Không để giáo viên ‘tự bơi’ khi dạy học tích hợp

Theo dõi VGT trên

Các địa phương có nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn về đội ngũ dạy học môn KHTN, Lịch sử và Địa lý ở THCS, không để thầy cô phải ‘tự bơi’.

Không để giáo viên tự bơi khi dạy học tích hợp - Hình 1

Tiết học Khoa học tự nhiên tại Trường THCS Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang. Ảnh: INT

Lên lộ trình bồi dưỡng

Ông Võ Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai, cho biết: Cấp trung học, trình độ chuyên môn được đào tạo của giáo viên đa phần là đơn môn. Do vậy, khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6, trường học tại Đồng Nai phân công 2 giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lý, 3 giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên theo chuyên môn được đào tạo.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên được sắp xếp theo mạch nội dung của từng phân môn. Chẳng hạn lớp 6 chủ yếu là Vật lý, Sinh học; lớp 7 có cả 3 phân môn Vật lý, Sinh học, Hóa học, trong đó có một số nội dung liên môn. Tương tự, môn Lịch sử và Địa lý cũng có mạch nội dung từng phân môn, trong đó gồm nội dung cần tiếp cận liên môn… Do đó, các nhà trường bước đầu sắp xếp giáo viên dạy mạch nội dung thuộc chuyên môn mình; các nội dung yêu cầu liên môn thì trao đổi thảo luận kỹ càng để giao một giáo viên thực hiện.

Tại Bình Định, thông tin từ bà Lê Thị Điển, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT: Đến nay, sở đã phối hợp với Trường ĐH Quy Nhơn hoàn thành việc tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho 901 giáo viên môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), 512 giáo viên môn Lịch sử và Địa lý cấp THCS để đáp ứng việc giảng dạy tích hợp theo Chương trình GDPT 2018. Năm học 2022 – 2023, 100% cơ sở giáo dục áp dụng việc dạy liên môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý dành cho lớp 6, lớp 7.

Tuy nhiên, để thuận lợi hơn trong dạy học các môn học này, ông Võ Ngọc Thạch cho rằng, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy liên môn cũng cần thiết. Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT Đồng Nai đã xin ý kiến và được sự chấp thuận chủ trương của UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch 2768/KH-SGDĐT về tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy môn Tin học và Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, số lượng giáo viên cần bồi dưỡng là 3.043 người. Trong đó môn Tin học và Công nghệ: 792; Khoa học tự nhiên: 1.594; Lịch sử và Địa lý: 657. Năm 2022, mỗi trường học chọn 1/2 số lượng giáo viên theo đăng ký với sở GD&ĐT, ưu tiên giáo viên được phân công dạy lớp 3, 6, 7.

Năm 2023, mỗi trường học cử 1/2 số lượng giáo viên còn lại, ưu tiên bồi dưỡng cho giáo viên được phân công dạy lớp 4, 8. Năm 2024 bồi dưỡng cho tất cả các giáo viên còn lại. Như vậy, kể từ năm học 2025 – 2026, năm học mà các lớp đều học theo Chương trình GDPT 2018, giáo viên đều hoàn thành công tác bồi dưỡng.

Mỗi chuyên môn là tổ chức học tập

Video đang HOT

Trước khó khăn do phần lớn giáo viên hiện nay đều được đào tạo đơn môn, bà Lê Thị Điển nhấn mạnh, giải pháp cần tập trung thực hiện đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Từ đó thầy cô học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; với các chủ đề giao thoa, giáo viên cùng thảo luận, xây dựng nội dung bài giảng bảo đảm đáp ứng yêu cầu môn học.

Không để giáo viên tự bơi khi dạy học tích hợp - Hình 2

Ảnh minh họa/INT.

Thành lập tổ tư vấn chuyên môn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hướng dẫn trực tiếp cho các giáo viên dạy môn tích hợp. Chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường dự giờ để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm dạy các môn tích hợp… không để giáo viên “tự bơi” khi gặp phải khó khăn trong quá trình giảng dạy.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định cũng chỉ đạo các nhà trường thông qua sinh hoạt chuyên môn định kỳ (1 tháng 2 lần) báo cáo sơ kết tình hình thực hiện chuyên môn của tổ, trong đó có nội dung thực hiện chương trình dạy tích hợp. Trên cơ sở đó, các trường định hướng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của tổ chuyên môn, giáo viên; đồng thời kiến nghị với phòng/sở GD&ĐT để chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời.

“Cũng cần chú trọng lựa chọn, bồi dưỡng năng lực cho tổ trưởng chuyên môn. Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập. Phát triển các mối quan hệ theo chiều ngang để đảm bảo sự cộng tác, hợp tác giữa các giáo viên trong tổ và giữa tổ này với tổ khác trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục.

Đối với giáo viên được cấp chứng chỉ hoàn thành bồi dưỡng các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý nhưng vẫn quen giảng dạy bộ môn đã được đào tạo phải tự tìm hiểu thêm kiến thức cần thiết, tăng cường dự giờ đồng nghiệp, thực hành nhiều hơn thì phương pháp kỹ năng những môn “tay trái” mới được đảm bảo chất lượng trong quá trình giảng dạy thực tế trên lớp” – bà Lê Thị Điển cho hay.

Tại Hà Nam, trước tháng 8/2021, toàn ngành đã bảo đảm 100% cán bộ quản lý, GV cấp THCS được bồi dưỡng, tập huấn trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cơ bản để triển khai Chương trình GDPT mới. Cuối tháng 8/2021, sở chỉ đạo, giám sát các phòng GD&ĐT tổ chức hội thảo cấp huyện với nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.

Trong đó, tập trung thảo luận thống nhất phương hướng xây dựng kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Đồng thời, thảo luận phương án xếp thời khóa biểu, phân công chuyên môn cho GV giảng dạy các liên môn trong nhà trường. Cuối tháng 9, đầu tháng 10/2021, sau 1 tháng tổ chức dạy học Chương trình GDPT mới với lớp 6, sở GD&ĐT tổ chức hội thảo chuyên môn cấp tỉnh dành cho 100% GV giảng dạy các môn học lớp 6.

Cùng với đó, tổ chức hội thảo cho 100% cán bộ quản lý trường THCS rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường. Sang năm học 2022 – 2023, các trường THCS không còn vướng mắc, lúng túng khi tổ chức dạy học liên môn lớp 6, lớp 7. Hiện các trường đều thống nhất cao trong việc chủ động, linh hoạt xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục với các môn liên môn năm học 2022 – 2023, bảo đảm quy định chung của Bộ GD&ĐT, phù hợp với điều kiện đội ngũ thực tế nhà trường.

“Qua rà soát thực trạng GV năm học 2022 – 2023 và nhu cầu sử dụng GV dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý của các đơn vị, tỉnh Hà Nam có 1.072 thầy cô cần được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ dạy 2 môn này. Sở GD&ĐT đang tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch bồi dưỡng GV dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học, GV dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý cấp THCS. Dự kiến triển khai thực hiện vào năm 2023″ – bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học – Giáo dục Thường xuyên, Sở GD&ĐT Hà Nam cho hay.

“Thầy cô sẽ được bồi dưỡng kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Thời gian bồi dưỡng ưu tiên tổ chức trong hè hoặc thứ 7, Chủ nhật” – ông Võ Ngọc Thạch thông tin.

Giáo viên thi đua sáng tạo dạy học Chương trình mới

Giờ học với những bài giảng sáng tạo theo Chương trình GDPT 2018 diễn ra sôi nổi ở Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang).

Giáo viên thi đua sáng tạo dạy học Chương trình mới - Hình 1

Học sinh thuyết trình trong giờ Giáo dục địa phương môn Lịch sử.

Giúp học sinh làm chủ kiến thức

Vào những ngày này, ngành GD&ĐT cả nước ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022). Trong không khí thi đua sôi nổi ấy, thầy và trò trường THPT Ngô Sĩ Liên nói chung và các cô giáo Tổ Xã hội nói riêng vẫn đang miệt mài bên những trang giáo án, tiếp tục trau dồi, bồi dưỡng kiến thức, phát huy năng lực. Đặc biệt là thi đua dạy học một cách sáng tạo chương trình, SGK mới để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Đổi mới giáo dục với mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời. Chương trình GDPT 2018 giúp học sinh có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn đẹp, sống ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Bởi vậy, ngay từ khi chuẩn bị vào năm học, thực hiện kế hoạch và sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Bắc Giang, Trường THPT Ngô Sĩ Liên đã lập danh sách đội ngũ giáo viên tham gia các lớp tập huấn SGK mới. Hầu hết các cô giáo của Tổ xã hội đều tham gia đầy đủ các buổi tập huấn nhằm tiếp cận chủ trương, kế hoạch và nội dung sách giáo khoa mới một cách kịp thời và chủ động. Các thầy cô đã tích cực tìm hiểu kĩ về mục tiêu của chương trình mới, lựa chọn bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Giáo dục; bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện cụ thể phân phối chương trình để bắt kịp chương trình đổi mới.

Trong mỗi bài giảng của mình, các cô giáo Tổ xã hội đều tập trung vào việc hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo) cùng những năng lực đặc thù khác của bộ môn.

Giáo viên thi đua sáng tạo dạy học Chương trình mới - Hình 2

Học sinh thảo luận, trao đổi trong giờ học Địa lý.

Tổ Xã hội đã bố trí các tiết dự giờ, thanh tra để giúp giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Qua đó, giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản. Với Tổ xã hội, giáo viên tập trung vào các giờ Địa lý, Giáo dục địa phương, Lịch sử, Kinh tế và pháp luật theo chương trình, SGK mới ở lớp 10. Dù không tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ và lo lắng, song với tinh thần chủ động, sáng tạo nên các giờ dạy học đã diễn ra rất sôi nổi.

Sáng tạo trong bài giảng

Điển hình như trong giờ dạy Địa lý lớp 10A11 (Trường THPT Ngô Sĩ Liên), với bài học "Ngoại lực", cô giáo Chu Thị Phương Lan đã giao nhiệm vụ cho các em học sinh chuẩn bị bài theo nhóm. Còn học sinh tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và lên báo cáo thuyết trình. Với bài học này, giáo viên đóng vai trò là người định hướng, chỉ dẫn và chốt kiến thức; dạy học tích hợp và thông qua hoạt động tích cực của người học.

Giáo viên thi đua sáng tạo dạy học Chương trình mới - Hình 3

Học sinh lớp 10A11 trong giờ Địa lý của cô giáo Chu Thị Phương Lan.

Giờ học diễn ra trong sự hào hứng, vui tươi và hấp dẫn từ phía giáo viên giảng dạy, giáo viên dự giờ và học sinh. Qua đó, giúp các em phát triển các phẩm chất, năng lực đặc thù như năng lực công nghệ, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo..., biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và các kỹ năng nền tảng.

Còn tại lớp 10A8, những giờ Giáo dục địa phương, Lịch sử luôn là những tiết học được mong đợi của các em học sinh. Cô Ngô Thị Mai Chi - giáo viên Lịch sử (Trường THPT Ngô Sĩ Liên) đã giao nhiệm vụ cho các nhóm theo nội dung chuẩn bị như: báo cáo sản phẩm những di sản tiêu biểu của Bắc Giang như Đền Ngọc Lâm (TP Bắc Giang), Đền Hả ( Lục Ngạn), khu di tích chiến thắng Xương Giang (TP Bắc Giang), khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế, Chùa Vĩnh Nghiêm...

Nhận nhiệm vụ, mỗi nhóm học sinh đều tích cực chủ động chuẩn bị nội dung thuyết trình theo cấu trúc bài trên các phần mềm như PowerPoint, Canva... và dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt, nhiều nhóm còn lên tận thực địa để quay, ghi hình và tìm tư liệu phục vụ cho giờ học. Mỗi tiết học, học sinh được trình bày, thảo luận và phản biện. Qua đó giúp học sinh nắm chắc kiến thức và am hiểu về những di sản của địa phương. Cùng với đó, củng cố lòng tự hào và tình yêu quê hương cùng ý thức giữ gìn di sản của học sinh.

Phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" vẫn đang diễn ra sôi nổi trong từng giờ học, bài học dưới mái trường THPT Ngô Sĩ Liên. Đặc biệt trong tháng 11, với các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, các thầy cô và học sinh vẫn đang hăng say trong mọi giờ dạy với hy vọng và quyết tâm thực hiện chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả cao nhất.

Trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Lịch sử và phần Giáo dục địa phương, cô Ngô Thị Mai Chi và đồng nghiệp luôn chủ động tiếp cận các phương pháp và kĩ năng dạy học mới như dạy học phân hóa, dạy học tích hợp và dạy học thông qua hoạt động tích cực của người học.

Đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các em học sinh về các tư liệu học tập, thuyết trình báo cáo sản phẩm, dự giờ học hỏi đồng nghiệp. Giáo viên quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022-2023, nối tiếp những trang vàng truyền thống của trường THPT Ngô Sĩ Liên.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bóVũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm gắn bó
21:07:57 10/01/2025
Loạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở CaliforniaLoạt sao Hollywood sụp đổ khi biệt thự bị thiêu rụi trong biển lửa ở California
22:05:18 10/01/2025
Sao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụiSao Hollywood nghẹn ngào khi vợ sắp sinh mà nhà bị cháy rụi
22:30:51 10/01/2025
9X Việt được chàng trai Đan Mạch rủ về nhà sống sau 3 tuần quen qua app hẹn hò, cái kết bất ngờ9X Việt được chàng trai Đan Mạch rủ về nhà sống sau 3 tuần quen qua app hẹn hò, cái kết bất ngờ
20:45:48 10/01/2025
Khán giả ở Mỹ đi xem Mỹ Tâm chật kín thang máy, một nữ nghệ sĩ choáng vángKhán giả ở Mỹ đi xem Mỹ Tâm chật kín thang máy, một nữ nghệ sĩ choáng váng
19:36:42 10/01/2025
Quyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹpQuyền Linh ngỡ ngàng khi người đàn ông U.60 từ chối bà chủ salon xinh đẹp
22:07:46 10/01/2025
Tiết lộ gây choáng về tình hình của tài tử Squid Game sau vụ đăng ảnh xúc phạm phụ nữ!Tiết lộ gây choáng về tình hình của tài tử Squid Game sau vụ đăng ảnh xúc phạm phụ nữ!
19:43:07 10/01/2025
Sao Hàn 10/1: Song Hye Kyo 'úp mở' chuyện tình cảm với tài tử 'Trái tim mùa thu'Sao Hàn 10/1: Song Hye Kyo 'úp mở' chuyện tình cảm với tài tử 'Trái tim mùa thu'
20:50:38 10/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang

Ngoại hình "không góc chết" của bạn trai Hoa hậu Hương Giang

Sao việt

23:48:46 10/01/2025
Bạn trai của Hoa hậu Hương Giang là Nguyễn Phú Cường, gây ấn tượng với ngoại hình điển trai, phong thái cuốn hút, vẻ nam tính và thân hình săn chắc.
"Kiều nữ" Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết

"Kiều nữ" Hàn Quốc quyết kiện sau khi bị dọa giết

Sao châu á

23:24:46 10/01/2025
Nữ diễn viên Hàn Quốc Bae Seul-ki và chồng là YouTuber Shim Lee-seob có hành động pháp lý mạnh mẽ sau khi nhận được những lời đe dọa.
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ

Siêu phẩm ngôn tình chiếu 200 lần vẫn top 1 rating, nam chính là tổng tài bá đạo 20 năm không có đối thủ

Phim châu á

23:20:08 10/01/2025
Hoàng Tử Ếch cũng được coi là siêu phẩm xuất sắc nhất của thể loại tình yêu cổ tích giữa nàng Lọ Lem và hoàng tử.
Tại sao sự nghiệp điện ảnh của Song Joong Ki gặp khó khăn?

Tại sao sự nghiệp điện ảnh của Song Joong Ki gặp khó khăn?

Hậu trường phim

22:48:57 10/01/2025
Sau Ro Gi Wan, đến lượt phim mới Bogotá: The Last Chance của Song Joong Ki thất bại tại phòng vé, khiến nam diễn viên kéo dài chuỗi thất bại của mình.
'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

'Khai rạp' đầu năm Ất Tỵ với 'Đèn âm hồn': Bộ phim tâm linh đậm chất văn hóa dân gian

Phim việt

22:40:28 10/01/2025
Phim điện ảnh Đèn âm hồn với những hình ảnh ma mị, kỳ bí đan xen với yếu tố văn hóa dân gian độc đáo chắc hẳn sẽ là lựa chọn thú vị để các khán giả yêu thích dòng phim tâm linh khai rạp đầu năm.
Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Jungkook: BTS sẽ đoàn tụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

22:25:47 10/01/2025
Năm 2025 là năm vô cùng đặc biệt với BTS và những người hâm mộ khi đánh dấu sự trở lại của đầy đủ 7 thành viên sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Dương Edward bắt tay Nguyễn Minh Cường ra mắt EP Song Song

Nhạc việt

22:22:59 10/01/2025
Dương Edward (phải) và nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cho biết, các ca khúc trong Song song sẽ lần lượt được ra mắt trong thời gian sắp tới
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nghi ngộ độc rượu ngâm lá cây

Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nghi ngộ độc rượu ngâm lá cây

Tin nổi bật

22:17:12 10/01/2025
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đã nhận được báo cáo nhanh của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh về vụ nghi ngờ ngộ độc do sử dụng rượu ngâm với cây lạ lấy trong rừng.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn đậu bắp thường xuyên?

Sức khỏe

22:15:09 10/01/2025
Nhờ chứa canxi, vitamin K và axit folic nên đậu bắp sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ở các khớp xương từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng mất xương hoặc loãng xương nghiêm trọng.
Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình

Bức ảnh chụp màn hình trị giá 2,7 tỷ đồng khiến hàng ngàn người giật mình

Netizen

22:05:34 10/01/2025
Nhìn bức ảnh này, có người nể, có người lại bảo chẳng ham . 2,7 tỷ đồng - Nếu đây là số dư sổ tiết kiệm, hẳn mọi người đều sẽ phấn khởi ra mặt; nhưng nếu đây là dư nợ, câu chuyện chắc chắn sẽ rất khác.
Tử vi tuổi Tý năm 2025: Bắt đầu thời kỳ vàng son, sự nghiệp nở hoa

Tử vi tuổi Tý năm 2025: Bắt đầu thời kỳ vàng son, sự nghiệp nở hoa

Trắc nghiệm

21:59:49 10/01/2025
2025 hứa hẹn là một năm đầy khởi sắc và may mắn đối với người tuổi Tý. Theo tử vi 12 con giáp năm 2025, tuổi Tý không chỉ có sự nghiệp thành công rực