Không để tiêu cực xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
Tuyệt đối không thể để các thi sinh bước vào các trường đại học bằng cách chạy điểm, nâng điểm, đó là thể hiện sự ích kỷ, tham lam, cố tình giẫm đạp va tước đi cơ hội của người xưng đang.
Vụ tiêu cực thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La… đến nay đã được điều tra làm rõ, các trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý nghiêm. Nhiều thí sinh buộc phải thôi học do được nâng điểm và những người có liên quan đến việc chạy điểm đang được các cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, làm rõ và có biện pháp xử lý.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, liệu có được diễn ra nghiêm túc, khách quan, công bằng với mọi thí sinh hay không?
Dư luận hiện nay đặc biệt quan tâm đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, liệu kỳ thi này có được diễn ra nghiêm túc, khách quan, công bằng với mọi thí sinh hay không? Liệu có xảy ra tình trạng trượt oan do những trường hợp chạy điểm, nâng điểm hay không?…Những băn khoăn, lo lắng này cân phải được cơ quan chức năng trả lời để dư luận yên tâm.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đa có những giải pháp rất quyết liệt để đảm bảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được diễn ra nghiêm túc, không xảy ra tình trạng chạy điểm, nâng điểm, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp như sắp xếp phòng thi năm 2019; quy định chặt chẽ hơn về khâu in sao, vận chuyển đề thi, bài thi; các trường đại học địa phương sẽ không coi thi tại địa phương mình và quy định rõ cách thức niêm phong túi đựng bài thi và điều chỉnh trong khâu chấm thi…Với những giải pháp như vậy, nếu được triển khai đồng bộ, nghiêm túc thì không thể xảy ra tiêu cực trong quy trình tổ chức thi và chấm thi.
Bên cạnh đó, để bảo công bằng cho những thí sinh học thật, thi thật trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, một trong những giải pháp quan trọng đó là nhà trường cần phải đánh giá đúng năng lực của học sinh ở cấp học THPT. Nếu đánh giá thí sinh có học lực trung bình thì không có chuyện điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia lại cao bất thường. Nếu thí sinh đó có điểm thi cao bất thường thì cần phải kiểm tra, chấm lại bài thi để đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Tất nhiên, trong một kỳ thi nếu một học sinh có học lực trung bình nhưng lại có điểm thi cao bất thường thì không phải trường hợp nào cũng quy kết là chạy điểm, nâng điểm mà có thể là do thí sinh đó ôn thi trúng tủ hoặc có thể giám thị coi thi chưa chặt chẽ dẫn thí sinh copy, coi tài liệu hoặc nhận sự trợ giúp từ các thiết bị điện tử được mang trái phép vào phòng thi…Đối với các trường hợp này rất khó có thể xử lý theo hướng hủy kết quả thi.
Ngăn chặn tiêu cực trong thi cử cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng Hội đồng thi, trách nhiệm của từng giám thị coi thi và ý thức của phụ huynh, học sinh đối với một kỳ thi. Đồng thời, cần phải có chế tài thật mạnh để xử lý đối với các thí sinh vi phạm quy chế, thậm chí “bêu” tên những phụ huynh chạy điểm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cán bộ, công chức có hành vi can thiệp, nâng điểm cho thí sinh.
Video đang HOT
Ngoài ra, cần phát huy trách nhiệm của người dân trong việc phản ánh các sai phạm diễn ra trong kỳ thi, kịp thời xử lý thông tin và ngăn chặn ngay các hành vi vi phạm, không để xảy ra các hành vi tiêu cực, để các thí sinh cạnh tranh một cách công bằng; sao cho kết quả thi phải phản ánh khách quan, chính xác về năng lực thực sự của từng thí sinh. Để những thí sinh học thật, thi thật xứng đáng được bước vào các trường đại học bằng năng lực và khát vọng chính đáng của mình, sau này sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Tuyệt đối, không thể để các thi sinh bước vào các trường đại học bằng cách chạy điểm, nâng điểm, đó là thể hiện sự ích kỷ, tham lam, cố tình giẫm đạp va tước đi cơ hội của người xưng đang.
Theo congly.vn
Gian lận thi cử: Xử lý thế nào cho thỏa đáng?
Nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia đang được đặt ra với cái nhìn nhiều chiều để tìm ra nguồn gốc của sự việc. Người chạy điểm, người nhận hối lộ và người trực tiếp nâng điểm cho thí sinh... đều phải được công khai xử lý một cách nghiêm minh và triệt để.
Tổ công tác tiến hành rà soát công tác chấm thi tại Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang
Những con số báo động
Theo kết luận mới nhất của cơ quan Công an điều tra và Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát hiện có 64 thí sinh ở Hòa Bình (gồm 63 em của năm 2018 và 1 em của năm 2017) được nâng điểm. 64 thí sinh này đã được tuyển vào khoảng 20 trường đại học, học viện... chủ yếu là những ngành có điểm đầu vào cao như công an, quân đội, y dược...
Trong đó đáng chú ý nhất là có 28 thí sinh bị Bộ công an trả về vì sau khi được Bộ giáo dục và Đào tạo chấm lại đã không đạt điểm chuẩn vào trường. Trong 28 thí sinh này thì có 17 thí sinh vào Học viện Cảnh sát Nhân dân, 9 thí sinh vào Học viện An ninh Nhân dân và 2 thí sinh vào Đại học Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Đây hầu hết là các trường đại học có điểm chuẩn xét tuyển xếp ở mức cao trong nhiều năm nay.
Không dừng ở Hòa Bình, sau khi Bộ giáo dục làm công tác rà soát chấm lại tất cả điểm thi của các trường trong kì thi THPT quốc gia thì còn phát hiện tại 2 tỉnh khác là Hà Giang và Sơn La cũng có hàng chục thí sinh được nâng điểm ở kỳ thi THPT quốc gia 2018. Theo đó, Bộ Công an đang chờ phúc đáp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La để xử lý tiếp.
Qua tất cả các con số đã được công khai cho thấy, mức độ rất nghiêm trọng của vụ việc. Việc gian lận điểm thi không chỉ dừng ở 1 trường, 1 tỉnh mà xuất hiện ở nhiều tỉnh và đã mang tính hệ thống. Không chỉ vậy, thông qua việc gian lận điểm thi của kì thi THPT quốc gia 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo có điều kiện rà soát lại năm trước vì có thông tin cũng có gian lận. Nhiều chuyên gia giáo dục cũng khẳng định, gian lận điểm thi không chỉ dừng ở năm 2018.
Bởi nếu chỉ dừng ở năm 2018 thì không thể có con số gian lận thi cử nhiều như vậy. Phải chăng việc chạy điểm đã thành thông lệ khiến con người ta có thể chạy từ năm này đến năm khác. Trong 64 thí sinh ở Hòa Bình có kết luận về thay điểm thi, 28 thí sinh đã bị các trường công an trả về thì 36 thí sinh còn lại được nâng điểm đang học tập ở trường nào?
Hiện nay rất nhiều câu hỏi cần mổ xẻ vẫn đang được tiếp tục đặt ra với các con số gian lận trong kì thi THPT quốc gia khi đã được các ban ngành và cơ quan chức năng công khai. Tuy nhiên tất cả các câu hỏi này đến nay chưa có một câu trả lời được coi là thỏa đáng.
Thí sinh chỉ là "động cơ"
Đứng trước tình hình một loạt các trường bị công khai vì có gian lận điểm thi, cơ quan An ninh Điều tra - Công an tỉnh Hà Giang đã nhanh chóng vào cuộc điều tra và đã khởi tố thêm 3 cán bộ tiếp tay gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018, trong đó có 2 Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo. Ngành công an và các ngành khác đã tuyên bố sẽ "thẳng tay" loại những sinh viên từng có bài thi được nâng điểm. Tuy nhiên, nếu chỉ phát hiện và xử lý hệ quả thì gian lận thi cử chắc chưa có điểm dừng.
Đề cập vấn đề này, mới đây trong Chương trình Hội thảo "Cơ chế kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước góp phần phòng, chống tham nhũng - thực trạng và giải pháp hoàn thiện", chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh đã có bài tham luận rất sâu sắc về vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực.
Trong phát biểu về tham luận của mình, ông dẫn chứng điển hình việc nâng điểm trong giáo dục đang là vấn đề nóng hiện nay và cần được xử lý đến cùng và đi đến "gốc rễ". Ông Ánh cho rằng, có xử lý đến gốc vấn đề thì mới chấm dứt được tình trạng tiêu cực trong ngành giáo dục.
Theo ông Ánh nhận định: "Xét ở góc độ luật pháp thì việc nâng điểm trong kì thi THPT quốc gia cũng được coi là một dạng của tham nhũng quyền lực. Hay nói cách thông thường và giảm nhẹ hơn là lạm dụng quyền lực để gian lận trong thi cử".
Để minh chứng cho quan điểm này, ông đã chỉ ra việc lạm dụng chức quyền trong giáo dục được thể hiện cụ thể: "Quyền lực trong giáo dục, cụ thể là quyền dạy, quyền cho điểm, quyền cho thí sinh đỗ hay trượt đang bị buông lỏng để thực hiện những hành vi gian lận trong thi cử. Tác động của nó là tạo ra sự không công bằng, người không xứng đáng thì lại được nhận cái xứng đáng của người khác trong khi người xứng đáng lại bị tước đi cái quyền của họ được hưởng.
Như vậy, vô hình trung bộ máy giáo dục đang bị tiền bạc, quyền lực thay thế cho kiến thức, khả năng, trình độ của học sinh. Đây có thể gọi là tha hóa rất lớn trong giáo dục, nếu lan rộng sẽ làm hỏng bộ máy giáo dục. Điều gì sẽ xảy ra nếu những thí sinh được nâng điểm không bị phát hiện ra và vẫn được học? Với trình độ, năng lực của họ thì sẽ tiếp tục làm tha hóa hệ thống giáo dục phổ thông và có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống giáo dục đại học. Và những con người đó khi họ ra trường, họ lại tiếp tục có được vị trí trong xã hội nhờ việc lạm dụng quyền lực kia đưa lại và cứ thế vô hình trung họ làm hiện tượng tiêu cực trong giáo dục lan rộng hơn và mất kiểm soát."
Trong các thí sinh được nâng điểm vừa qua ở Sơn la thì có tới 12 cán bộ giáo dục và nhà giáo ở tỉnh Sơn La có con được nâng điểm trong kỳ thi trung học phổ thông. Dư luận cũng khá bức xúc và đưa ra câu hỏi sẽ xử lý những cán bộ và nhà giáo này như thế nào? Những người này còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ ngành giáo dục nữa hay không?
Cũng theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, vấn đề hiện nay là phải tiếp cận và xử lý đúng đối tượng trong gian lận thi cử. Bởi chuyện học sinh tự chạy điểm cho mình là rất khó diễn ra, vậy thì người nào đã chạy thì phải xử lý người người đó.
"Thí sinh chỉ là động cơ cho người vi phạm thực hiện hành vi nâng điểm cho thí sinh. Người vi phạm trong trường hợp này có 2 khía cạnh: Một là trực tiếp thực hiện hành vi, thứ hai là điều khiển, ra lệnh hay yêu cầu người khác thực hiện hành vi.
Thí sinh không phải là người vi phạm thì không có câu chuyện là công bố hay không công bố; điều đó không có ý nghĩa trong vấn đề này. Quan trọng hiện tại là ai chạy thì phải công khai, bởi có người nhận thì phải có người đưa và không có chuyện chỉ xử lý những người nhận chạy", ông Ánh nhấn mạnh.
Theo đó, phải đi hết vấn đề thì mới xử được đúng người, đúng tội và mới có tác dụng răn đe để chấm dứt tình trạng nâng điểm trong thi cử.
Lương Minh
Theo baomoi
Chuyên gia tâm lý giải mã hiện tượng chạy điểm thi Vụ hàng trăm thí sinh ở Sơn La gian lận điểm thi đã trở thành một "cơn địa chấn" của ngành Giáo dục. Bên cạnh tranh cãi về việc có nên công bố danh sách thí sinh gian lận, một vấn đề khác rất cần được đặt ra, đó là vì sao người ta lại bất chấp tất cả để chạy điểm, mua...