Không để tái diễn “điểm nóng”
Hôm nay (2-6), gần 1 triệu thí sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Một nét đẹp của kỳ thi năm nay là sự chung tay hỗ trợ các thí sinh khó khăn. Nhiều nơi đưa đón thí sinh, đặt cơm hộp cho các em ăn trưa.
Trước ngày thi, học sinh Trường Thành Nhân (TP.HCM) hạ quyết tâm thi tốt – Ảnh: NHƯ HÙNG
Cô Bích Vân ôn tập môn hóa cho các bạn học sinh Trường THPT Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (TP.HCM) tối 1-6 – Ảnh: Quang Định
Ngày 1-6, các hội đồng coi thi trên cả nước đã tập trung thí sinh tại các điểm thi để phổ biến quy chế, lưu ý thí sinh những việc không được phép làm trong thời gian thi.
Đổ xô mua “phao” thi
Quảng Ninh, Thái Nguyên: 5 phòng thi cũng thành lập cụm thi Theo ban chỉ đạo thi của Thái Nguyên và Quảng Ninh, cứ năm phòng thi là thành lập một hội đồng coi thi độc lập có đầy đủ thành phần như tất cả hội đồng coi thi khác. Mặc dù số hội đồng coi thi trội lên so với năm trước tổ chức “thi cụm” nhưng ban chỉ đạo thi các tỉnh này cho biết thuận lợi hơn khi xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho thí sinh. Những thí sinh đến điểm thi phải qua suối, đập tràn đã được bố trí trọ gần điểm thi để phòng bão lũ. Tại điểm thi ở đảo Cô Tô, do đảo cách đất liền gần 1 giờ 30 phút chạy tàu nên ban chỉ đạo thi của tỉnh đã bố trí giao đề thi sớm hơn một ngày so với các nơi khác. Có riêng một chuyến tàu áp tải đề thi ra đảo này. ĐĂNG NGỌC
Trong ngày 1-6, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tại nhiều hội đồng coi thi ở Ba Vì, Đan Phượng (Hà Nội)… ngay sau buổi nghe phổ biến quy chế thi, nhiều thí sinh đã đổ xô mua “phao” thi và tài liệu thu nhỏ.
Video đang HOT
Các thí sinh dự thi tại một số hội đồng coi thi thuộc huyện Ba Vì cho biết: tất cả nhà sách, sạp báo tư nhân đều có sẵn tài liệu thu nhỏ được đóng thành quyển bán với giá 10.000 đồng/quyển. “Tài liệu môn sử được nhiều bạn mua nhất” – một thí sinh thừa nhận. Với việc giao cho địa phương chủ động, dư luận lo ngại nhiều “điểm nóng” tại các huyện ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là khu vực Hà Tây cũ, sẽ tái diễn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hiệp Thống – phó giám đốc sở GD-ĐT, thường trực ban chỉ đạo thi của Hà Nội – khẳng định: “Sẽ không có chuyện tái diễn “điểm nóng”. Ban chỉ đạo thi Hà Nội đã chỉ đạo các cụm thi, hội đồng coi thi độc lập phối hợp với các lực lượng an ninh và chính quyền nhằm rà soát từ khu vực dân cư, kiểm soát chặt chẽ khu vực thi, kiên quyết không sử dụng những điểm thi không có tường rào, hoặc có cụm dân cư trong khu vực trường học nhằm phòng tránh việc người dân tổ chức ném “phao” cho thí sinh.
Đưa đón thí sinh đi thi
Trong khi đó, nhiều địa phương đã lên kế hoạch hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh bước vào kỳ thi. Ông Lê Hữu Hân, hiệu trưởng Trường THPT Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TP.HCM), cho biết nhà trường tổ chức 10 ôtô đưa đón 229 học sinh đi thi ở hội đồng thi An Nghĩa. Đoạn đường từ Trường Cần Thạnh đến hội đồng coi thi gần 30km nên ngày thi đầu tiên (2-6) học sinh phải có mặt tại trường từ 4g30 để lên xe đi thi. Kinh phí đi lại một phần do huyện Cần Giờ hỗ trợ, phần còn lại phụ huynh học sinh đóng góp. Ngoài ra, trường đã liên hệ với Trường tiểu học An Nghĩa – ở gần hội đồng coi thi – cho học sinh Cần Thạnh vào đó nghỉ trưa, chờ đến giờ thi chiều. Các giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh đi thi cũng đã đặt cơm hộp cho các em ăn trưa…
Tương tự, Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi, TP.HCM) cũng tổ chức xe đưa đón miễn phí dành cho những học sinh phải đi đến hội đồng coi thi xa hơn 15km. Ông Nguyễn Văn Cải, hiệu trưởng Trường Quang Trung, chia sẻ: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Quang Trung và các trường THPT khác trong huyện đã liên hệ với một số tiệm cơm và một số hộ gia đình gần các hội đồng coi thi để kêu gọi họ áp dụng cách bán cơm “đặc biệt” dành cho thí sinh trong ba ngày thi, bảo đảm các em không bị “chặt chém” và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”.
“Tại Đồng Tháp, những trường có học sinh đi thi ở những hội đồng coi thi ghép hoặc hội đồng coi thi cụm (như Trường THPT Lấp Vò 3, Trường Hồng Ngự 2, Trường Tân Thành…), ban giám hiệu nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh đi tiền trạm và tổ chức xe đưa đón thí sinh cho thuận lợi” – bà Phan Thị Thu Hà, phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp, cho hay.
Cũng giống như Đồng Tháp, “Ở Bình Dương, tất cả trường có thí sinh phải đi thi xa, ban đại diện cha mẹ học sinh đều tổ chức xe đưa đón các em, đồng thời giáo viên chủ nhiệm đi theo để động viên tinh thần các em” – ông Trần Trọng Hoàng, chánh văn phòng Sở GD-ĐT Bình Dương, cho hay.
Bên cạnh đó, một hình thức hỗ trợ thí sinh được nhiều người khen ngợi là cách làm của Trường THPT Đoàn Văn Tố, tỉnh Sóc Trăng. “Ngay từ những ngày ôn thi tốt nghiệp THPT, ban đại diện cha mẹ học sinh đã tổ chức nấu cơm phục vụ học sinh ăn trưa. Công tác này sẽ kéo dài đến khi các em thi xong” – ông Trần Việt Hùng, giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, thông tin.
Điện Biên: cấp 10 tấn gạo Tỉnh Điện Biên đã cấp 10 tấn gạo cho chín trường THPT khó khăn nhất để phục vụ học sinh (HS) trong thời gian ôn thi và đi thi. Từ trước ngày thi, những HS ở khu vực xa điểm thi đã được các hội đồng coi thi phối hợp với hội cha mẹ HS bố trí chỗ trọ, tổ chức nấu ăn cho các em. Cùng với các thầy cô giáo, nhiều phụ huynh đã tình nguyện tham gia tổ chức bếp ăn, hỗ trợ HS nghèo tại các điểm thi. (V.Hà) Bắc Kạn: thí sinh ở trong lán gần điểm thi Ngoài một số HS ở trọ nhà dân, nhiều điểm thi ở Bắc Kạn đã bố trí cho thí sinh ở trong các lán dựng trên các sườn đồi bỏ hoang hoặc trong vườn nhà dân. Đây là những lán được làm cho HS các khối lớp 10, 11, 12 ở tạm trong quá trình học, nay dùng cho thí sinh chuẩn bị đi thi. Trước ngày thi, các lán đều được nối điện từ nhà dân xung quanh để HS ôn bài, có thùng chứa nước sạch và bếp củi để nấu ăn. Các trường phối hợp với phụ huynh tổ chức nấu ăn cho HS tại các lán trọ. (V.Hà) Lai Châu: 2 xã lần đầu tiên có thí sinh Lai Châu năm nay có 2.319 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Đây là một trong những tỉnh có số thí sinh dự thi ít nhất. Ông Phạm Nam Dương, trưởng phòng khảo thí Sở GD-ĐT Lai Châu, cho biết kỳ thi này có thêm hai xã là Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) và Mường Kim (Than Uyên) lần đầu tiên có HS dự thi với trên 100 HS. Các hội đồng coi thi có HS các xã trên đều huy động 100% lực lượng giáo viên, nhân viên (không tham gia coi thi) để đón HS và tổ chức nấu ăn phục vụ các em trong những ngày thi. (V.Hà) Kon Tum: hỗ trợ thí sinh dân tộc thiểu số Huyện Tu Mơ Rông đã trích ngân sách địa phương hỗ trợ 500.000 đồng/thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, giúp thí sinh phương tiện đi lại và chi phí ăn ở suốt quá trình tham gia kỳ thi. Huyện Kon Plông đã quyết định hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn ở và đi lại cho các thí sinh. Tổng số thí sinh dân tộc thiểu số của hai huyện này là 110 thí sinh. (T.T.NHI)
VĨNH HÀ – HOÀNG HUƠNG
Theo Tuổi trẻ
Phó Chủ tịch UBND TPHCM động viên thí sinh thi tốt nghiệp
Sáng nay, ông Hứa Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch UBND TPHCM và Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn đã có mặt tại điểm thi trường THPT Trần Đại Nghĩa (Q.1) để động viên tinh thần các thí sinh trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Sáng nay, hơn 66.000 học sinh TPHCM bước vào buổi thi tốt nghiệp THPT đầu tiên. Toàn thành có 109 hội đồng, trong đó có 30 hội đồng thi ghép vừa có hệ giáo dục phổ thông lẫn giáo dục thường xuyên (GDTX).
Đa phần, tâm trạng của các thí sinh không quá căng thẳng, nhiều em cho biết chỉ hồi hộp chút trong buổi đầu tiên. Từ lúc 6g sáng, thí sinh Vũ Thị Huệ, học sinh trường THPT Ernst Thalmann (Tenlơman) đã có mặt tại điểm thi trường THPT Trần Đại Nghĩa (Q.1). Huệ cho biết sáng nay thức dậy từ lúc 4g để chuẩn bị đi thi, "về cơ bản em cũng không lo lắm nhưng buổi thi đầu nên hơi hồi hộp chút vì quy chế thi em cũng mới nắm tàm tạm".
Đặc biệt, tại điểm thi này buổi khai mạc kỳ thi diễn ra đơn giản, nghiêm túc và đặc biệt có sự động viên của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn. Cũng dịp này, ông Lê Hông Sơn cho biết, điểm mới của năm nay là "thí sinh đến muộn 15 phút vì các lí do đột xuất nào đó vẫn được vào thi. Tuy nhiên, các thí sinh này sẽ được bố trí một phòng thi riêng".
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn động viên tinh thần thí sinh trước khi vào phòng thi. (Ảnh: Hoài Nam)
Trong khi đó, tại điểm thi trường THPT Hoàng Hoa Thám (Q. Bình Thạnh) là một trong các hội đồng thi ghép ở thành phố, nhưng công tác tổ chức ở điểm thi này khá tốt. Phần lớn các thí sinh đều cho biết khá thoải mái tâm lý. Chỉ có một số thí sinh hệ GDTX thì có phần căng thẳng trước khi vào phòng thi môn ngữ văn đầu tiên.
Đáng mừng là tại các điểm thi như trường THPT Trần Đại Nghĩa, THPT Hoàng Hoa Thám (Q.Bình Thạnh), THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q. Tân Bình) tình hình giao thông khá trật tự, không xảy ra ùn tắc. Tại các điểm thi này, buổi thi sáng nay không ghi nhận tình trạng thí sinh nào đến muộn.
Điểm thi trường THPT Hoàng Hoa Thám (Q. Bình Thạnh) nằm ngay ngã 3 nhưng tình hình trật tự giao thông ở đây vẫn khá trật tự (ảnh : Hồng Nhung)
Thí sinh kiểm tra niêm phong đề thi (ảnh : Hồng Nhung)
Thí sinh làm thủ tục trước khi vào phòng thi tại hội đồng thi THPT Nguyễn Thượng Hiền (ảnh : Thảo Trần)
Tâm lý khá thoải mái trong buổi thi đầu tiên (ảnh : Thảo Trần)
Theo Dân Trí
14 điều thí sinh tuyệt đối lưu ý khi thi tốt nghiệp THPT Theo quy chế, thí sinh được đến chậm 15 phút (tính từ giờ làm bài) nhưng muộn hơn sẽ bị cấm thi. Với đề có phần tự chọn, thí sinh chỉ được làm một phần, ở môn trắc nghiệm, tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác. Ngày...