Không để học sinh bỏ học sau Tết
Sau Tết, học sinh phải trở lại trường để học theo đúng thời gian quy định. Nhà trường, giáo viên có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức dạy học, đặc biệt là phải sốc lại tinh thần học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.
Sở GD-ĐT Quảng Nam yêu cầu các trường học phải đảm bảo sĩ số học sinh trước và sau Tết Nguyên đán 2019 (Ảnh: Dân trí)
Tuy nhiên, đối với các trường ở địa phương miền núi thì rất lo học sinh bỏ học sau Tết. Để ngăn chặn tình trạng này, nhà trường thường xuyên phân công giáo viên bám bản, bám làng, bám từng gia đình…để vận động các em đến lớp, đây là một nhiệm vụ rất vất vả của các giáo viên và không phải lúc nào giáo viên cũng hoàn thành nhiệm vụ.
Hầu hết các địa phương miền núi có điều kiện kinh tế – xã hội rất khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nông nghiệp; dân cư chu yêu la đồng bào dân tộc thiểu số, chưa quan tâm đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên thường sinh nhiều con, dẫn đến kinh tế rất khó khăn. Nhiều gia đình không cho con đến trường để phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy hoặc đi làm thuê…; đến mùa thu hoạch thì các em hầu như là lao động chính trong gia đình.
Bên cạnh đó, giao thông đi lại ở địa phương miền núi rất khó khăn, địa hình hiểm trở; quảng đường từ nhà đến trường khá xa, phương tiện đi lại rất hạn chế, đa số các em đều đi bộ nên thường nản chí không muốn đến trường.
Mặt khác, phụ huynh học sinh cũng lơ là trong việc nhắc nhở, động viên các em đến lớp, không ít gia đình bắt các em phải nghỉ học ở nhà để bắt chồng, bắt vợ theo hủ tục của địa phương. Khi giáo viên phát hiện các em bỏ học thì phải vào tận nhà để vận động nhưng nhiều trường hợp các em lại chạy trốn, né tránh, còn phụ huynh thì không chịu hợp tác với giáo viên để thuyết phục các em đến lớp.
Ngoài ra, nhà trường chưa thường xuyên phân loại học lực của các em trong cùng một lớp, chưa bố trí giờ học riêng dành cho học sinh yếu nên học sinh nào học lực kém thì thường giậm chân tại chỗ dẫn đến các em tự ti, xấu hổ với bạn bè nên nghỉ học.
Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học sau Tết cần phải tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, không chỉ động viên các em đến lớp mà phải xem xét đến từng điều kiện, hoàn cảnh của các em để có biện pháp hỗ trợ cụ thể về vật chất cũng như tinh thần để động viên các em đến lớp.
Không để bất cứ học sinh nào phải bỏ học sau Tết là nhiệm vụ rất nặng nề, trong đó, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc vận động học sinh đến lớp; chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân; hỗ trợ, tạo điều kiện để các em đến trường, qua đó xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, góp phần nâng cao dân trí và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương miền núi hiện nay.
Đô Văn Nhân
Theo giaoducthoidai
Video đang HOT
Đắk Nông: "Sống lại" phong trào Bình dân học vụ giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Chưa bao giờ, tinh thần học tập của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Đắk Nông lại lên cao đến thế. Từng người, từng nhà rủ nhau đi học tại các lớp xóa mù chữ, với ước mong con chữ sẽ giúp họ xóa được đói, giảm được nghèo, những đứa trẻ trong buôn, trong làng có thêm động lực đến trường mỗi ngày.
Những lớp học giữa rừng
Mùa này, ở xã biên giới Quảng Trực (huyện Tuy Đức, Đắk Nông), bà con đang tất bật với việc tưới cà phê, thu hoạch hồ tiêu. Nhưng tối đến, hàng chục học viên người M'Nông vẫn có mặt đông đủ tại điểm trường Tiểu học Ama Trang Lơng để tham gia lớp xóa mù chữ mới khai giảng.
Vợ chưa biết chữ, anh Y Nhót cầm tay hướng dẫn vợ viết từng nét khi cùng nhau đi học lớp xóa mù chữ
Đôi tay chai sần, nắn nót từng nét chữ, rồi xòe ra đếm từng con số, anh Điểu Quang (bon Pu Prăng 1) kể, hồi nhỏ có đến trường, nhưng bỏ dở chừng, nay phải học lại. Cả hai vợ chồng mù chữ, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như nuôi dạy con, nên quyết tâm đi học.
"Mình không biết chữ là không biết thuốc men, phòng trừ sâu bệnh cà phê, hồ tiêu. Học hành thì để biết tính toán cộng-trừ-nhân-chia để đôi lúc mình bán số lượng này nọ. Nuôi con cái thì biết dạy dỗ học hành. Mình học được một tuần rồi, đã biết số, chữ cái và biết cộng-trừ-nhân-chia", anh Quang nói.
Những người dân tuổi đời 40-50 vẫn miệt mài đến lớp xóa mù chữ hàng đêm
Mặt trời vừa khuất núi, vợ chồng ông Triệu Thanh Đức (SN 1965) và bà Lý Mùi Chấy (SN 1969) tạm gác công việc nương rẫy, nhanh chân trở về nhà để chuẩn bị bữa tối. Từ đầu tháng 12/2018, đôi vợ chồng người Dao trú thôn Thái Học (xã Đắk Wil, huyện Cư Jút) này dành 2 tiếng đồng hồ mỗi tối để tham gia lớp học xóa mù chữ. Hôm nào cũng vậy, cơm nước xong xuôi, cả hai vợ chồng cùng nhau cắp sách đi học.
Lớp học được mở ngay tại phân hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Du, giáo viên đứng lớp là những thầy cô của trường này và THCS Cao Bá Quát. Lớp học diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, bắt đầu từ 19h đến 21h, học viên là người đồng bào dân tộc Dao, Tày, Thái.. người già nhất năm nay gần 55 tuổi, người trẻ nhất thì cũng hơn 30 tuổi.
Khoảng 19h hàng ngày, khi lớp học đã sáng trưng đèn cũng là lúc các giáo viên bắt đầu giảng bài, tiếng học viên tập đánh vần vang lên xóa tan không khí vắng lạnh, tĩnh mịch của vùng rừng núi hoang vu. Hầu hết học viên chưa biết đọc biết viết nên tiếng đọc còn lơ lớ, chưa tròn vành rõ chữ nhưng ai cũng vui vẻ, háo hức.
Giáo viên đứng lớp là thầy cô giáo hoặc những cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số ngay tại địa phương
Thầy Đinh Ngọc Đông, Hiệu trưởng trường THCS Cao Bá Quát tâm sự: "Trong lớp, có một số chị em có con nhỏ, mỗi lần đi học đều bồng con theo, đứa con trai đang học tiểu học của chị nhiều hôm cũng đi theo mẹ đến lớp học đánh vần. Bà con ai cũng phấn khởi đi học, có gia đình cả ba thế hệ cùng đến trường, ban ngày thì con cháu đi học, ban đêm thì đến lượt bố mẹ, ông bà".
Tính đến tháng 12/2018, toàn tỉnh Đắk Nông hơn 20 khóa học xóa mù chữ, mỗi khóa duy trì sĩ số từ 35-50 học viên, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cá biệt có những khóa có hơn 110 học viên theo học như tại Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (xã Tân Thành, huyện Krông Nô), khiến trường này phải "xin" tách thành 2 lớp.
Thầy Nguyễn Văn Chung, hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Gia Tự phấn khởi chia sẻ: "Lần đầu tiên xã tổ chức lớp xóa mù chữ cho bà con nhân dân, buổi đầu chỉ có một vài người đăng ký theo học, nhưng càng học bà con càng thích thú, rồi người này rủ người kia đi học. Chỉ một tuần sau, số lượng học viên đăng ký đã vượt 110 người, nên trường phân thành hai lớp, một lớp học tại điểm trường chính, một lớp học ở điểm phụ, tạo thuận lợi cho bà con nhân dân đi học mỗi buổi tối".
Chính thầy Chung cũng thừa nhận rằng, chưa bao giờ, tinh thần học tập, "khát khao con chữ" của người dân hai thôn Đắk Na, Đắk Ri lại cao đến thế. Hàng đêm, chứng kiến từng đoàn người đến trường học chữ, những thầy cô giáo đứng lớp càng có động lực và quyết tâm hơn.
Nhân rộng mô hình Bình dân học vụ
Năm 2017, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông còn khoảng 18.000 người (từ 15-60 tuổi) chưa biết chữ. Phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, cuộc sống khó khăn, nơi bữa ăn vẫn còn chi phối giấc mơ học tập của họ.
Các lớp xóa mù chữ được đông đảo bà con nhân dân tham gia
Từ thực tế đó, tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) các huyện triển khai các lớp xóa mù chữ tại khu dân cư, nơi những người dân chưa biết chữ đang sinh sống. Từ hai lớp xóa mù chữ ban đầu tại huyện Krông Nô, đến nay tỉnh này đã mở được hàng chục lớp học, hoàn thành nhiệm vụ xóa mù chữ cho hàng ngàn học viên. Phong trào "Bình dân học vụ" được sống lại, các lớp xóa mù chữ liên tiếp được mở ra, bà con nhân dân nhiều địa phương phấn khởi đi học, nuôi ước mơ làm giàu từ con chữ.
Huyện Đắk Mil là địa phương đi đầu trong phong trào xóa mù chữ tại tỉnh Đắk Nông. Ngay từ năm 2014, khi mà UBND tỉnh này mới ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án xóa mù chữ và Đề án xây dựng xã hội học tập ở tỉnh Đắk Nông, huyện Đắk Mil đã mở những lớp xóa mù chữ, dạy chữ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện đến trường trước đó.
Hai lớp đầu tiên được mở ra tại xã Long Sơn (huyện Đắk Mil). Sau 4 năm liên tiếp triển khai thực hiện, đã có hàng trăm học viên được xóa mù chữ. Phong trào lan tỏa mạnh mẽ sang các xã xung quanh như Nam Xuân (huyện Krông Nô); Đắk Sắk (huyện Đắk Mil)... thu hút đông đảo bà con đồng bào đến lớp vào những buổi tối trong tuần, tạo ra không khí thi đua học tập giữa các địa phương và từng thành viên trong lớp học.
Những đứa trẻ đưa bố mẹ đi học mỗi đêm là hình ảnh không thể thiếu ở các lớp xóa mù chữ
Chia sẻ về lớp học xóa mù chữ này, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đắk Mil cho biết, ban đầu vận động bà con đi học cũng khó khăn.
"Họ có tâm lý e ngại, vì nhiều người cho rằng già rồi còn học hành gì nữa. Nhưng giáo viên rồi trưởng buôn thay nhau vận động, khuyên nhủ lên dần dần bà con rủ nhau đến lớp ngày một đông hơn. Giờ thì đã qua 4 lần khai giảng, hàng chục học viên đã "tốt nghiệp", ai cũng tự tin vì đã biết chữ. Cơn những học viên đang học, ai cũng chăm chỉ, hăng hái dù có hôm trời mưa họ vẫn đội áo mưa đến lớp", bà Thủy cho hay.
Trong năm 2018, huyện Krông Nô cũng tiếp tục mở 6 lớp xóa mù tại 3 địa phương, đây là năm thứ 2 ngành giáo dục huyện này triển khai các lớp xóa mù chữ.
Ông Bùi Văn Út, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Krông Nô chia sẻ: "Mục tiêu của địa phương là giúp càng nhiều người biết chữ càng tốt. Nếu như năm đầu tiên chúng tôi triển khai còn nhiều bỡ ngỡ, số lượng học viên còn chưa cao, thì năm thứ hai, các lớp xóa mù chữ đã có những chuyển biến tích cực. Dù phải chạy đua với thời gian, hoàn thành trước mùa thu hoạch cà phê, nhưng các lớp học đều đảm bảo 100 % chất lượng đầu ra. Cuối tháng 11/2018, hai lớp xóa mù chữ của xã Nâm N'Đir bế giảng, hơn 100 học viên đã đọc thông, viết thạo và tính toán tốt".
100% học viên khi hoàn thành lớp xóa mù chữ đều đọc thông viết thạo, tính toán tốt
Theo Hội Khuyến học tỉnh Đắk Nông, những lớp học xóa mù chữ liên tiếp được khai giảng tại Đắk Nông cho thấy tinh thần và nhu cầu học tập của bà con nhân dân đang rất cao. Hầu hết người dân đã nhận thức hết tầm quan trọng và ý nghĩa việc học, tạo ra một phong trào học tập ngay trong gia đình và cộng đồng. Hội Khuyến học Đắk Nông hy vọng, trong những năm tiếp theo, các lớp xóa mù chữ tiếp tục được khai giảng, giúp bà con nhân dân có cơ hội được học chữ, nuôi khát vọng thoát nghèo.
Dương Phong
Theo Dân trí
ĐH Đại Nam trao bằng Dược sĩ đại học cho gần 200 học viên liên thông Sáng 26/1, Trường ĐH Đại Nam long trọng tổ chức Lễ trao bằng Dược sĩ đại học cho gần 200 học viên liên thông ngành Dược tại hội trường lớn Phú Lãm - Hà Đông - Hà Nội. Tham dự buổi lễ có TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT; Ban giám hiệu Nhà trường; lãnh đạo Trung tâm Đào tạo liên...