Không để Trung Quốc “được đằng chân, lân đằng đầu”
Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 26-1 đã giải thích lý do dẫn đến việc nước này quyết định đưa ra Tòa án quốc tế phân xử tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.
Tàu Trung Quốc bị “tố” xua đuổi tàu cá Philippines
Trong cuộc phỏng vấn bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, ông Aquino cáo buộc tàu Trung Quốc quấy rối hai tàu cá Philippines trong đó có vụ đuổi một tàu Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough tranh chấp (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) khi tàu này tìm cách vào khu vực trên trú ẩn do sóng to gió lớn. Mặc dù không nói rõ thời điểm xảy ra vụ việc trên nhưng ông Aquino cho biết, đây chỉ là vụ mới nhất trong hàng loạt các hành động hung hăng của Trung Quốc tại khu vực này, đồng thời nhấn mạnh bãi cạn Scarborough và vùng nước xung quanh thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Theo ông Aquino, mặc dù Manila cố gắng giảm căng thẳng nhưng phía Bắc Kinh dường như càng lấn tới.
Tổng thống Aquino cũng cho biết, trước khi quyết định kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, ông đã tham khảo ý kiến của lãnh đạo cả hai viện Quốc hội, thậm chí cả các cựu Tổng thống Fidel V. Ramos và Joseph Estrada, và đều nhận được sự ủng hộ. Người đứng đầu Chính phủ Philippines nói rằng, nếu không kiện, Trung Quốc sẽ “được đằng chân, lân đằng đầu”, sau khi xâm chiếm bãi cạn Scarborough, sẽ là những mục tiêu khác.
Trước đó, Chính phủ Philippines đã quyết định chính thức kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế vì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết khu vực Biển Đông, trong đó có lãnh hải của Philippines. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, Manila sẽ yêu cầu Tòa án quốc tế tuyên bố những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông là vô giá trị.
Theo ANTD
Cảnh báo từ Davos
Quy tụ nhà lãnh đạo của các cường quốc, tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới cũng như các chuyên gia cao cấp nhất, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2013 khép lại tại Davos (Thụy Sĩ) với cảnh báo còn nhiều việc phải làm để phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde và người sáng lập WEF Klaus Schwab tại WEF năm nay
Phát biểu bế mạc Hội nghị WEF-2013 ở Davos ngày 26-1 sau 3 ngày làm việc, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhấn mạnh, viễn cảnh về sự phục hồi kinh tế thế giới còn khá mong manh. Theo người đứng đầu định chế tài chính này, sự hồi phục đó phụ thuộc nhiều vào việc giới lãnh đạo cấp cao của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) có đưa ra được những quyết định đúng đắn hay không.
Sở dĩ nữ Tổng Giám đốc IMF phải đưa ra những cảnh báo trên là do đang xuất hiện tâm lý lạc quan trước tín hiệu tích cực từ các trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản... Trong đó tín hiệu đáng chú ý nhất phát ra từ châu Âu, nơi đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng chưa từng thấy.
Khi WEF - 2013 đang diễn ra, việc Euro lên giá cao nhất trong 11 tháng qua so với USD cũng như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo sẽ sớm được vay trở lại khoản tín dụng khẩn cấp 137,16 tỷ Euro đã khiến không ít người cho rằng cuộc khủng hoảng nợ công đã qua giai đoạn tồi tệ nhất. Tâm lý lạc quan này đã khiến tờ Le Monde (Thế giới, Pháp) phải cảnh báo, đồng Euro lên giá có thể đe dọa phục hồi của kinh tế khu vực trong bài "Thoát hiểm, đồng Euro liệu có cao giá quá hay không?".
Cùng lúc, tín hiệu tích cực cũng bao trùm nền kinh tế Mỹ lớn nhất thế giới khi số người thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1-2008 (thời điểm trước cuộc khủng hoảng) và lĩnh vực bất động sản đang hồi phục ấn tượng. Tâm trạng phấn chấn hơn cũng có thể thấy ở 2 cường quốc kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản.
Thế nên, nếu như WEF - 2012 bao trùm bởi sự bi quan do cuộc khủng hoảng châu Âu và nỗi lo Hy Lạp có thể phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thì WEF - 2013 được đánh dấu bằng tinh thần lạc quan, dù còn thận trọng. Kết quả cuộc khảo sát đối với 1.330 tổng giám đốc điều hành (CEO) được công bố tại hội nghị cho thấy, đa số các CEO lạc quan hơn về hoạt động của nền kinh tế toàn cầu.
Cảnh báo tâm lý lạc quan có thể tác động tới những hành động quyết liệt hơn, nữ Tổng Giám đốc IMF Lagarde cho rằng, mặc dù nền kinh tế thế giới đã có nhiều tín hiệu phục hồi, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bà hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là các cường quốc kinh tế lớn nhất, không nên chủ quan và cần thực hiện những cải cách toàn diện hơn nữa nhằm thúc đẩy tăng trưởng cũng như ngăn ngừa tái diễn khủng hoảng. Theo người đứng đầu IMF, các thành viên Eurozone cần phải sử dụng hiệu quả tất cả các công cụ có trong Hệ thống chung giám sát các ngân hàng vừa được thiết lập, còn chính quyền Mỹ tránh được "vách đá tài chính"...
Chia sẻ với Tổng Giám đốc IMF, nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab cũng cho rằng, các nhà lãnh đạo thế giới cần phải có một tầm nhìn xa hơn, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay mà phải năng động nhiều hơn nữa để đảm bảo cho sự phục hồi chắc chắn.
Theo ANTD
Thủ tướng Nga Medvedev: Không lý gì cạnh tranh với ông Putin Chiều 23-1, trả lời phỏng vấn với báo giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos, Thụy Sỹ về khả năng tái tranh cử Tổng thống với ông Putin vào năm 2018, Thủ tướng Nga D. Medvedev cho biết, ông rất khó cạnh tranh nổi với Tổng thống V.Putin đương nhiệm. "Bộ đôi quyền lực" Medvedev (trái) - Putin Thủ...