Không để sót lọt tin báo tố giác tội phạm
Chiều 22-5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về 2 Dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân ( sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Sáng cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Bắt buộc mua bảo hiểm y tế
Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, phần lớn các biểu nhất trí quy định BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc, tuy nhiên nhiều nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi khi chất lượng khám chữa bệnh còn có sự chênh lệch đáng kể. ĐB Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái) hoàn tàn tán thành quy định BHYT là bắt buộc. Do hiện luật không có quy định bắt buộc người dân tham gia BHYT nên mới có tình trạng lựa chọn ngược. Hiện nhiều người có thu nhập cao, kinh tế ổn định nhưng không tham bảo hiểm y tế, chỉ có người mắc bệnh hiểm nghèo, không có khả năng chi trả mới tham gia, dẫn đến nguy cơ mất cân đối quỹ.
Theo ĐB Bùi Thị An (Hà Nội), để luật đi vào cuộc sống, ngoài việc tuyên truyền cho người dân nên quy định những chế tài xử lý thích đáng đối với những đối tượng không thực hiện. Song, điều quan trọng là ngành y tế cần triển khai các biện pháp hiệu quả hơn nữa để nâng cao y đức cũng như chất lượng khám chữa bệnh, xử lý nghiêm những hành vi thiếu y đức trong ngành.
Dù vậy, nhiều ĐB tỏ ra khá băn khoăn về tính khả thi của quy định này. Bởi, thực tế hiện nay cho thấy chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế chưa đồng đều về chuyên môn, kỹ thuật nên mới có việc việc người dân đi khám vượt tuyến, gây ra tình trạng quá tải. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, trước khi bắt buộc người dân phải mua BHYT thì các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm khắc phục sớm chất lượng khám chữa bệnh, quá tải tại các bệnh viện.
ĐBQH, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội góp ý vào dự thảo Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi)
Video đang HOT
Nên thi tuyển chức danh tư pháp
Chiều 22-5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về 2 Dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho biết, sửa luật để đảm bảo bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn nhưng đọc dự thảo thì chưa đáp ứng được yêu cầu này. ĐB Đinh Xuân Thảo cũng băn khoăn với quy định về tuổi nghỉ hưu của kiểm sát viên và việc tranh tụng tại tòa. “Quy định về tranh tụng phải rõ ràng hơn, đảm bảo bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng” – ĐB Đinh Xuân Thảo nói.
Góp ý vào dự án Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi), ĐBQH, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, quy định về trách nhiệm thống kê hình sự và tội phạm của VKSND tại dự thảo là không thực tế. Nếu có giao nhiệm vụ này thì VKSND cũng sẽ không làm bởi sẽ trái với Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự (quy định về việc tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm).
Theo quy định, cơ cấu, tổ chức của VKSND cũng là nơi tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm nhưng sau đó, sẽ chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Hiện nay, để giải quyết tin báo tố giác tội phạm, cơ quan công an đã có hệ thống tổ chức từ các phường xã. Ngoài xử lý tin tố giác, ngành công an còn có hệ thống kèm theo thực hiện công tác phòng, chống tội phạm. Vì vậy, việc tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm nên giao cho cơ quan công an, nơi hiện nay đang đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Thêm nữa, giả sử điều luật này được thông qua cũng sẽ khó khả thi bởi cơ quan VKSND sẽ không có đủ người để làm việc này.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung nói: “Tôi ủng hộ quan điểm VKSND nên giữ chức năng giám sát, kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác tội phạm của cơ quan công an và các cơ quan khác. Như vậy, sẽ hợp lý hơn. Trước đây, Hà Nội là đơn vị đầu tiên trên cả nước thí điểm để VKSND TP Hà Nội kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác tội phạm của Phòng Cảnh sát Hình sự và lực lượng cảnh sát hình sự CATP Hà Nội. Chúng tôi thấy, khi VKSND làm tốt việc này, sẽ đảm bảo tiếp nhận và giải quyết kịp thời tin báo của nhân dân, tránh sót lọt. Việc này cũng đảm bảo thực hiện đúng quy định về quy trình giải quyết tin báo tố giác tội phạm theo luật định cũng như không để xảy ra khiếu kiện kéo dài”.
Cho ý kiến các 2 dự án này, ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho biết, xu hướng chung trên thế giới là phải thi tuyển các chức danh tư pháp. “Chúng ta nên quy định việc này. Tuy nhiên, điều băn khoăn là thi tuyển chỉ biết được năng lực thôi chứ khó nắm được phẩm chất đạo đức”.
Theo ANTD
Bảo hiểm y tế chưa phải "bùa hộ mệnh" cho người dân
Sáng nay, 22-5, thảo luận tại hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, nhiều đại biểu cho rằng, chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam chưa đồng đều, nhiều người có bảo hiểm y tế nhưng sẵn sàng bỏ tiền ra để khám dịch vụ. Do vậy, cần có chính sách để người dân thực sự được hưởng dịch vụ tốt của bảo hiểm.
Trước khi tham gia thảo luận, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tập trung vào một số nội dung quan trọng, đó là sửa đổi các quy định về bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế; về quy định tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; về quản lý, phân bổ sử dụng và xử lý kết dư, bội chi quỹ bảo hiểm y tế; về quy định giảm mức cùng chi trả đối với thân nhân người có công với cách mạng, người thuộc hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; về thanh toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với bệnh nhân tự đi khám bệnh, chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Theo các đại biểu, đây là dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhưng nhiều quy định hiện hành đang gặp vướng mắc cần tháo gỡ.
Khá đông ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chưa nói rõ một số quy định gây bức xúc trong nhân dân như chi trả khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến...
Theo đại biểu, Tôn Ngọc Hạnh (Đắc Nông): Hiện chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam chưa đồng đều, người dân hay dồn lên bệnh viện tuyến trên, làm các bệnh viện tuyến trên ùn tắc. Bên cạnh đó, số đông người dân đều đi khám trái tuyến vì tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu.
Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp) cũng cho rằng, dịch vụ khám ở các bệnh viện rất khác nhau, nhiều người có bảo hiểm y tế nhưng sẵn sàng bỏ tiền ra để khám dịch vụ. Do vậy, cần có chính sách để người dân thực sự được hưởng dịch vụ tốt của bảo hiểm.
Nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù trong luật đã quy định cụ thể các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT nhưng việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng này chưa cao.
Theo ý kiến của các đại biểu, để thực hiện được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân thì cần phải quy định bắt buộc tham gia đối với tất cả các đối tượng, Nhà nước sử dụng cơ chế hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho một bộ phận người dân tham gia BHYT, cũng như cơ chế chính sách về giá dịch vụ y tế để thúc đẩy toàn dân tham gia bảo hiểm y tế.
Cũng theo các đại biểu Quốc hội, Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về số lượng trẻ em bị suy dinh dưỡng, nằm trong nhóm 34 nước có gánh nặng về suy dinh dưỡng. Hiện chúng ta có Việt Nam có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, 220.000 suy dinh dưỡng nặng, có nguy cơ tử vong.
Do vậy, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em và có dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em chống lại tình trạng suy dinh dưỡng. Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ thấp còi xuống dưới 20%.
Các đại biểu cũng đưa ra ý kiến về dịch sởi bùng phát trong thời gian vừa qua. Theo đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang), dịch sởi và chân tay miệng trong thời gian qua là bằng chứng điển hình, những em bị suy dinh dưỡng, có thể trạng yếu dễ mắc bệnh và có tỉ lệ tử vong cao hơn những em có không bị suy dinh dưỡng. Do vậy, cần có những dịch vụ y tế đầy đủ để trong sóc trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Đồng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho rằng: Luật Bảo hiểm y tế chưa đề cập tới bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em. "Tôi tha thiết đề nghị cần bổ sung quy định chi trả cho trẻ em dưới 5 tuổi đi khám suy dinh dưỡng. Trẻ em cần có đầy đủ các dịch vụ về bảo hiểm y tế về dinh dưỡng", đại biểu Tiến Sinh nói.
* Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi và dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân sửa đổi.
Theo ANTD
Minh bạch, rõ ràng để yên tâm làm ăn Ngày 21-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến vào Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, việc sửa luật phải tạo thông thoáng song cũng cần lưu ý việc hạn chế, phòng ngừa hiện tượng lừa đảo, tiêu cực trong kinh doanh. Tại phiên thảo luận, Chủ tịch...