Không để học sinh hổng kiến thức vì học trực tuyến
Nhiều địa phương yêu cầu rà soát lại phần nội dung, kiến thức đã học trực tuyến khi học sinh trở lại trường.
Học sinh trở lại trường với yêu cầu nghiêm ngặt phòng chống dịch Covid-19 – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Ba Đình (Hà Nội), cho biết vì dạy học trực tuyến không thể đạt hiệu quả 100% như dạy trực tiếp nên yêu cầu đầu tiên sau khi học sinh (HS) trở lại trường là giáo viên (GV) phải rà soát lại phần nội dung, kiến thức đã học chứ không thể tiếp nối dạy theo tiến độ chương trình ngay.
Việc rà soát này nhằm biết HS đã nắm được nội dung kiến thức nào khi học trực tuyến, phần nào phải củng cố, thậm chí là dạy lại. Yêu cầu đặt ra là HS không bị hổng kiến thức vì học trực tuyến mà GV và nhà trường không kiểm soát được. Cũng theo ông Thuận, với lứa tuổi HS lớp 1, 2, 3 thì yêu cầu đặt ra càng sát sao hơn, không vì tiến độ chương trình mà “đốt cháy” giai đoạn.
Covid-19 dần ổn, học sinh TP.HCM đi học trở lại vào ngày 1.3
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cũng cho rằng không thể yên tâm hoàn toàn với quá trình dạy học trực tuyến. GV có trách nhiệm kiểm tra và ôn tập lại cho các em, không thể “nhắm mắt làm ngơ” để yên tâm rằng thời gian qua HS đã được học trực tuyến rồi.
Ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang, cho biết trong thời gian tạm thời nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch Covid-19, các trường trên địa bàn tỉnh không tổ chức dạy và học trực tuyến bài học mới. Sở khuyến khích GV tăng cường kết nối với HS qua mạng internet, giao bài tập cho HS để các em có điều kiện củng cố, ôn lại kiến thức. Ngày 22.2, HS toàn tỉnh đã trở lại trường và tiếp tục học theo tiến độ chương trình nên không có khó khăn gì về thời gian năm học do Bộ GD-ĐT ban hành.
Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 24.2: Đã có vắc xin nhưng các ổ dịch vẫn nóng
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết Sở đã có văn bản yêu cầu khi HS từ tiểu học đến THPT quay trở lại học tập trung, trường học phải rà soát, đánh giá kết quả học qua internet, từ đó hướng dẫn GV tinh giản nội dung dạy học, điều chỉnh kế hoạch học tập theo hướng kế thừa những gì đã triển khai khi học trực tuyến. Việc này nhằm tối ưu thời gian và nội dung cần học trong chương trình, giúp đảm bảo thực hiện kế hoạch năm học 2020 – 2021.
Tin vào thành công
Hơn 1 năm sống chung với Covid-19, giáo dục gần như đã chuyển từ trạng thái bị động sang làm chủ tình thế.
Ảnh minh họa/INT
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã đẩy toàn nhân loại vào tình huống khó khăn, thách thức chưa từng có. Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) phải phong tỏa hoàn toàn, rồi các nước lần lượt đóng cửa biên giới... Dịch bệnh khiến cả thế giới dừng bước trước bài toán "sinh mệnh" và "sinh kế". Giáo dục tất nhiên cũng không thể nằm ngoài thử thách chưa từng có tiền lệ này.
Còn nhớ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2020, chỉ riêng việc có nên cho học sinh tiếp tục đến trường hay không đã khiến báo chí, dư luận tiêu tốn vô số giấy mực. Nếu cho học sinh tạm dừng đến trường, làm sao để hoạt động giáo dục không bị "đứt gãy", hoàn thành kế hoạch năm học... là câu hỏi làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục.
Trong hoàn cảnh ấy, mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch bệnh, vừa hoàn thành kế hoạch năm học được lãnh đạo ngành Giáo dục đưa ra với quyết tâm mạnh mẽ. Chủ trương "tạm dừng đến trường, không dừng học" nhanh chóng đến với mọi cán bộ, giáo viên, HSSV. Hoạt động dạy học qua Internet, trên truyền hình ổn định dần từ khởi đầu bỡ ngỡ. Có những giáo viên gần như cả đời dạy học xa lạ với máy tính, Internet, nhưng trong hoàn cảnh này đã vượt qua chính mình để hoàn thành nhiệm vụ dạy học trực tuyến...
Năm 2021, dù dịch bệnh quay trở lại với mức độ nguy hiểm cao hơn, sức ảnh hưởng khủng khiếp hơn, nhưng ngành Giáo dục không phải đối mặt với tình trạng dò đường, tìm lối. Vốn liếng năm 2020 để lại là kinh nghiệm, hàng loạt các văn bản, hướng dẫn để địa phương, nhà trường chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và triển khai ngay dạy học trực tuyến... Điều này thể hiện rất rõ trong chỉ đạo, điều hành chủ động của ngành Giáo dục thời gian qua.
Năm 2021, trước dịch Covid-19, ngành Giáo dục các địa phương đã chủ động báo cáo UBND tỉnh, thành phố xin ý kiến về việc cho học sinh tạm dừng đến trường. Tại những địa phương đã cho học sinh đi học trở lại, đồng thời với việc triển khai các biện phòng chống dịch, nhà trường được chủ động bố trí kế hoạch dạy học để bảo đảm nội dung, chương trình theo biên chế thời gian năm học 2020 - 2021; đẩy mạnh các hoạt động giáo dục nhằm hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Với địa phương học sinh tạm dừng đến trường, hoạt động dạy học qua Internet, trên truyền hình được triển khai nhanh chóng, chủ động, để dù tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học. Đơn cử tại Vĩnh Phúc, dạy học trực tuyến được triển khai từ ngày 22/2. Sở GD&ĐT Đồng Tháp dự kiến 2 phương án: Thời gian tạm nghỉ không quá 2 tuần và thời gian tạm nghỉ kéo dài đến 1 tháng; đồng thời có hướng dẫn cụ thể với từng trường hợp.
Thái Bình yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục trở lại trường để thực hiện công tác chuyên môn, tổ chức dạy học trực tuyến và các hình thức dạy học khác phù hợp với từng nhóm học sinh, môn học và điều kiện của nhà trường từ 17/2... Tâm dịch Hải Dương cũng đã phủ việc dạy học trực tuyến đến tất cả nhà trường... Dạy học trực tuyến không còn là giải pháp tình thế mà thực sự là một phần không thể thiếu của hoạt động giáo dục.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ GD&ĐT chiều 19/2, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Cần đặt thời gian còn lại của năm học trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch để kịp thời có kịch bản phòng, chống". Với quyết tâm mạnh mẽ của từ người đứng đầu ngành tới toàn bộ đội ngũ nhà giáo, HSSV; với kinh nghiệm và niềm tin từ năm 2020; sự chuẩn bị tốt hơn về điều kiện và tâm thế, chúng ta có niềm tin vào thành công tiếp tục của mục tiêu kép mà ngành Giáo dục đưa ra trong năm 2021.
Học sinh đi học từ 1.3, sinh viên ĐH khi nào trở lại trường? Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, TP.HCM đã cho học sinh trở lại trường từ ngày 1.3 tới. Vậy sinh viên các trường ĐH tại TP.HCM khi nào trở lại trường? Sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM những ngày đầu trở lại trường sau đợt nghỉ phòng dịch Covid-19 năm 2020 - HÀ ÁNH Trưa nay 24.2, UBND TP.HCM đã ban hành...