêm 3.698 ca mắc mới, 4.511 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh Bản tin dịch COVID-19 tối 28/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 3.698 ca mắc COVID-19, riêng TP Hồ Chí Minh là 2334 ca, giảm một nửa so với cùng thời điểm này hôm qua. Tổng số mắc trong ngày hôm nay là 6.559 ca. Trong ngày có 4.511 bệnh nhân khỏi. Thông tin các ca mắc mới: - Tính từ...