Không để sinh viên “tự bơi”
Tại các trường ĐH ở Đà Nẵng, việc học ngoại ngữ được nhà trường chú trọng ngay từ đầu khóa học để bảo đảm chuẩn đầu ra cho sinh viên khi tốt nghiệp
Sinh viên lớp quản trị kinh doanh của Trường ĐH Duy Tân học tiếng Anh tại trường. Ảnh: Trần Hân
Mặc dù áp dụng các chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác nhau nhưng các trường ĐH tại Đà Nẵng đều tổ chức khảo sát và mở lớp học ngoại ngữ cho sinh viên. Việc học ngoại ngữ kéo dài trong suốt quá trình học nhằm giúp sinh viên có thể dễ dàng vượt qua chuẩn ngoại ngữ để được xét tốt nghiệp.
Môn học chính khóa
Tại Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, chuẩn đầu ra tiếng Anh được quy định tùy từng ngành, dao động từ khoảng TOEIC 450-500. Thạc sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Phó trưởng Phòng Đào tạo, cho biết từ năm 2008, trường này áp dụng quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên. Tuy nhiên, việc dạy và học ngoại ngữ đã được chú trọng từ những năm trước khi áp dụng chuẩn. Theo đó, ngoại ngữ được xem là môn học chính khóa và được tính vào điểm tích lũy trung bình. Bắt đầu nhập học, sinh viên phải trải qua kỳ khảo sát tiếng Anh, sau đó tùy theo kết quả mà được xếp vào lớp học tương ứng với trình độ. Đối với các sinh viên không học tiếng Anh ở bậc phổ thông, phòng đào tạo sẽ linh hoạt tổ chức một lớp tiếng Anh dự bị để giúp họ nắm vững kiến thức.
Mặt khác, đối với chuẩn đầu ra tiếng Anh, sinh viên có thể tự tích lũy các chứng chỉ ở ngoài trường. Để giảm bớt lệ phí thi của sinh viên, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng tổ chức một kỳ thi sát hạch với trình độ tương đương những chứng chỉ trên với khoản tiền 60.000 đồng/sinh viên. Tại Đà Nẵng, cách làm này cũng được áp dụng ở các trường: ĐH Bách khoa, ĐH Kiến trúc, ĐH Duy Tân.
Trau dồi suốt khóa học
Video đang HOT
GS-TS Nguyễn Tấn Quý, Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, cho biết đây là năm học đầu tiên nhà trường quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên với mức TOEIC 350. Song song với việc đạt chuẩn, trường vẫn tổ chức dạy ngoại ngữ nhằm tránh tình trạng sinh viên sao nhãng việc học.
GS-TS Nguyễn Tấn Quý tin chắc rằng số lượng sinh viên thiếu chứng chỉ đầu ra tiếng Anh sẽ rất ít, vượt qua chương trình đào tạo tiếng Anh trong trường thì sinh viên ắt hẳn đạt chuẩn dễ dàng. “Các năm sau, nhà trường cũng dự kiến sẽ nâng mức chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên cao hơn mức hiện hành”- GS-TS Nguyễn Tấn Quý khẳng định.
Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Phú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, nhà trường luôn định hướng cho sinh viên tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ bên cạnh các môn chuyên ngành. Chính vì vậy, sinh viên của trường phải trau dồi liên tục tiếng Anh từ năm nhất đến năm cuối để hỗ trợ cho công việc sau này.
Thạc sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh thì cho rằng việc thả nổi cho sinh viên tự học ngoại ngữ như một số nơi là không nên, cần thiết phải xem tiếng Anh như một môn học bắt buộc. Bên cạnh việc quy định chuẩn ngoại ngữ đầu ra, các trường phải tính tới việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên. Khi đó sinh viên sẽ có ý thức đối với việc học môn này và kết quả chuẩn đầu ra sẽ bảo đảm chất lượng chứ không mang tính chất đối phó.
Ít sinh viên nợ chứng chỉ Theo thống kê của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, khóa 2006 -2011 chỉ có 10 sinh viên không được xét tốt nghiệp vì thiếu chứng chỉ ngoại ngữ. Đây là khóa đầu tiên nhà trường quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ là TOEIC 450.
Tại Trường ĐH Duy Tân, số sinh viên không ra trường vì thiếu chứng chỉ ngoại ngữ cũng rất thấp, chỉ khoảng vài phần trăm mỗi năm.
Theo NLĐ
1 triệu nhà giáo chờ phụ cấp
Hơn 1 triệu nhà giáo sẽ được nhận phụ cấp thâm niên kể từ ngày 1-9, thông tin từ một nghị định mang đến niềm vui trước thềm năm học mới.
Tuy nhiên nghị định ban hành từ đầu tháng 7 nhưng gần nửa năm trôi qua, khoản phụ cấp này hãy còn xa vời.
Với nghị định 54/2011/NĐ-CP, ước tính thu nhập bình quân của nhà giáo (có thời gian công tác năm năm trở lên) sẽ tăng khoảng 465.000 đồng/người/tháng. Sẽ có khoảng 1 triệu thầy cô giáo nhận được phụ cấp này. Thế nhưng...
Chưa có thông tư, chưa phụ cấp
Thầy Đào Hồng Khởi, giáo viên ở TP Biên Hòa, Đồng Nai, tâm tư: "Quy định phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là một tín hiệu tích cực cho thấy sự quan tâm, đầu tư đặc biệt của xã hội và Nhà nước cho giáo dục, là một quyết sách được đông đảo nhà giáo hồ hởi đón nhận. Thế nhưng, chờ mãi đến thất vọng. Nhiều người hụt hẫng vì có tin đồn sẽ cắt phụ cấp, có người lại nói đến tháng 12 sẽ có... Ngay cả lãnh đạo trường cũng lắc đầu chưa rõ. Không biết đến khi nào chế độ phụ cấp thâm niên giáo viên mới được thực hiện!".
Thầy Trần Đức Thủy, Trường THPT Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang, bức xúc: "Vì sao nghị định ra đời đã lâu mà các cơ quan chức năng chưa thực thi? Phải chăng còn sự ách tắc thủ tục rườm rà hay thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành? Chúng tôi tha thiết đề nghị Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành cần vào cuộc sớm để giáo viên thật sự nhận được phụ cấp như thông tin được chính ông vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT từng nói từ ngày 1-7". Không chỉ giáo viên, ngay chính các thầy cô hiệu trưởng cũng chưa rõ khi nào mới có phụ cấp. Nhiều hiệu trưởng tại TP.HCM cười xòa: "Chúng tôi cũng chỉ biết chờ đợi chứ không rõ lý do vì sao có sự chậm trễ này. Khi nào giáo viên mới thật sự nhận được phụ cấp là chuyện ách tắc gì đó ở cấp trên".
Vậy thật ra ách tắc ở đâu? Nguyên nhân sự chậm trễ phụ cấp thâm niên theo lý giải của thầy Trần Trọng Khiếm, giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ, chỉ vì có nghị định nhưng chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện nên địa phương chưa thể triển khai. Ông Văn Công Sang, trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: phụ cấp thâm niên đã quy định thì chắc chắn giáo viên sẽ được nhận. Nếu trễ, giáo viên sẽ được truy lãnh. Cấp trên hướng dẫn tính phụ cấp từ thời điểm nào, các sở sẽ thực hiện đúng và đủ. Vấn đề là chưa biết khi nào có thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định.
Một tiết học tại Trường THPT Giồng Ông Tố, Q.2, TP.HCM. Bao giờ thầy cô giáo thâm niên mới nhận phụ cấp?
Những nhà giáo không hưởng phụ cấp thâm niên
Cùng với việc chậm thực hiện, xung quanh quy định về phụ cấp thâm niên cho nhà giáo còn rất nhiều băn khoăn. Cô giáo Hoàng Mai, một cán bộ quản lý ở Sở GD-ĐT Lào Cai, thắc mắc: "Quy định chỉ áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy. Vậy đối với cán bộ quản lý cấp phòng, sở GD-ĐT thì không được hưởng. Điều này càng khiến cho việc thu hút cán bộ có tài, đức làm quản lý thêm khó khăn. Trên thực tế, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn khi tìm cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT. Nếu những chính sách cho nhà giáo vẫn phân biệt giữa người trực tiếp đứng lớp và cán bộ giảng dạy trực tiếp thế này thì đúng là "làm khó" chúng tôi".
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng vừa có đề xuất chế độ cho đối tượng giáo viên được điều động làm công tác quản lý ở các phòng và sở GD-ĐT. Đây là nguồn giáo viên thâm niên và giỏi chuyên môn nhưng lại "thiệt thòi" về chế độ đãi ngộ. TP.HCM có khoảng 500 cán bộ, giáo viên thuộc diện này. Với chính sách hiện nay, sau khi được điều động từ trường về làm công tác ở phòng và sở, thu nhập hằng tháng mỗi người giảm 2-2,5 triệu đồng.
Quy định phụ cấp thâm niên cũng khiến nhiều giáo viên sắp nghỉ hưu, đã nghỉ hưu ở Hà Nội tâm tư. Một giáo viên sẽ nghỉ hưu vào tháng 1-2012 chia sẻ: Lương giáo viên đã thấp, lương giáo viên nghỉ hưu lại càng thấp nhưng những phụ cấp lại chỉ dành cho người đang công tác. Tôi thấy không hợp lý vì với những giáo viên mấy chục năm trong nghề, giờ nghỉ hưu thì bị gạt ra ngoài".
Tại phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu cũng đặt câu hỏi về vấn đề này. Bộ trưởng đã giải thích thêm: "Khi trình bày, đề xuất với Chính phủ, với Thường trực Chính phủ, chúng tôi có đề xuất chế độ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Nhưng khi Luật giáo dục sửa đổi được thông qua lại không có nội dung cho đối tượng cán bộ quản lý giáo dục được hưởng phụ cấp thâm niên, quy định về phụ cấp thâm niên cũng không tái lập đối với thế hệ giáo viên trước".
Về điều này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết thêm: Chính phủ và Thủ tướng cũng đã quyết định sẽ có một chế độ phụ cấp thích hợp đối với những giáo viên không nằm trong diện được hưởng phụ cấp thâm niên. Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT cũng hứa sớm hoàn tất việc trình Thủ tướng để có quyết định chế độ phụ cấp cho các đối tượng trên (nhà giáo đã nghỉ hưu và nhà giáo đang làm quản lý giáo dục) trong năm 2012.
"Sẽ còn chờ lâu" Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết: Hiện nay vẫn đang gấp rút hoàn tất hướng dẫn thực hiện phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Trong khi đó, theo thông tin từ các sở GD-ĐT, thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này hiện vẫn còn là dự thảo. Nhiều tỉnh thành đã có văn bản góp ý dự thảo này gửi về bộ trong tháng 10-2011 nhưng chưa rõ khi nào mới có hướng dẫn chính thức. Và theo tiên lượng của nhiều sở, có thể giáo viên sẽ còn phải chờ lâu vì sau khi Bộ GD-ĐT tổng hợp ý kiến các tỉnh thành sẽ còn phải chờ sự thống nhất từ các bộ khác mới có thể có thông tư chính thức.
Theo TTO
Nên có ít nhất 2 bộ sách tiếng việt! Trước những tranh luận về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 khó, xa rời thực tế, PV đã gặp chủ biên cuốn sách, PGS. TS. Đặng Thị Lanh. PGS Lanh cho biết, 70% học sinh lớp 1 Việt Nam ở nông thôn nên quen thuộc với những từ "được xem là khó". Còn với học sinh thành phố, giáo viên sẽ dùng...