Không để từ mới là nỗi ám ảnh của người học tiếng Anh
Khi học tiếng Anh, thay vì học từ mới, nên chăng mọi người chuyển sang học cách diễn đạt mới?
Học từ mới luôn là một trong những trăn trở của người học Việt Nam. Bài viết dưới đây của thầy giáo Quang Nguyen chia sẻ về kinh nghiệm học những từ mới mà không hẳn là mới.
Giai đoạn đầu học tiếng Anh, từ mới là những từ mình chưa từng gặp trong đời. Dùng tiếng Anh càng nhiều, mình phát hiện ra sự thú vị của từ mới tiếng Anh đôi khi không nằm trong những từ hoàn toàn mới, mà là sự kết hợp của các từ mà mình đã biết.
Ảnh: Science Daily
Tuần trước trên đường đi chơi Chicago với hai người bạn lớn tuổi người Mỹ, bạn mình kể chuyện về người anh trai làm mục sư (pastor) nghỉ hưu rồi bàn giao lại công việc cho một người khác trẻ hơn. Bác nói “He found a younger man in church and so…”.
Trong 1% giây, mình nghĩ không biết “bàn giao” là gì thì bác nói tiếp “He can turn the job over to him”. Mình nghĩ, thật thú vị “ turn the job over to him…”. Nếu tự nói, chắc mình chẳng thể nặn ra được, hoặc diễn đạt theo một cách gì đó rất thô kệch.
Sau đó, bác kể chuyện trước khi làm mục sư, em của mình làm nghề khác “He’s an electrician by trade“. Nghe không ra, mình hỏi “Do you mean he’s born to be an engineer“? Bác nói “ He’s a self-taught electrician“. Mình nói lại “You said “by trade”, is that T-R-A-I-T”? (những tình huống này, mình thường đánh vần). Bác trả lời “Nope, Quang, it’s T-R-A-D-E”.
Mình ngạc nhiên quá, nói: “I thought you said by trait, which means he’s born with that. What does “by trade” mean?”. Bác đáp: “It means you do it for a living, often mentioned to a job requires special training and skills and is done by using the HANDS”.
Để chắc thêm, mình hỏi lại lần nữa “So you shouldn’t say she’s a receptionist by trade, should you”? Bác nói “You got it, Quang”.
Video đang HOT
Qua câu chuyện đơn giản ở trên, mình học được nhiều từ mới, mà không hẳn là mới. Ví dụ, self-taught có nghĩa là tự học, không qua trường lớp. Nghề gì đó by trade là nghề cần sự khéo léo và sử dụng đôi tay nhiều. Hoặc, bàn giao công việc là turn the job over to….
Bài học rút ra là gì?
Thứ nhất, học từ mới trong bối cảnh luôn là cách học dễ và hiệu quả nhất, ít ra là đối với mình. Thứ hai, mọi người không nên quá ám ảnh việc phải biết từ mới, quan trọng là bạn có diễn đạt được ý tưởng của mình không.
Mình dám chắc những từ mình nhắc ở trên được coi là không mới với nhiều người; nhưng những cách diễn đạt thì lại hoàn toàn mới. Khi học tiếng Anh, thay vì học từ mới – new vocabulary, nên chăng chúng ta chuyển sang học cách diễn đạt mới – new expression. Như vậy, tiếng Anh sẽ hiệu quả và thú vị hơn nhiều.
Cuối cùng, không phải ai cũng có điều kiện học tiếng Anh qua giao tiếp như mình. Do đó, mọi người có thể học ở các nguồn khác, đọc sách, xem tin tức, xem phim… Các cách diễn đạt luôn phong phú và chờ đợi mọi người ở từng cuốn sách, từng bộ phim, hay từng sự kiện mới.
Quang Nguyen
Theo Vnexpress
Khi nào nên cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh?
Ngày càng nhiều phụ huynh nhận thức được việc nên cho con tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm. Nhưng "sớm thế nào" và "tiếp xúc ra sao" thì vẫn là những băn khoăn làm biết bao bố mẹ phải đau đầu.
Thời điểm phù hợp nhất cho trẻ đến lớp tiếng Anh là khi lên 4
Theo các giáo sư ngôn ngữ và não bộ từ các trường đại học của Anh và Mỹ, ngưỡng tối ưu của việc thực hành nói song ngữ là từ 9 tháng đến 6 tuổi. Các ghi chép do đại học Harvard thực hiện chứng minh rằng nhóm trẻ đa ngôn ngữ có khả năng ghi nhớ vượt trội và xử lý thông tin tốt hơn.
Vẫn biết rằng nên cho trẻ tiếp xúc tiếng Anh càng sớm càng tốt, nhưng nhiều bậc phụ huynh lo ngại việc cho con đi học tiếng Anh sớm sẽ làm hệ thống hệ thống ngôn ngữ của con bị đảo lộn do phải học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ cùng một lúc.
Chị Thanh Mai (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, "Con 2 tuổi nói tiếng Việt chưa sõi, nếu học song song cả tiếng Anh sợ cháu sẽ bị lẫn giữa hai ngôn ngữ, cuối cùng lại chẳng giỏi tiếng nào. Hơn nữa, con quá bé sẽ khó kiểm soát hành vi, dễ tò mò và tiếp xúc những vật dụng nguy hiểm trong lớp."
Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ nên cho trẻ học tiếng Anh ở lớp từ khi lên 4. Khi ấy, trẻ đã có đủ nhận thức về hành vi và tiếng mẹ đẻ, đồng thời vẫn dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ mới.
Lựa chọn phương pháp học phù hợp với tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo
Tâm lý chung của trẻ mẫu giáo là hiếu động, thích được chơi và sức tập trung ngắn. Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp học ngôn ngữ thích hợp nhất cho lứa tuổi đặc biệt này.
- Học theo phương pháp ghép vần (Phonic):
Trẻ học ghép vần cùng giáo viên nước ngoài tại Language Link Academic.
Tiếng Anh cũng có thể đánh vần như tiếng Việt. Phương pháp ghép vần giới thiệu các âm tiết, và cách ghép các âm đó để tạo nên từ. Khi đã thành thạo, trẻ có thể dựa vào các âm tiết đã học để đọc và phát âm những từ hoàn toàn mới.
- Học qua các hoạt động thể chất (TPR - Total Physical Response):
Trẻ thực hành tiếng Anh qua cách nhảy theo nhạc.
Giáo sư tâm lý James Asher nhận ra rằng trẻ học nói bằng cách nghe và bắt chước theo lời của cha mẹ. Kết hợp ngôn ngữ và hành động làm tăng sự tập trung, giúp trẻ nhớ sâu và nhớ lâu hơn.
Trẻ tích lũy tiếng Anh vô thức qua các hành động lặp đi lặp lại. Phương pháp này cũng làm trẻ nhạy cảm hơn với tiếng Anh, tăng tốc độ phản xạ ngôn ngữ, bởi trẻ thực hành các hành động ngay khi nghe được hiệu lệnh.
- Tôn trọng trí thông minh đa dạng của trẻ:
Nhà tâm lý học Howard Gardner chỉ ra 9 loại trí thông minh mà con người sở hữu. Mỗi đứa trẻ đều có thiên hướng về một dạng thông minh khác nhau. Có trẻ học tốt hơn qua các trò chơi thể chất. Có trẻ lại dễ nhớ từ khi được thấy hình ảnh minh họa.
Do đó, cần tạo ra nhiều hoạt động đa dạng trong lớp, để bất cứ đứa trẻ nào cũng tiếp cận được với phương pháp hiệu quả nhất với mình.
Học thử miễn phí lớp Tiếng Anh Mẫu Giáo tại Language Link Academic để trải nghiệm các phương pháp giúp trẻ học tiếng Anh như cách trẻ bản ngữ học tiếng mẹ đẻ.
Đăng ký ngay tại đây hoặc qua hotline: 1900 633 683.
Theo Dân trí
Rào cản khi nghe người bản xứ nói tiếng Anh Người Mỹ chỉ nói rõ ràng những từ khóa trong câu, thường xuyên nối âm hoặc nuốt âm, khiến người học tiếng Anh gặp nhiều khó khăn. Thầy giáo Quang Nguyen chia sẻ về vấn đề nhiều người học tiếng Anh mắc phải trong giao tiếp. Hôm nay, cả nhà mình được mời đi ăn "party" ở nhà một người bạn ở Mỹ....