Không để công dân “nhờn luật”
Chúng ta phải ngay lập tức xác định rõ đâu là cái cần nhắc nhở, cần trang bị và nâng cao đối với công dân nói chung và đâu là cái cần áp dụng nghiêm luật lệ, chấn chỉnh cứng rắn.
Không nên nghĩ rằng, giáo dục luật pháp chỉ là công việc phổ biến, tuyên truyền về pháp luật mà chính việc thực thi pháp luật đúng đắn, nghiêm minh, từ xử lý hành chính, dân sự, kinh tế cho đến hình sự…
Một học sinh tiểu học cũng đã biết ra đường phải đi lề bên phải; thấy đèn đỏ ở ngã tư phải dừng xe và rằng đi vệ sinh cũng phải đúng nơi quy định. Và dù một người ít học, thậm chí mù chữ, nhưng tâm trí bình thường cũng không bao giờ làm những việc như “cưỡng hôn, sàm sỡ trong thang máy chung cư Golden Paml” hay việc “tự sướng trên xe buýt” và mới đây nhất, camera trong thang máy tại chung cư Gelexia Riverside, số 885 Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) ghi được hình ảnh một phụ nữ dùng mũ bảo hiểm che camera an ninh để người phụ nữ còn lại đi tiểu bậy ra sàn thang máy đang là những chuyện khó tin, nhưng có thật.
Không hiếm gặp những trường hợp hút thuốc lá ở nơi có biển cấm hút thuốc; vứt rác nơi có biển cấm vứt rác rồi vẽ bậy, quảng cáo lung tung ở khắp mọi nơi và tệ hơn là đái bậy cả ở nơi có biển “cấm đái bậy”… Lý giải những thói xấu đó, nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở, giáo dục. Thật sự có phải là do dân trí thấp hay không khi mà vừa qua xuất hiện hàng loạt hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng lên tới mức đáng báo động như vậy?
Nền tảng văn hóa đạo đức phải được rèn dạy từ nhỏ. Trong ảnh: Các học sinh ở một trường tiểu học đang thực hành môn Giáo dục công dân.
Trước những hành vi thiếu văn hóa đang ngày một lan rộng, dư luận xã hội vô cùng bức xúc, nhưng các cơ quan chức năng lại tỏ ra lúng túng vì không có đủ chế tài để xử lý.
Với hành vi cưỡng hôn trong thang máy cũng như hành vi biến thái trên xe buýt cũng chỉ xử phạt được ở mức 200 nghìn đồng. Việc tè bậy trong thang máy, chủ căn hộ có hai vị khách kia bị Ban quản lý tòa nhà xử phạt 2 triệu đồng đang gây tranh cãi vì phạt như vậy không đúng đối tượng.
Các mức xử phạt như vậy chỉ nhằm mục đích nhắc nhở, giáo dục, không đủ tính răn đe đã khiến dư luận bức xúc và gây ấm ức đối với người bị hại.
Khách quan mà nói thì hành vi vi phạm tuy chưa phải là nghiêm trọng, nhưng đã gây ảnh hưởng xấu cho người khác, cho xã hội. Nếu hiểu dân trí là trình độ nhận thức về hành vi, cách ứng xử đối với người chung quanh, rộng ra là xã hội của người bình thường thì những vi phạm phép tắc sơ đẳng đó hoàn toàn không do trình độ dân trí thấp. Vậy, nguyên nhân sâu xa nào khiến những người có hiểu biết nhất định, thậm chí có trình độ văn hóa cao, lại hành động như vậy? Câu trả lời là chúng ta xử lý không nghiêm, tính răn đe của pháp luật đã quá yếu ớt, nên người vi phạm “nhờn” luật.
Video đang HOT
Cần quan niệm đúng hơn, đầy đủ hơn về dân trí, bởi ngay cả ở các nước phát triển như Mỹ, Đức và gần chúng ta hơn là Trung Quốc, Singapore, Malaysia… vẫn có người dân vi phạm về việc vứt rác, khạc nhổ không đúng nơi quy định, hút thuốc lá nơi công cộng, trốn vé xe buýt… nhưng họ có chế tài xử lý rất nặng đối với các hành vi này. Bình thường, những người có hành vi vi phạm trật tự và mỹ quan nơi công cộng sẽ bị phạt tiền, nếu tái diễn sẽ phải đi đi lao động công ích và đăng tải việc đó trên báo chí.
Ví dụ: Ở Mỹ, việc tè bậy hoặc phóng uế nơi công cộng bị phạt 1.000 USD hoặc có thể phải ở tù đến 6 tháng. Ở Đức, trốn vé tàu điện ngầm mà bị phát hiện sẽ bị phạt 60 euro. Còn Singapore phạt 300 đôla Singapore (khoảng 5 triệu đồng) tội xả rác. Trung Quốc phạt 200 nhân dân tệ (khoảng 700 nghìn đồng tiền Việt) người hút thuốc lá ở nơi công cộng… Còn ở Việt Nam cũng có những quy định xử phạt “sang đường không đúng nơi quy định”, “treo, dán quảng cáo trên trụ điện, cây xanh”, “hút thuốc lá nơi công cộng” và xử phạt cả hành vi tiểu tiện không đúng nơi quy định. Rất nhiều ý kiến cho đây là những quy định không hiệu quả và thực tế thì dường như chẳng phạt được ai.
Chỉ điểm qua một vài vụ việc mới xảy ra, một lần nữa, dư luận lại báo động về tình trạng “xuống cấp” văn hóa trong xã hội hiện nay. Phải chăng, trong nhiều thứ mà ta gọi là giáo dục đạo đức, giáo dục tri thức trong nhà trường; ở gia đình và xã hội lâu nay còn thiếu hoặc là xem nhẹ nội dung giáo dục con người biết cách ứng xử có văn hóa, biết kiềm chế, tôn trọng và thân thiện với người khác, kể cả thân thiện với môi trường thiên nhiên quanh ta.
Chúng ta phải ngay lập tức xác định rõ đâu là cái cần nhắc nhở, cần trang bị và nâng cao đối với công dân nói chung và đâu là cái cần áp dụng nghiêm luật lệ, chấn chỉnh cứng rắn. Không nên nghĩ rằng, giáo dục luật pháp chỉ là công việc phổ biến, tuyên truyền về pháp luật mà chính việc thực thi pháp luật đúng đắn, nghiêm minh, từ xử lý hành chính, dân sự, kinh tế cho đến hình sự. Đây là cách giáo dục tốt nhất, hiệu quả nhất. Không lý do gì cứ đi “nhắc nhở, giáo dục” những người biết sai mà vẫn cứ làm.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật ngày càng trở nên cấp thiết. Điều này vừa phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của nhân dân, đó là được sống trong môi trường xã hội lành mạnh, an toàn và ổn định.
Cù Tất Dũng
Theo CAND
Kết thúc thi THPT quốc gia: Thí sinh nhận định đề thi khoa học xã hội rất 'nhân đạo'
Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2019, thí sinh với tâm trạng thoải mái khi cho rằng cả 3 môn trong bài thi khoa học xã hội diễn ra hôm qua đều khá dễ dàng.
Các thí sinh vui vẻ sau 3 ngày thi THPT quốc gia với đề thi nhẹ nhàng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Không đánh đố hay làm khó TS
Giống như các môn của 2 ngày thi trước, cả 3 môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân đều được các thí sinh (TS) nhận xét là dễ hơn năm 2018, bám sát lớp 12.
Theo đánh giá của các học sinh (HS) tham gia thi tại hội đồng thi Trường THPT Thanh Đa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đề thi ở mức độ trung bình, HS có thể dễ dàng đạt được điểm trung bình dù không phải chuyên ban C.
Môn địa lý đưa bài tập nhiều trong Atlat địa lý, phân tích các vùng kinh tế, biểu đồ... nên dù chưa học bài kỹ nhưng có tài liệu tham khảo, HS vẫn dễ dàng làm được bài. Giáo dục công dân cho nhiều kiến thức cơ bản, lý thuyết về luật đơn giản, kết hợp với kinh nghiệm thực tế đời sống vận dụng vào, không đánh đố hay làm khó TS. Trong 3 môn thi, chỉ riêng môn lịch sử hơi khó, đề bài yêu cầu nhiều về phần ý nghĩa lịch sử của những cuộc cách mạng, đòi hỏi HS phải học kỹ cũng như hiểu rõ vấn đề mới làm được.
Đỗ Lê Anh Thư, HS Trường THPT Gia Định (TP.HCM), cho biết: "Đề địa lý rất "nhân đạo", cho trong Atlat nhiều nên các bạn dù không làm bài tập cũng làm được. Giáo dục công dân thì đưa ra nhiều câu liên quan đến đời sống nên mọi người có thể lấy từ thực tiễn vào bài thi".
Hoàng My, HS Trường THPT chuyên Năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định (Q.8, TP.HCM), cho biết: "Các câu hỏi đa phần bám sát kiến thức lớp 12 nên dễ dàng hơn cho các HS. Môn địa lý và giáo dục công dân không khó để trên 5 điểm. Môn lịch sử với đặc điểm phải ghi nhớ nhiều mốc thời gian hơn. Tuy nhiên cả 3 môn đều dễ hơn năm 2018".
Nhiều HS cho biết cả 3 môn không có câu nào quá thách đố, đề này sẽ giúp các TS gỡ điểm nhiều.
Đề dễ cả với học sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp
Theo thạc sĩ Phạm Trọng Toàn Thịnh, giáo viên môn lịch sử Trường THPT Phan Đăng Lưu (TP.HCM), đề thi lịch sử năm nay so với năm trước thì không khó hơn. Tuy nhiên, có thể một số câu TS sẽ hơi bối rối vì cách sử dụng từ ngữ trong đề thi. Ví dụ, thay vì nêu "những tác động" thì đề lại dùng cách diễn đạt khác là "chỉ kết quả đấu tranh quân sự và chính trị" của các cuộc kháng chiến...
Tuy nhiên, theo thạc sĩ Thịnh, TS đa số sẽ đạt từ 6 - 7 điểm bài thi này vì chỉ cần bám vào sách giáo khoa là làm được, chủ yếu kiến thức nằm trong chương trình lớp 12.
Với đề thi môn địa lý, thạc sĩ Nguyễn Đình Tình, giảng viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận các câu hỏi chủ yếu lớp 12 nhưng dàn trải khắp các chương trình học, đòi hỏi HS phải học và nắm bao quát vấn đề.
"Nói chung đề tương đối dễ, khá dễ ngay cả với TS chỉ thi để xét tốt nghiệp. Đề có khoảng 10 câu cuối dùng để phân loại HS nhưng mức độ phân hóa không đáng kể", thạc sĩ Tình nhấn mạnh.
Ý KIẾN Tăng cường nhiều câu hỏi mang tính thực tế
Cấu trúc đề thi giáo dục công dân bám sát đề minh họa. Mức độ phân hóa rõ rệt. Tăng cường đưa các vấn đề thực tiễn vào giải quyết các tình huống, do đó đề mang tính vận dụng rất cao. HS làm bài đạt được từ 8 - 9 điểm.
Giáo viên VÕ THỊ HẬU (Trường THPT Marie Curie, TP.HCM)
Phổ điểm môn địa từ 6 - 7,5
Cấu trúc đề thi bám sát với đề thi minh họa của Bộ. Nội dung kiến thức gắn liền với giáo khoa và có phần liên hệ thực tế. Những câu hỏi phần kỹ năng HS có thể dễ dàng khai thác trong Atlat địa lý. Đề thi có sự phân hóa HS, nhất là ở những câu hỏi phần vùng kinh tế, phải nắm chắc nội dung kiến thức và khả năng tư duy tốt mới có thể hoàn thành nội dung này. So với đề thi năm 2018, đề năm nay không khó hơn, tuy nhiên HS phải hiểu rõ về từ ngữ được sử dụng trong đáp án. Phổ điểm phổ biến với đề này 6 - 7,5.
Giáo viên HUỲNH TẤN TÀI (Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM)
Có sự phân hóa cao ở đề môn sử
Đề có sự phân hóa cao. Kiến thức tập trung chủ yếu là lớp 12, bám sát với đề minh họa của Bộ. Khả năng HS đạt điểm trung bình, điểm 5 - 6 là phổ biến.
Giáo viên NGUYỄN HOÀNG LỆ HẰNG (Trường THPT Marie Curie, TP.HCM)
Theo Thanh niên
Giám sát chặt công tác chấm thi Hôm nay 28-6, các cụm thi sẽ tiến hành làm phách để tiến hành chấm thi. Trong đó, môn Ngữ văn chấm tự luận sẽ do các sở GD-ĐT chủ trì toàn bộ. Các bài thi trắc nghiệm gồm Ngoại ngữ, bài thi khoa học tự nhiên (Vật lý - Hóa học - Sinh học) và bài thi khoa học xã hội (Địa...